Những phút đầu tiên trong phim Fury của biên kịch kiêm đạo diễn David
Ayer, bộ phim về những lính Mỹ hành quân vất vả trên đất châu Âu những
ngày tàn của Thế chiến II, Brad Pitt, trong vai lính xe tăng Don
Collier, đâm vào mắt một trung úy Đức.
“Xuyên thấu sọ một cái rắc,” là cách đạo diễn Ayer miêu tả động tác này
trên màn ảnh. (Trong hệ thống âm thanh Dolby Digital, đây sẽ là một
tiếng rắc lớn.) Sau đó Pitt, nhân vật chính của chúng ta, bình tĩnh chùi
sạch lưỡi dao lên quân phục của tên lính Đức.
Đây không phải là cuộc chiến dễ chịu.
Từ trái sang: Shia LaBeouf, Brad Pitt, Logan Lerman, Michael Peña và Jon Bernthal
Trong bộ phim hứa hẹn là một trong những phim táo bạo nhất vào một mùa
giải thưởng sẽ có nhiều phim về Thế chiến II, Ayer, Pitt và một băng các
nhà sản xuất được Sony Pictures Entertainment chống lưng vào tư thế sẵn
sàng cho ra bộ phim hiếm thấy trong văn hóa đại chúng. Đó là, khắc họa
chân thực một cách tàn nhẫn — một diễn viên đóng thế bị lưỡi lê đâm trên phim trường — sự chịu đựng cực độ, và thương vong, của quân
Đồng minh khi đổ bộ lên đất Đức mùa xuân năm 1945.
Inglourious Basterds
của Quentin Tarantino, cũng do Pitt đóng chính, tàn bạo nhưng không
thực tế. Ít ai tin có đồng nhiệm có thật nào với nhân vật khát máu Trung
úy Aldo Raine của Pitt lại sưu tập hàng trăm mảnh da đầu của quân phát
xít.
20 phút đầu tiên
Saving Private Ryan của Steven
Spielberg gần hơn với điều mà Ayer gọi là “hiện thực chiến trường”
(ground truth) của chiến tranh. Nhưng phim không miêu tả bất kỳ cuộc tàn
sát nào ở Normandy ám chỉ việc mà một số lính Mỹ làm trong cú đánh thúc
cuối cùng kéo dài chưa đến một năm dẫn đến chiến thắng — đúng, họ hành
quyết tù binh và giết những đứa trẻ có vũ trang.
Xavier Samuel, trái, và Brad Pitt trong một cảnh phim
Ayer, biên kịch hãng phim (
Training Day) và đạo diễn phim độc lập (
End of Watch), đã suy ngẫm hàng nhiều năm ròng cho kịch bản
Fury, nhưng ông viết trong chớp nhoáng cách đây chừng 18 tháng. “Như thể bùng nổ,” ông nói. “Tôi viết cho mình.”
Đạo diễn Ayer nói, kết quả bộ phim có ý nghĩa là hành trình cá nhân lẫn một sự sửa sai cho văn hóa đại chúng.
Về mặt cá nhân,
Fury nhằm
giải tỏa tâm lý cho những người thân lớn tuổi hơn của Ayer, những người
đã chiến đấu nhưng hầu như không hề nói về cuộc chiến đó. Và bộ phim
nhờ vào kinh nghiệm quân sự của chính đạo diễn, từng là người điều khiển
thiết bị phát hiện tàu ngầm trong một cuộc tấn công bằng tàu ngầm vào
thập niên 1980.
“Nhìn lại Thế chiến II, tôi có thể thấy tương tự
những người tôi đã cùng chiến đấu,” đạo diễn Ayer nói. “Nhưng những gì
họ trải qua thì thực sự khó hiểu đối với tôi.”
David Ayer, trái, biên kịch và đạo diễn phim Fury
Dường như cũng đúng lúc để có một cái nhìn trung thực về những người đã
chiến đấu và hy sinh trong những cuộc đụng độ khốc liệt ngay khi việc
Đức Quốc xã đầu hàng đã đến gần, ông nói. “Có rất nhiều tương tự đương
thời,” đạo diễn Ayer nói, liên hệ những người lính đối mặt với cái chết ở
Afghanistan, chẳng hạn, thậm khi sự tham gia của nước Mỹ ở đó được xem
là đã kết thúc.
Vấn đề của họ là vấn đề của nhân vật Pitt thủ
diễn, Wardaddy, và bốn anh lính tăng — do Logan Lerman, Shia LaBeouf,
Michael Peña và Jon Bernthal thể hiện — mà anh đã hứa giữ mạng sống cho
họ, đạo diễn Ayer nói.
“Chẳng ai muốn là người tử trận cuối cùng.”
Lính tăng Mỹ thương vong khủng khiếp trong cuộc chiến ở châu Âu này.
Lục
quân Hoa Kỳ đổ bộ lên Normandy với 232 xe tăng M4 Sherman, xe bọc sắt
hàng đầu của quân đội Mỹ. Nhưng 648 chiếc tăng bị phá hủy, và 700 chiếc
khác bị đánh gục, vì xe tăng bổ sung và được sửa chữa không ngừng bị bắn hạ.
Một chiếc xe tăng Sherman ở Kassel, Đức, năm 1945
Lớp bọc sắt quá mỏng, và ngay cả một vũ khí chống tăng cầm tay
panzerfaust cũng dễ dàng làm chúng bốc cháy. Lính tăng bị thiêu rụi, và
thường được vào danh sách mất tích, không phải bị chết, vì chẳng còn lại
gì. Chiến sĩ lái tăng, nhô đầu lên nóc tháp pháo, thường bị bắn trúng
đầu.
“Henry Ford làm chiếc tăng Sherman, Ferdinand Porsche làm
chiếc tăng Tiger,” xe tăng Đức được bọc sắt tốt hơn, Bill Block, nhà sản
xuất và bỏ vốn làm
Fury trong khi bán quyền phát hành cho Sony, nói.
Nhiều
lính tăng, được cam đoan về sức mạnh của chiếc Sherman lúc huấn luyện,
đến khi lâm trận mới biết là không phải. “Chứng kiến những cuộc bại trận
đấu xe tăng chồng chất khiến tôi nhận ra rằng lực lượng thiết giáp
chúng tôi là nạn nhân của một sự lừa bịp vĩ đại,” Belton Y. Cooper, một
cựu binh chiến tranh xe tăng, viết trong quyển
Death Traps, một trong nhiều nguồn tham khảo của Ayer để viết kịch bản.
Trong
câu chuyện của Ayer, nhóm lính trong chiếc xe tăng có tên Fury, một
trong số khoảng 10 chiếc tăng Shermans thật được sử dụng trong phim,
phải hành quân từ châu Phi, đến Normandy, băng qua sông Rhine và tiến
vào nước Đức.
Xơ xác, lo âu, và, trong trường hợp của nhân vật Trini Garcia (Peña),
hầu như lúc nào cũng say bí tỉ, họ thấy được ngày tàn của cuộc chiến.
Nhưng họ không đến được ngày đó trọn vẹn.
Mở đầu phim, họ đang
lôi một thi thể bị mất đầu ra khỏi ghế ngồi của pháo thủ. “Tôi đã không
giữ được mạng sống cho cậu ấy,” Pitt lầm bầm.
Đa phần tính cách
của Wardaddy có thể làm cho những khán giả nào đã xem người lính Mỹ tàn
bạo trên các phim về chiến tranh ở Việt Nam ít nhất kể từ
Apocalypse Now, nhưng hiếm khi thấy sự xấu xa ở những người hùng Thế chiến II, phải sốc.
Don Evans, một pháo thủ tăng trong Thế chiến II tư vấn cho đạo diễn Ayer, cảnh báo rằng một số cảnh trong
Fury quá
tàn khốc. Đáng ngạc nhiên là, dù đã đọc kịch bản, Evans nói ông thận
trọng với sự ra mắt của bộ phim, thêm rằng, “Tôi không chờ đợi để xem
phim này.”
Nhân vật Trini Garcia của Michael Peña trong một cảnh phim
Tốn kinh phí 80 triệu đôla, bộ phim chủ yếu được quay ở Anh. Tiếp cận
một chiếc xe tăng là cân nhắc hàng đầu. Xe tăng Sherman cổ ở đây có sẵn
nhiều hơn. Vả lại, đoàn làm phim được phép sử dụng một chiếc tăng Tiger
hiếm, còn hoạt động do Bảo tàng Xe tăng ở Bovington cho mượn.
Sự
tôn sùng tính chân thật lan sang cả quân phục. Hầu hết được may đo, và
làm mòn đi, tránh những bộ đồ thuê có thể quá nhẵn mặt với những người
đã thấy chúng trong các phim trải dài từ
Battle of the Bulge (1965).
Theo
Kevin Vance, cựu thành viên của Navy SEALs làm tư vấn cho bộ phim và
xuất hiện trong phim, tai nạn do lưỡi lê đã xảy ra khi một cảnh chiến
đấu trở nên quá thật. Một diễn viên đâm trúng người đóng thế vì tưởng
lầm là hình nhân nằm trên đất.
Dàn diễn viên chính đã gian khổ
trước cả khi phim bắt đầu quay. Bị các cố vấn quân sự thúc, họ trải qua
một tuần trong trại lính dã chiến ở Anh — không tắm gội cạo râu, không
nước máy — học cách xoay xở với đời lính cáu bẩn.
Một vùng thôn quê yên bình nước Anh đã thành bối cảnh chiến trường cho bộ phim
“Một phần trong công việc của tôi là khiến họ khốn khổ, ướt nhẹp và mệt nhoài,” Vance, giám sát trại lính, nói.
Dàn diễn viên còn bị Ayer thúc phải hành xử như thể “đây là bộ phim cuối cùng anh còn được đóng.”
Quyết
định nhận vai Wardaddy của Pitt là một quyết định bất ngờ. Đầu năm
ngoái, anh đọc kịch bản trong một chuyến đi châu Âu ngắn ngày, và, lúc
quay về, lập tức nhảy vào.
Dường như, vấn đề không phải là vợ Pitt, Angelina Jolie, đang chỉ đạo một phim Thế chiến II khác,
Unbroken,
phim về tù binh của Universal, sẽ sớm cạnh tranh với Fury trong cuộc
đua giải thưởng. Một phim thứ ba cũng lấy đề tài Thế chiến II,
The Imitation Game,
với Keira Knightley và Benedict Cumberbatch đóng chính, cũng được kỳ
vọng là một cú hích giải thưởng của Weinstein Company. Và Sony đã cho ra
rạp
The Monuments Men, một phim chiến tranh nhẹ nhàng hơn, hồi tháng 2.
Nhân vật Wardaddy của Brad Pitt
Với việc Pitt tham gia, Universal, Paramount Pictures và New Regency Pictures tranh nhau dự án này. Nhưng Sony đã thắng thầu.
Đối với Amy Pascal, giám đốc điều hành tập đoàn điện ảnh của Sony,
Fury trở thành phim mới nhất trong loạt phim tranh giải Oscar những năm gần đây gồm
The Social Network,
Zero Dark Thirty,
American Hustle,
Captain Phillips và,
Moneyball của Pitt.
Mỗi
phim, theo cách của mình, là một phim căng não đạt đến ngưỡng của thể
loại. Không phim nào trong số đó đoạt giải thưởng lớn, Oscar phim xuất
sắc.
Nhưng tất cả những phim đó đều làm những điều Ayer có thể đã làm với
Fury: làm người xem choáng váng trước một cuộc đối thoại mới mẻ, và ương ngạnh, về điện ảnh và hiện thực chiến trường.
Đạo diễn David Ayer trên trường quay
Lần này, đề tài sẽ là những người hùng lính tăng bị hủy hoại.
“Cuối
cùng, họ sẽ tuôn máu, quệt lên tranh, chộp lấy bánh và lại lên xe,”
Ayer nói, trong một email đầy những giải thích và nghĩ lại.
“Xin lỗi đã miên man,” ông viết thêm. “Nhưng đây chính là điều mà tôi đam mê.”
Lược dịch: © Yên Khuê @Quaivatdienanh.com
Nguồn: The New York Times
Hãy chia sẻ ý kiến của bạn về bài viết này trên
Facebook của chúng tôi