Câu đó "chôm" từ bộ phim đánh bom-thần kinh của David Fincher,
Fight Club,
nhưng nó đi vào trọng tâm vấn đề khi nói về bộ phim mà nhiều người rồi
cũng sẽ muốn tranh cãi: bạn không thể chuyện gì cũng tiết lộ được.
Vậy
làm thế nào để viết về ô chữ rối béng của bộ phim này mà không làm hỏng
nó? Ừm, nhân vật trung tâm của bộ phim, Amy, một người thành đạt quá
mức thích chơi truy tìm kho báu. Thế nên đây là gợi ý duy nhất người
viết gửi đến khán giả, những người yêu phim tận tụy.
Phim gợi nhớ James M. Cain (tiểu thuyết chứ không phải phim). Phim có chút giống
Vertigo
(nhưng với đoạn mở nút toàn vẹn, ngoại hạng). Phim dựng lên bài học về
cảnh hồi tưởng mà Alfred Hitchcock từng giảng và có lẽ gật gù một chút
với một phim nào đó của Lawrence Kasdan.
Nhưng phim cũng rất riêng.
Và khá là tuyệt vời.
Đạo diễn David Fincher và nữ diễn viên chính Rosamund Pike
Tóm gọn vắn tắt nhất câu chuyện của Gillian Flynn – và vắn tắt hẳn là
tốt nhất – là có một hôm, Ben Affleck bảnh trai, đời xuống cấp bỗng phát
hiện cô vợ tóc vàng xinh đẹp, giàu có Rosamund Pike đã mất tích. Cảnh
sát bắt đầu điều tra còn chúng ta dõi theo.
Nhưng câu chuyện tức
thì chia thành đôi ngả – một phần, kể lại hiện tại, ta được nghe mọi
chuyện dưới phiên bản của ông chồng. Phần thứ hai, quá khứ, ta chia sẻ
những trang nhật ký của bà vợ.
Và lời khuyên tốt nhất? Các vị ạ, hãy hết sức cẩn thận với việc tin tưởng ai trong hai người này.
Đây
là một bộ phim đầy những màn hóa thân xuất sắc, nhưng cá nhân người
viết nghĩ sự ghi nhận đầu tiên phải dành cho Affleck, bởi người viết đã
trung thành với anh nhiều năm, - kể cả sau
Daredevil. Anh xuất
sắc trong một loại vai cực kỳ cụ thể, một nhân vật mà Bill Holden từng
sử dụng để đạt đến sự hoàn mỹ - gã đàn ông cao to đẹp trai may mắn nhận
ra mình chẳng xứng đáng có được bất cứ gì – và
Gone Girl khai thác điều đó.
Ben Affleck trong một cảnh phim
Cũng cừ khôi (một cách ngạc nhiên) là Tyler Perry, biến thành một vị luật sư sành sỏi về giới truyền thông; Carrie Coon của
The Leftovers
cũng tuyệt diệu, trong vai người chị em sinh đôi dữ dằn của Affleck. Và
Rosamund Pike sáng chói, chải chuốt hoàn hảo hầu như luôn kỳ diệu trong
vai người phụ nữ mất tích trong khi Neil Partrick Harris thêm vào chút
hóm hỉnh trong vai một trong số những người tình cũ của cô.
Có
khi hơi hóm hỉnh quá, người viết chỉ có một lời chỉ trích như vậy –
trong khi là và nên là một bộ phim cực kỳ tối tăm thi thoảng đá qua kiểu
phim hài đen mỉa mai. Harris mang lại tiếng cười và có vẻ làm Pike nổi
bật; Fincher rõ ràng khuyến khích điều đó trong những cảnh chung của hai
người.
Một sự chuyển tông nhẹ, nhưng quan trọng – cũng được giúp
đỡ bởi một vài cảnh buồn cười nhưng quá-dễ-dãi nhằm vào những kẻ đưa
tin giật gân trên truyền hình như Nancy Grace – và hơi chán khi bộ phim
phải bỏ qua để trở lại nội dung căn bản.
Nhưng phim thành công, vượt bậc.
Và
kể cả nếu sự hài hước không đúng chỗ đi nữa, không thể chối bỏ rằng bộ
phim nhận được nhiều tràng cười từ khán giả - và đó chính xác là điều
Fincher muốn. Là một trong số những đạo diễn khắt khe nhất, ông luôn
luôn kiểm soát hoàn toàn.
. .
Thực ra, bộ phim là một cuốn sách vỡ lòng về cách làm phim, từ nhạc nền
thôi miên của Trent Reznor và Atticus Ross, tới sự hòa trộn âm thanh bấp
bênh, rồi những hình ảnh bắt mắt, như cảnh đường ăn bụi mù trong không
khí như tuyết, máu đỏ thẫm như màu sơn mặt trong chiến tranh.
Còn
những ý nghĩa sâu xa hơn – về hôn nhân, về sự ghét bỏ phụ nữ, về trả
thù, về công lý - ừm, những cái đó người viết chẳng thể nói được ở đây.
Nhưng cứ tin đi, nên xem phim đã rồi bạn có thể nói về nó cả đêm. Và có
lẽ sẽ thế thật.
Lưu ý phân lại: Phim có cảnh bạo lực máu me, khỏa thân, tình dục và ngôn ngữ thô tục.
Gone Girl (loại R) Fox phát hành (145 phút)
Đạo diễn David Fincher. Với các diễn viên chính Ben Affleck, Rosamund Pike
Đánh giá: ★ ★ ★ ½
Dịch: © Ngô Bình @Quaivatdienanh.com
Nguồn: The Star-Ledger
Hãy chia sẻ ý kiến của bạn về bài viết này trên
Facebook của chúng tôi