Một phần là vì diễn viên kỳ cựu Choi Min Sik (từng đóng trong
Old Boy)
vào vai chính, Đô đốc Yi Sun Sin. Phần còn lại là vì đây là phim về Đô
đốc Yi Sun Sin, một trong những hình tượng được trọng vọng nhất lịch sử
Hàn Quốc. Tượng của ông nằm ở tâm Seoul, tại Quảng trường Gwanghwamun.
Con
đường thành công rộng mở của phim đã được dự đoán trước, khi phim xoay
quanh Trận Myeongryang lịch sử năm 1592 lúc Nhật xâm lược Hàn Quốc
(1592-1598). Đây được xem là thành tựu quân sự đáng nhớ nhất của Đô đốc
Yi Sun Sin.
Bản chất lịch sử của câu chuyện đã hào hứng hơn bất
cứ phim hành động nào. Đô đốc Yi Sun Sin đã sử dụng chiến thuật để phá
hủy 133 tàu chiến Nhật với chỉ 12 thuyền dưới trướng – bộ phim đã cường
điệu hóa số tàu Nhật lên 330 tàu, nhưng 133 đã là số lượng tàu chiến
đáng kể.
Tượng Đô đốc Yi Sun Sin ở Seoul
Nhưng bộ phim màu mỡ và hấp dẫn hơn trọng lượng của câu chuyện – một bộ
phim lớn, kinh phí cao, đầy sao, mang tính thuyết giảng với những cảnh
thủy chiến. Phim khắc họa Đô đốc Yi Sun Sin không phải với hình ảnh một
người lính cao ngạo, mà là một người cha và người lính biết sợ và cô đơn
sắp đối mặt với một trận chiến tàn bạo. Người xem có thể cảm thấy kết
nối với vài khía cạnh và ủng hộ một lãnh đạo như thế.
“Tôi không
có dự định diễn giải ông với những chi tiết mới và góc nhìn khác,” đạo
diễn phim Kim Han Min nói tại buổi chiếu dành cho báo giới. “Tôi làm
phim này dựa trên những suy ngẫm chân thật sau khi đọc
Nanjung Ilgi (
Nhật ký chiến trường của Yi Sun Sin), không hơn không kém.”
“Ông
là một người lính với con tim khiêm nhường, sống hoàn toàn với những
nguyên tắc và tầm nhìn quốc gia của mình. Tôi nghĩ xu hướng lãnh đạo của
Yi Sun Sin là thế,” Kim Han Min nói thêm.
Trận Myeongryang năm 1597 lúc Nhật xâm lược Hàn Quốc (1592-1598) được xem là
thành tựu quân sự nổi bật nhất của Đô đốc Yi Sun Sin [Ảnh: CJ Entertainment]
Biên niên sử chi tiết và thu hút này được chia thành hai phần. Phần đầu
tiên thể hiện chi tiết nỗi đau đớn và áp lực sâu sắc người anh hùng này
đối mặt khi vào trận, có thể tạo cảm giác hơi nhàm với những ai hứng thú
đến xem cảnh chiến trận đã được quảng bá nhiều dài 61 phút.
Trận thủy chiến giữa Đô đốc Yi Sun Sin và Đô đốc Nhật Gurujima, do ngôi sao nổi tiếng Ryu Seung Ryong (đã đóng
Miracle in Cell No. 7 /
Phòng giam hạnh phúc) thủ vai, có tốc độ nhanh và sống động.
Tuy
nhiên, với cảnh đối đầu dài, chi tiết, và cân não này, bộ phim không
thể hiện Đô đốc Yi Sun Sin là chiến lược gia thiên tài hay người có kỹ
năng kiếm thuật khó tin. Toàn bộ trận đấu này chỉ có một cảnh đâm và một
cảnh thắt cổ bằng dây cung.
Nam diễn viên Choi Min Sik vào vai Đô đốc Yi Sun Sin trong Roaring Currents [Ảnh: CJ Entertainment]
Không giống những gì người ta tưởng tượng về Trận Myungryang từ sách sử,
chiến thắng này chỉ có thể tạo thành từ sự phối hợp của toàn bộ binh
lính, lúc đầu họ chống lại lệnh của Đô đốc Yi Sun Sin tiến quân vào khu
thuyền chiến Nhật vì họ quá sợ.
Các gia đình mòn mỏi mong chờ
chồng con trở về cũng được ghi nhận. Trong một cảnh thể hiện những người
ở hậu phương, diễn viên kiêm ca sĩ Lee Jung Hyun “cướp” cả màn ảnh với
vai một người phụ nữ câm dùng tay, chân, và cử động cơ thể để thể hiện
khao khát cháy bỏng mong chồng trở về nhà. Nhưng hơn hết thảy, chính là
sự lãnh đạo của Đô đốc Yi Sun Sin.
Ông lãnh đạo thông thái, cẩn
trọng nhưng cương quyết. Ông có quyền nhưng không lạm quyền. Ông tuân
theo nguyên tắc nhưng không phải là người cứng nhắc. Ông biết chính xác
vấn đề với binh sĩ của mình là gì: “Vấn đề chính là nỗi sợ lan tràn
trong người như thuốc độc, chứ không phải là hàng trăm chiến thuyền Nhật
đang áp sát ngoài kia.”
“Nếu có sống thì lúc nào đó cũng phải
chết, nhưng nếu đang đi vào chỗ chết, thì đó mới là lúc sống thực thụ,”
lời của vị đô đốc này trước khi vào trận. “Cách duy nhất để thắng trận
là khi nỗi sợ chuyển thành sĩ khí.”
Cảnh trong phim
Và cuối cùng khi vị đô đốc cùng quân lính đã vượt qua được nỗi sợ chết, họ đã có thể đấu một trận được xem là không thể thắng.
Đó
là lý do mà những đợt thủy triều nhanh của Eo biển Uldulmok tại Jindo –
nơi trận chiến diễn ra – cũng theo phe Đô đốc Yi Sun Sin, cho phép ông
đè bẹp thuyền chiến Nhật. Đây không giống một phép mày, mà là một chiến
thắng xứng đáng cùng thiên thời.
Âm nhạc cũng đóng vai trò then
chốt trong phim. Nhạc cổ điển thế kỷ 17 và 18 do một dàn giao hưởng lớn
150 người biểu diễn giúp thể hiện được sự hoành tráng của những cảnh
hành động nghiêm túc. Đạo diễn nghĩ dùng dàn nhạc phương Tây cùng thời
điểm sẽ tăng thêm tầm của phim.
Thỏa mãn được sự mong đợi lớn,
Đại thủy chiến
đã thu hút được lượng người xem cột mốc, đứng đầu ở năm khu vực khác
nhau, bao gồm buổi chiếu mở màn lớn nhất với 682.833 khán giả vào ngày
30/7, số người đến xem vào ngày trong tuần cao nhất với 866.373 người
vào ngày 1/8, và thu hút được ba triệu lượt vé trong bốn ngày, đẩy được
kỷ lục mới một tuần trước đó của một phim hành động cổ trang khác
Kundo: Age of the Rampant xuống hạng nhì.
Roaring Currents
có làm dấy lên một thời phim cổ trang khác không còn chưa biết, nhưng
chắc chắn phim đã gợi khán giả nhớ một trận thắng là nhờ những điều gì.
Dịch: © Mai Khanh @Quaivatdienanh.com
Nguồn: Korea Herald
Hãy chia sẻ ý kiến của bạn về bài viết này trên
Facebook của chúng tôi