Có nhiều điều tốt đẹp chúng ta nói với chính mình nhưng điều đẹp nhất là
ngay cả những người không nổi bật nhất vẫn có khả năng vượt qua một
thách thức khác thường.
Tom Hanks (ảnh trái) trong vai thuyền trưởng Phillips
Đây là giấc mơ mà Tom Hanks đã dành cả sự nghiệp để biến thành sự thật.
Có
điều gì đó ở anh – cả về tài năng của một diễn viên lẫn nét hấp dẫn
quen thuộc của một ngôi sao điện ảnh – mời mọc sự tương đồng tức thì.
Chúng ta xem anh như một trong số chúng ta. Chúng ta thấy chính mình
trên màn ảnh.
Và chúng ta tưởng tượng – hy vọng – rằng mình cũng
có thể lái một con tàu vũ trụ bị hỏng, sống sót trên một đảo hoang, tìm
một người lính bị mất tích ở châu Âu bị chiến tranh tàn phá, chiến đấu
vì quyền con người của người Mỹ.
Hoặc chống lại cướp biển Somali.
Đó là thách thức anh đối mặt trong
Captain Phillips,
dựa trên câu chuyện có thật về một người New England khoảng 50 tuổi mà
tàu hàng của ông bị bọn cướp biển chiếm năm 2009. Suy nghĩ điềm tĩnh,
hành động bình tĩnh, Phillips xoay sở cứu thủy đoàn, bảo vệ hàng hóa và
khiến bọn cướp biển rời đi.
Thuyền truởng Phillips cố gắng cứu thủy thủ đoàn khi bọn cướp biển đánh cướp con tàu
Thế nhưng, điều kiện duy nhất là anh phải đi cùng bọn chúng.
Và
vì thế, thay vì sống mái với con tàu, vị thuyền trưởng trầm lặng này đã
cứu con tàu cùng mọi người lẫn mọi thứ trên đó - bằng cách rời tàu, trên
một chiếc xuồng cứu nạn với bốn gã có vũ trang và không đáng tin cậy,
không có gì ngoài hy vọng mong manh bằng cách nào đó, quốc gia sẽ đến
cứu anh.
Đây là câu chuyện đơn giản và hồi hộp – dù bạn nhớ kết
thúc – và được xem là một phim hay, có khả năng trở thành một phim kinh
điển và đảm bảo là một đấu thủ tranh giải Oscar.
Tác giả không
cảm thấy an tâm khẳng định những điều đó trước khi xem phim. Mặc dù đạo
diễn Paul Greengrass đầy kinh nghiệm ở phim tài liệu, và đã viết kịch
bản cho những phim ly kỳ dựa trên câu chuyện có thật trước đây –
Bloody Sunday,
United 93 – ông cũng là người say mê kiểu “làm phim giả tài liệu”.
Phương pháp dùng máy quay cầm tay, gây chóng mặt ghi dấu ấn ở cả phim
Bourne và
Green Zone
và ảnh hưởng đến những phim hành động khác kể từ đó. Ý tưởng kết hợp
điều này với sự chòng chành của chiếc xuồng cứu nạn lắc lư do sóng biển
như thể một cách làm say sóng. (Và Greengrass thừa nhận nhóm quay phim
của ông thường cảm thấy buồn nôn trong quá trình quay phim.)
Tuy
nhiên, có lẽ vì phim này đầy những cận cảnh, sự rung lắc thỉnh thoảng
không quá rõ ràng. Thay vì vậy, chúng ta tập trung vào những khuôn mặt.
Các diễn viên (từ trái sang) Mahat Ali, Tom Hanks và Faysal Ahmed trong một cảnh phim
Đương nhiên, phần lớn chúng ta tập trung vào Tom Hanks. Vai thuyền
trưởng của anh là một người vốn dĩ bình tĩnh và chú trọng tiểu tiết –
một phần là nghề nghiệp – và ban đầu ông có chút sợ hãi. Nhưng ông cảm
nhận được, và kịch tính thật sự xuất phát từ việc ông vất vả kìm nén sự
sợ hãi thế nào.
Ông thật sự có màn thể hiện của riêng mình, đối
với bọn cướp biển, chỉ đến cuối, khi ông cuối cùng cũng thả lỏng, ta mới
thấy trước đó Phillips gồng mình kiềm chế đến mức nào – và Hanks kiểm
soát được nhân vật đến đâu.
Phim có chút gián đoạn, chủ yếu là
đoạn đầu; khởi đầu chậm, và cảnh cuộc sống gia đình William cho chúng ta
ít bằng chứng rằng ông có một gia đình. (Những cảnh này rất qua loa,
Greengrass hiếm khi bận tâm đến Catherine Keener, đóng vai vợ của
Phillips.)
Còn vài vấn đề khác.
Ví dụ như Greengrass không
quan tâm miêu tả bọn cướp biển Somali như những gã tàn bạo đơn thuần;
ông dựng nhiều cảnh phim song song để kết nối họ với những lính thủy
người Mỹ, về vẻ ngoài, và có những lời thoại giải thích sự hỗn loạn của
họ có gốc gác từ sự sụp đổ của nền kinh tế Somali (quy lỗi cho các tập
đoàn đa quốc gia).
Đây là một tiểu xảo gợi sự thấu cảm hơi sướt
mướt, nhưng điều tệ hơn là hiệu quả bị giảm bởi chính dàn diễn viên của
Greengrass. Bởi vì – ngoài Barkha Abdi, đóng chính – các diễn viên Mỹ
gốc Somali quá cường điệu, mắt trợn lên và bạo lực bất ngờ, họ đã phá
hỏng lập luận của Greengrass. Những gã này không phải là tội phạm tàn
bạo ư? Nhìn họ xem.
Faysal Ahmen, Barkhad Abdi, Barkhad Abdirahman và Mahat Ali đóng vai cướp biển Somali
Song thực tế là chính trị cũng có xen chút trong
Captain Phillips.
Bởi vì cơ bản đây là một câu chuyện tội phạm diễn tiến một cách chậm
chạp tới nửa thứ hai khá hay. Và đó là cách phim nên được nhìn nhận.
Bất
chấp những nỗ lực của Greengrass trong việc thể hiện sự nhân ái của
nhân vật phản diện, đây không phải là một kiểu biện hộ cho nạn cướp
biển. Cũng không phải là, như một số nhà phê bình đã tuyên bố, một lời
lớn tiếng hết cỡ bênh vực cho chính sách đối ngoại của Mỹ. (Như thể đạo
diễn của
Green Zone chưa từng là một kẻ cổ xúy mù quáng cho chính sách đối ngoại của Mỹ.)
Đúng,
nhóm SEAL xuất hiện vào lúc cuối, và đúng, họ làm những điều mà SEAL đã
được huấn luyện – và tác giả cá là bạn có thể nói rằng các rạp đang
chiếu phim này bùng nổ những tràng pháo tay khi họ làm thế. Nhưng cuối
cùng, tất cả những gì họ làm là công việc của họ và đó là những gì
Captain Phillips thực sự nói đến: Hãy làm công việc của bạn.
Và có dũng khi để làm hơn thế nữa, khi cần kíp.
Captain Phillips (PG-13), hãng Columbia (134 phút)
Paul Greengrass đạo diễn. Các diễn viên chính: Tom Hanks, Barkhad Abdi.
Đánh giá: ★ ★ ★ ½
Dịch: © Minh Phát @Quaivatdienanh.com
Nguồn: The Star-Ledger
Hãy chia sẻ ý kiến của bạn về bài viết này trên
Facebook của chúng tôi