Trong một bài chuyên đề trên
New York Times Magazine năm 2006,
tác giả Peggy Orenstein giải thích rằng cô nghiến răng trèo trẹo mỗi khi
có ai gọi cô con gái ba tuổi của cô là “công chúa” hoặc khi nhân viên
hiệu thuốc chỗ cô ở mời cô một quả bong bóng màu hồng.
Cinderella trong hóa thân của Lily James bừng sáng mọi cảnh phim với nụ cười ấm áp và tinh thần lạc quan không ngừng
Cô than những điều tưởng chừng vô hại đó là sản phẩm của “cơn cuồng công
chúa và văn hóa cô nàng bé bỏng phát sinh xung quanh cơn cuồng đó.”
Là
một người mẹ quan niệm nam nữ bình đẳng, cô lo ngại cách ăn mặc như
Nàng tiên cá (Little Mermaid) ảnh hưởng đến con gái cô, và tự hỏi không
hiểu các bậc cha mẹ khác “có dễ dàng nhượng bộ các cậu con trai đòi chơi
đánh nhau đến mệt lử và súng AK-47 giả không.”
Nhưng may mắn là, với hàng triệu bé trai bé gái đi xem
Cinderella người
thật đóng của Disney, hãng phim này không đưa quá nhiều yếu tố đương
thời và văn hóa xã hội vào trong câu chuyện. Câu chuyện cổ tích kinh
điển này không nhằm phục vụ chương trình nghị sự chính trị hiện đại.
Thực
sự, bộ phim mới về câu chuyện xưa cũ này không chệch khỏi thông lệ của
anh em nhà Grimm: một nàng Cinderella bị áp bức, đẹp từ trong ra ngoài,
nhưng bị bà mẹ kế ác độc giam cầm, tìm được sự cứu rỗi trong lòng tốt và
cuối cùng được hoàng tử của đời nàng giải thoát.
Bà mẹ kế ác độc do Cate Blanchett đóng (giữa) và hai cô con gái
Sự tuân thủ truyền thống có lẽ không gây ngạc nhiên vì bộ phim được
Kenneth Branagh đạo diễn, nổi tiếng với hầu hết người Mỹ do các bản điện
ảnh của kịch Shakespeare và thường xuất hiện trong
Masterpiece Mysteries trên kênh PBS.
Và như hầu hết chuyện cổ tích kinh điển,
Cinderella của
Branagh đầy ắp bài học đạo đức. Cinderella (Lily James) lặp lại lời
cuối của mẹ ruột cô lúc lâm chung, “Hãy sống can đảm và tử tế,” ở mọi
cảnh phim. Nhưng bộ phim không tan tành dưới sức nặng của đạo lý. Phim
còn vui nhộn và cảm động, hào nhoáng đẹp dẽ về thị giác, với liều lượng
thần tiên khiêm tốn nhất.
Tạo hình CGI ấn tượng, không hề quá tay. Mà không có gì trong
Cinderella được làm quá tay cả — trong một câu chuyện thích hợp với đồ họa và những nhân vật hào nhoáng.
Ngay cả Helena Bonham Carter cũng kiềm chế trong vai bà tiên đỡ đầu, bí ẩn thay vì hài. Phim không chọc cười kiểu
Shrek,
mà cái hài hước của bà tiên đỡ đầu thông minh hơn và và tinh chất. Bà
cam đoan với Cinderella rằng đôi giày thủy tinh của cô “rất thoải mái”.
Helena Bonham Carter trong vai bà tiên đỡ đầu
Một cách đáng ngạc nhiên, phim
Cinderella mới này tách khỏi cơn lũ những phim công chúa như
Frozen và chuyển thể màn ảnh rộng
Into the Woods của Stephen Sondheim, trong đó phụ nữ tự cứu mình hơn là trông cậy vào một chàng hoàng tử đẹp trai.
Và những bậc cha mẹ như Peggy Orenstein sẽ thất vọng rằng đạo diễn Branagh và biên kịch của
Twilight Chris Weitz không làm nên một phim táo bạo hơn, một phim lật đổ nguyên mẫu anh hùng cứu mỹ nhân.
Nhưng có đôi chút thủ pháp bình đẳng nam nữ tinh tế, nếu có đôi khi hời hợt.
Cinderella không
phải là mỹ nhân gặp nạn — và không e lệ thẹn thùng. Mỗi khi bị mẹ kế và
hai em gái cùng cha khác mẹ áp bức và đối xử tàn tệ, cô lên ngựa và phi
vào rừng, ở đó chàng hoàng tử, do Richard Madden từ
Game of Thrones đóng, đang đi săn.
Cô
ngang ngạnh khi hoàng tử theo đuổi cô, trừng phạt anh vì đã đe dọa chú
hươu. Hoàng tử chỉ tự giới thiệu mình là “Kit”, nhưng nhận lời yêu cầu
của cô: “Hãy hứa anh sẽ không làm hại nó.”
Mỗi khi bị mẹ kế và hai em gái cùng cha khác mẹ áp bức và đối xử tàn tệ,
cô lên ngựa và phi vào rừng, ở đó hoàng tử đang đi săn
Lập tức cô có cảm giác trên cơ, và hoàng tử quay về lâu đài, đem cuộc
trò chuyện với cô ám ảnh phụ hoàng đang hấp hối và quan lại trong triều.
Anh bị phân tâm lúc luyện kiếm.
Trong khi đó, Cinderella làm
công việc lau dọn ngôi nhà với nguồn sinh lực và nhiệt tình mới mẻ. Cô
tỏa sáng lúc họ gặp lại, nhưng cô không phải nai tơ.
Bỏ qua một
bên những rào cản xã hội, quan hệ của họ là bình đẳng, như Elizabeth
Bennett và Darcy.* Khi lính triều đình tìm thấy Cinderella bị nhốt trên
gác mái, cô gặp hoàng tử — giờ là Vua — trong phòng tranh và đề nghị anh
và cầu hôn anh, không ngượng ngùng nói rằng cô “không cha không mẹ,
không của hồi môn” và chỉ là “một cô gái quê thật thà yêu anh.”
“Anh có chấp nhận em như vậy không?” cô hỏi, và anh đáp bằng cách hỏi lại cô y như thế.
Ừ đúng, anh cứu cô, nhưng như trong
Pretty Women, cô cứu lại
anh. Trong bộ phim kinh điểm cuối những năm 80 đó, nam chính đưa nữ
chính ra khỏi cuộc sống nghèo khổ và làm gái, nhưng cô giúp anh trở
thành người học thức có tình cảm hơn: một tay săn công ty có trái tim
vàng.
Trong phiên bản
Cinderella mới nhất này, hoàng tử
cứu cô gái thoát khỏi gia đình ngược đãi, và cô cho phép anh lấy cô vì
tình yêu chứ không phải vì bổn phận.
Có lúc tác giả bài viết này
ước gì các nhà làm phim cho chúng ta một Cinderella phức tạp hơn, dữ dội
hơn thay vì tập trung quá nhiều vào lòng tốt chung chung của cô. Cô bản
chất là một đứa trẻ, như bụt, chỉ có lũ chuột làm bạn. Nhưng cô đủ can
đảm và bình tĩnh, và cô bừng sáng mọi cảnh phim với nụ cười ấm áp và
tinh thần lạc quan không ngừng. Như lời người dẫn chuyện, “cô nhìn đời
không như đời là thế, mà như có thể là thế.”
Cinderella của
Branagh không góp vào “cơn cuồng công chúa” hay tăng cường thêm “văn hóa
cô gái bé bỏng” mà Peggy Orenstein khinh thường. Cũng không đả phá chế
độ gia trưởng.
Thay vào đó, phim làm tốt cái việc mà một phim cổ tích hay phải làm
được: giải trí, và đưa chúng ta vào một thế giới điền viên thần tiên lấp
lánh trên màn bạc đúng như trong trí tưởng tượng của trẻ em, và dạy
chúng ta một vài bài học phổ quát về giá trị của cái đẹp và lòng tốt.
Đấy là những giá trị được lý tưởng hóa, chắc chắn rồi, nhưng mới mẻ một
cách lạ lùng khi — ngày này qua tháng nọ — tâm trí, của già lẫn trẻ, bị
quá nhiều thứ tồi tệ tấn công.
Dịch: © Hải Đăng @Quaivatdienanh.com
Nguồn: The Daily Beast
* Hai nhân vật trong tiểu thuyết
Pride and Prejudice của Jane Austen.