Ngành giải trí có câu châm ngôn "Không bao giờ làm việc với trẻ con hoặc động vật."
Quay phim với động vật đã là một việc khó đối với hầu hết các nhà làm
phim, nhưng chắc người ta sẽ nghĩ họ điên khi đạo diễn Jean-Jacques
Annaud và hai nhà sản xuất Vương Vi Dân và Xavier Castano quyết định sử
dụng chó sói thật trong phim
Tôtem Sói khi họ bắt đầu sản xuất bộ phim từ bảy năm trước, bởi những con vật hoang dã thực tế là không thể huấn luyện được.
Mỗi việc nuôi và huấn luyện bầy sói cũng mất bốn trong bảy năm làm phim.
“Không
ai ở Hollywood làm phim theo kiểu chúng tôi làm,” Andrew Simpson, người
huấn luyện sói, cho biết anh bắt đầu huấn luyện ba thế hệ đàn sói Mông
Cổ 20 con cho bộ phim từ năm 2010.
Sói là nhân vật chính trong tiểu thuyết bán tự truyện
Tôtem Sói
của nhà văn Trung Quốc Khương Nhung. Lấy bối cảnh Trung Quốc thập niên
60-70, một phần trong giai đoạn Cách mạng Văn hóa (1966-1976), cuốn tiểu
thuyết nói về hai sinh viên đến vùng Nội Mông và sinh sống với dân du
mục và cùng sinh tồn với những động vật hoang dã vùng thảo nguyên. Cuốn
tiểu thuyết được giới phê bình đánh giá cao nhờ lột tả được nền văn hóa
của người dân du mục Mông Cổ và những thảm họa sinh thái do con người
gây ra cho vùng thảo nguyên.
Tính đến tháng 4/2014, quyển sách đã được tái bản hơn 150 lần, phát hành
hơn 5 triệu bản. Sức ảnh hưởng của tiểu thuyết này vươn xa toàn cầu sau
khi được dịch sang 30 ngôn ngữ và xuất bản ở hơn 100 quốc gia.
Đương
nhiên một quyển tiểu thuyết có sức ảnh hưởng như thế sẽ được chuyển thể
thành phim, nhưng câu hỏi dấy lên là các nhà làm phim sẽ biến những
cảnh có bầy sói thành hiện thực như thế nào khi quay phim ở vùng Nội
Mông khắc nghiệt.
Vị đạo diễn phù hợp“Lúc bắt đầu
là cơn ác mộng đối với chúng tôi,” Vương Vi Dân miêu tả việc chọn những
con sói và kết thân với chúng khó khăn như thế nào. Annaud từ chối sử
dụng chó thay cho sói như nhiều phim khác thường làm, vì ông tin rằng,
“Chúng là những sinh vật rất khác biệt.” Theo ông, “Chó là động vật được
thuần hóa”, “thân thiện và vui vẻ,” trong khi “sói lại e dè và sống
theo bầy.”
Đạo diễn Jean-Jacques Annaud
Khát khao thể hiện bản năng tự nhiên của loài sói ở đạo diễn thậm chí đã
lan sang chúng. Sau khi Vương Vi Dân nhận thấy một số con sói ở trại
huấn luyện Bắc Kinh bắt đầu thân thiện với con người khi được cho ăn,
Annaud từ chối dùng chúng vì điều này không đúng với bản năng xã hội tự
nhiên của chúng mà Khương Nhung đã miêu tả rất chính xác trong tiểu
thuyết.
Là đạo diễn từng đoạt Giải thưởng Viên hàn lâm, Annaud đã có kinh nghiệm đối mặt với động vật khi từng quay phim với gấu trong
The Bear (1988) và hổ trong
Two Brothers (2004).
"Nếu
không nhờ Annaud, chúng tôi đã không thực hiện bộ phim thành công," Lạt
Bồi Khang, chủ tịch Tập đoàn Điện ảnh Trung Quốc, cho biết tại buổi
chiếu ra mắt bộ phim ở Bắc Kinh ngày 4/2 khi nhớ lại việc tìm kiếm đạo
diễn phù hợp khó như thế nào. Ông cũng đã liên hệ nhiều đạo diễn nước
ngoài nổi tiếng, nhưng sau khi đưa họ đến Nội Mông và nêu những khó khăn
sẽ gặp phải khi thực hiện bộ phim thì không ai muốn nhận việc cả.
Song, Annaud quyết định nhận chỉ đạo bộ phim chỉ sau khi đọc một phần ba
quyển sách. “Khi đọc tiểu thuyết, tôi thấy mình hoàn toàn gắn kết với
những cảm xúc tuyệt diệu, hùng tráng trong đó; thật hấp dẫn, thú vị và
xúc động làm sao,” Annaud nói trong cuộc họp báo.
Ba năm đợi chờNgay
khi bầy sói được chọn để huấn luyện, bước tiếp theo là chọn người phù
hợp để dạy chúng. Vương Vi Dân nhớ lại khi họ liên hệ với chuyên gia
huấn luyện động vật người Canada Andrew Simpson qua điện thoại, khác với
nhiều người sẽ bộc lộ sự hào hứng, Simpson đã im lặng và trầm ngâm bên
kia đầu dây trước khi cất lời, "Tôi đã đợi cuộc gọi này ba năm rồi.”
Vương
Vi Dân giải thích rằng Simpson đã đọc tiểu thuyết nhiều năm trước và tự
tin một ngày nào đó sẽ có người chuyển thể thành phim và mời anh làm
việc.
Nhà huấn luyện thú Andrew Simpson và con sói trên trường quay
Là người huấn luyện thú đầy kinh nghiệm, Simpson từng tham gia hơn 100 bộ phim lẫn chương trình truyền hình, trong đó có
Brave Heart,
I, Robot và
Eight Below.
"Annaud
là người duy nhất có khả năng chỉ đạo bộ phim, và Simpson là người duy
nhất huấn luyện được bầy sói đó," Vương Vi Dân nói.
Điều kiện thực tếAnnaud thừa nhận rằng bộ phim này khó thực hiện hơn bất kỳ phim có động vật nào ông từng làm.
"Chó
sói là loài khó huấn luyện nhất. Không những thế, tiểu thuyết còn có
những cảnh hành động hoành tráng và kinh điển khi loài sói săn nai Mông
Cổ và tấn công ngựa. Còn phức tạp hơn nhiều so với
The Bear và
Two Brothers," vị đạo diễn cho biết.
Đôi khi phải mất cả ngày chỉ để quay được một vẻ mặt hoặc hành động phù hợp của con sói.
Toàn
bộ cảnh quay kéo dài tám tháng, đủ bốn mùa để họ có thể phác họa những
điều kiện thực tế như tuyết rơi dày và loài sói sinh trưởng như thế nào.
"Vấn đề lớn nhất ở loài sói là chúng luôn dựa vào bản năng, và
không phải là loài dễ tin cậy, không thấu hiểu hay chấp nhận tình huống
mới. Bạn phải cho chúng thấy lòng tin, bắt chúng tin tưởng ta rằng ta có
thể bảo vệ chúng,” Simpson nói trong một đoạn phim ngắn giới thiệu bộ
phim.
Dịch: © Thái Hiền @Quaivatdienanh.com
Nguồn: Global Times