Là một kết nối quan trọng trên Con đường tơ lụa trong lịch sử, khu tự
trị của người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương ở biên giới Tây Bắc Trung Quốc
mang một số nét tương đồng về văn hóa nhất định với các vùng xung quanh
và đặc biệt giống vùng Trung và Tây Á có cùng nguồn gốc Hồi giáo. Hiện
nay, dựa trên sự phát triển kỹ thuật nhanh chóng của khu vực này, các
hoạt động văn hóa của người Duy Ngô Nhĩ đang mở rộng ảnh hưởng không chỉ
trong nước Trung Quốc, mà còn sang hướng Tây.
Một trong những ví dụ phổ biến nhất trên toàn cầu về văn hóa Ảrập là tập
hợp chuyện dân gian cổ từ các nước Ảrập được biết đến với tên
Ngàn lẻ một đêm.
Giờ di sản văn hóa có tinh biểu tượng này sẽ được sản xuất thành phim
hoạt hình, theo thông cáo báo chí từ Công ty Kỹ thuật Truyền thông
Qarluq ở Tân Cương tháng 12/2012.
Hình bìa hoạt hình Ngàn lẻ một đêm [Ảnh: Pahridin]
Trên truyền hình Iran“Có tổng cộng 104 tập chia làm bốn
phần. 26 tập đầu sẽ được chiếu ở cả Iran và Trung Quốc vào năm 2014,”
Pahridin Qarlug, chủ tịch công ty, nói. Anh cũng lưu ý rằng dự án này là
nỗ lực hợp tác giữa công ty anh và công ty Iran Alphabet Holdings, một
công ty đầu tư dẫn đầu ở nước này.
“Một công ty liên doanh sẽ
được thành lập ở Iran và chính thức bắt đầu hoạt động vào tháng 3/2013,
và công ty chúng tôi sẽ giữ 60% cổ phần,” Pahridin nói. “Công ty này sẽ
không chỉ chịu trách nhiệm sản xuất loạt phim hoạt hình
Ngàn lẻ một đêm, mà còn cả các sản phẩm mở rộng như phim và trò chơi điện tử liên quan,” anh nói với
Global Times.
Được
thành lập năm 2008, Qarluq Media là một công ty phát triển sản xuất
hoạt hình kỹ thuật số vầ phần mềm. Dù còn non trẻ với người thành lập là
Pahridin sinh vào thập niên 1980, công ty này đang vượt lên nhanh chóng
trên toàn Trung Quốc thông qua các sản phẩm của mình. Với một chi nhánh
ở Thượng Hải, công ty này mang đến các sản phẩm như phim chiếu trên màn
hình vòng cho bảo tàng và các hãng ở khu vực phía trong Trung Quốc.
Trong
lần hợp tác này với Iran, Qarluq Media sẽ chịu trách nhiệm chính về
công nghệ và sản xuất, và Alphabet Holdings của Iran sẽ lo phần phát
hành trong khu vực.
Pahridin Qarluq
“Trong lúc 26 tập đầu (mỗi tập 24 phút) đang chiếu ở Iran vào năm 2014,
khán giả Trung Quốc cũng sẽ có thể xem qua các trạm truyền hình, vài nơi
vẫn đang thương thảo,” Pahridin nói. Anh cũng nói thêm, với 78 tập còn
lại, mỗi tập sẽ được chiếu cùng lúc với tiến độ sản xuất.
Thuận lợiTheo
thỏa thuận của họ, 80 triệu tệ (12,85 triệu USD) sẽ được đầu tư vào
việc sản xuất loạt phim hoạt hình này và tổng cộng 360 triệu tệ (57,82
triệu USD) sẽ rót vào việc phát triển các sản phẩm liên quan và làm kỹ
thuật số.
Chi phí trung bình để làm một tập hoạt hình 24 phút ở Trung Quốc là khoảng 300.000 đến 400.000 tệ, nhưng với mỗi tập
Ngàn lẻ một đêm, con số ước tính là khoảng 600.000 đến 700.000 tệ.
Một góc chụp khu tự trị của người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương
“Điều này không chỉ khẳng định niềm tin của họ vào chúng tôi, mà còn
chứng minh cho sự cạnh tranh của các hãng hoạt hình ở Tân Cương,”
Pahridin nói.
Ngoài loạt hoạt hình này, liên doanh này ở Iran
cũng sẽ tham gia vào sự phát triển công nghệ cho hệ thống thông tin
thông minh, Internet và hạ tầng mạng xã hội, và phần mềm hoạt hình dùng
cho giáo dục.
“Là hậu huệ chính của nền văn minh Ba Tư, Iran có
ảnh hưởng văn hóa và nghệ thuật mạnh mẽ lên vùng Trung Đông và thậm chí
là ở khu vực Tây Trung Quốc,” Pahridin nói. “Có một số điểm tương đồng
về văn hóa giữa Tân Cương và một số nơi ở Iran.”
Văn hóa Tân
Cương chịu ảnh hưởng sâu sắc của văn hóa Ba Tư nhập vào. Hồi giáo, tôn
giáo mà phần lớn các nước Ảrập đi theo, được phổ cập ở Tân Cương khoảng
giữa năm 900 đến 1000. Và giờ người dân Duy Ngô Nhĩ, là dân tộc đông
nhất ở Tân Cương chiếm khoảng 46% tổng dân số, theo đạo Hồi.
Một người dân Duy Ngô Nhĩ
Bên cạnh việc cân nhắc nghệ thuật và văn hóa, chính trị cũng là một nhân
tố không thể thiếu trong việc hợp tác với Iran. “Nước chúng tôi đã có
mối quan hệ ổn định với Iran, nên sự hợp tác cũng được đảm bảo hơn,”
Pahridin nói.
Tây tiếnThăm dò thị trường nước ngoài lần đầu, Qarluq dự định dấn bước xa hơn vào các nước Trung và Tây Á.
“Tôi
tin rằng chúng tôi đã là một ví dụ tốt về việc xuất ngoại dịch vụ, với
tổng công ty tại Trung Quốc tập trung phát triển công nghệ còn các chi
nhánh ở các thị trường khác chịu trách nhiệm phát hành sản phẩm và các
kênh,” Pahridin nói.
Như Đại hội toàn quốc Đảng cộng sản Trung
Quốc lần thứ 18 tổ chức tại Bắc Kinh đầu tháng 12 đã nhấn mạnh, các công
ty văn hóa Trung Quốc được khuyến khích hướng ra bên ngoài và phát
triển khả năng cạnh tranh của họ.
Hình ảnh người thương buôn trên lưng lạc đà thường gắn với Con đường tơ lụa
Từ đó có câu hỏi “làm cách nào”. Nhiều cố gắng hướng ra ngoài đang ở
dạng giao lưu văn hóa, hoặc được nhà nước chống lưng và thiếu khả năng
dùng sức mạnh tiếp thị. Những ví dụ như Qarluq Media rõ ràng mang tính
tham khảo tốt.
“Yếu tố quan trọng nhất trong trường hợp này không
phải là ở đầu tư, mà là một cách có thể liên hệ để phát triển các hãng
hoạt hình ở Tân Cương,” Thăng Quân, phó phòng Điện ảnh của Cục Văn hóa
Khu vực Tự trị của người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương cho biết.
“Sự
tương đồng nhất định về văn hóa và nghệ thuật giữa Tân Cương và các vùng
ở Trung và Tây Á mang đến cho các hãng hoạt hình nơi này khả năng cạnh
tranh cao hơn do với các hãng ở Nhật và phương Tây, vì sản phẩm của
chúng tôi phù hợp với văn hóa khu vực hơn và dễ được chấp nhận hơn,”
Thăng Quân nói.
“Trong khi đó, so với các hãng hoạt hình ở các
nước Trung và Tây Á, các hãng của chúng tôi có lợi thế về công nghệ,
(nên) chúng tôi nên mở rộng ảnh hưởng ra ngoài,” Thăng Quân nói.
Tuy
nhiên, dù mang trong mình nhiều biểu tượng văn hóa và có nét tương đồng
với văn hóa Hồi giáo, ít công ty văn hóa ở Tân Cương trước đây từng thử
Tây tiến.
Với những điều kiện đã khác của Trung Quốc và tình
hình địa lý nhạy cảm ở khu vực mà các công ty Trung Quốc khác đã từng
nhận được bài học, việc ký hợp đồng chỉ là bước khởi đầu cho Qarluq.
Dịch: © Mai Khanh @Quaivatdienanh.com
Nguồn: Global Times
Hãy chia sẻ ý kiến của bạn về bài viết này trên
Facebook của chúng tôi