Ngoài khói còn có bùn. Đất. Máu. Bóng tối và ánh sáng. Tiếng ồn. Luôn luôn là tiếng ồn.
Fury đầy
tiếng ồn, dù là bài ca hành quân tiếng Đức (nghe giống những bài tụng
kinh tiếng Latinh trong phim kinh dị) hay là những tiếng chửi thề của
lính Mỹ.
Nhưng tất cả bị át bởi tiếng súng, và tiếng la hét. Ai ai cũng la hét trong
Fury, dù không ai lắng nghe, và ai cũng chỉ có thể tiếp bước, từng dặm một, từng bước một.
Bộ
phim – với kịch bản của và đạo diễn bởi David Ayer — là một góc nhìn
thú vị về Thế chiến II: vào thời điểm cuộc chiến sắp kết thúc. Mùa xuân
1945, lính Mỹ tới Đức. Dù trận chiến sắp kết thúc nhưng họ vẫn phải lãnh
đủ, quân Đức không hề có ý định lùi một bước đầy bùn nào.
“Tại sao chúng không bỏ cuộc đi?” một người lính Mỹ đã lớn tuổi tự hỏi.
“Nếu là anh thì anh có làm thế không?” một người khác hỏi.
Không,
chắc hẳn là không, ít nhất nếu bạn là một người lính “chiến đấu đến
viên đạn cuối cùng” thường thấy trong phim của Ayer – người từng tham
gia vào những phim như
Training Day và
Sabotage. Ayer
là một nhà làm phim luôn muốn tôn vinh biểu tượng con người ở những lúc
họ vĩ đại nhất, dù thực tế đó là những lúc họ tồi tệ nhất.
Những nhân vật trong
Fury là một nhóm lổn nhổn. Khó tính và
thân thiết, họ cùng nhau trải qua các trận chiến từ chiến dịch ở châu
Phi và chỉ có một mục tiêu: giết càng nhiều địch Đức càng tốt. Đầu hàng
sao? Đó là một khái niệm họ không quen - ở cả hai bên.
Brad Pitt
— vẫn quá giống một tài tử dù trên người bị trát đất bùn – là thủ lĩnh,
với một Logan Lerman rất tuyệt trong vai một chàng lính trẻ ngây thơ.
Họ có một mối quan hệ gần như là cha con, và những cảnh hai người để lại
nhiều cảm xúc.
Phần còn lại của dàn diễn viên để lại ít ấn
tượng hơn – một Michael Pena gay gắt, một Jon Bernthal điên rồ và Shia
LeBeouf trong vai một anh chàng miền Nam luôn đọc kinh thánh và khi khóc
chỉ nhỏ một giọt lệ.
Cách thể hiện nhân vật có vẻ nông cạn này
không hẳn là lỗi của diễn viên. Những nhân vật này đúng theo khuôn mẫu –
kẻ mạnh mẽ, thằng nhóc “dân tộc” – và kịch bản của Ayer ít khi thoát
khỏi khuôn mẫu. Đáng nhẽ sẽ tốt hơn nếu chúng ta được biết chút ít về
cuộc sống của họ trước khi tới địa ngục này – như Tom Hanks nói trong
Saving Private Ryan ở quê nhà anh là thầy giáo.
Nhưng trong
Fury, không
có quê nhà, chỉ có nơi đây, năm anh lính trong một chiếc xe tăng tiến
từng bước – tới khi xe hỏng và họ bị tắc giữa đường và bị kẻ địch bao
vây.
Đó là lúc
Fury thực sự bùng nổ, khi năm người đàn ông đối mặt
với hàng trăm kẻ địch, và màn hình trở thành một đám hỗn độn đầy khói và
lửa và tiếng la hét. Đây là một chuỗi những cảnh hành động được cắt
nhanh, để lại dư âm bạo lực, kiểu làm phim mà Ayer luôn làm tốt.
Nhưng
dù cảnh đánh nhau này thật ấn tượng, nó nhạt nhòa khi được so sánh với
một số khoảnh khắc trước đó – Lerman tìm thấy nửa khuôn mặt của một
người lính, như một mặt nạ bị vỡ, ở đáy xe tăng, hay Pitt thản nhiên bắn
chết lính Đức bị bắt. Hay cả hai trong chốc lát vờ đóng giả những
thường dân trong một thị trấn bị chiếm đóng.
Nhưng
Fury sẽ
được nhớ tới với cảnh cao trào, và cảnh hành động máu lửa đã trở thành
điểm nhấn của chiến dịch quảng bá của nó. Chính sương khói, máu bùn và
tiếng la hét là thứ sẽ đọng lại.
Những khoảnh khắc rõ ràng chỉ
trong chốc lát – khi nhân vật nhận ra phải giết hay bị giết – những lúc
duy nhất có thể cắt qua màn khói.
Lưu ý về phân loại phim: phim có nhiều cảnh bạo lực, ngôn ngữ mạnh và cảnh lạm dụng rượu bia.
Fury, xếp loại R, do Sony sản xuất, thời lượng 135 phút.
Đạo diễn bởi David Ayer với các diễn viên Brad Pitt, Shia LaBeouf.
Đánh giá: ★ ★ ★
Dịch: © Xuân Hiền @Quaivatdienanh.com
Nguồn: The Star-Ledger
Hãy chia sẻ ý kiến của bạn về bài viết này trên
Facebook của chúng tôi