Bất kể cốt truyện phim vô nghĩa đến đâu, Jaume Collet-Serra cũng có thể đạo diễn ra tấm ra món — và The Commuter cũng không ngoại lệ.
Nhà làm phim người Tây Ban Nha này, đã sử dụng Blake Lively một cách tinh quái làm mồi cá mập trong
The Shallows,
giữ được sự căng thẳng ở mức của một ngọn đèn xì dữ dội đến nỗi mãi đến
khi rời rạp bạn mới nhận ra rằng toàn bộ câu chuyện tăng tiến dồn dập.
Nhân vật Michael MacCauley của Liam Neeson lo lắng lo tiền học đại học cho con
|
Bộ phim này lần thứ tư kết hợp Collet-Serra với ngôi sao Liam Neeson, trước đó là
Unknown,
Non-Stop và
Run All Night. Theo tựa phim, không chừng bạn nghĩ rằng
The Commuter chỉ đơn thuần là
Taken trên tàu điện ngầm.* Hãy nghĩ lại lần nữa đi nhé.
Neeson
đóng vai Michael MacCauley, một nhân viên bán bảo hiểm quá lo lắng việc
anh và vợ (Elizabeth McGovern, bị phí phạm) làm sao xoay xở được học
phí đại học cho con trai họ. Người đàn ông lớn tuổi cau mày hết sức
quyết tâm lúc lên tàu điện ngầm từ nhà mình ở khu ngoại ô New York đến
chỗ làm việc ở Manhattan. Ngày hè đặc biệt này trở nên tồi tệ hơn cho
“người lính giỏi” Michael khi ông chủ cay ca sa thải anh và bảo anh rằng
lính tráng luôn có thương vong. Sợ phải nói với vợ, Michael ghé quán
uống một ly (hoặc ba) với bạn cũ của mình, Murphy (Patrick Wilson).
Trong quá khứ cả hai từng cùng nhau làm — coi nào — cảnh sát. Bởi vậy
mới hiểu thân thủ của Michael khi cuộc chiến bắt đầu. OK, không chừng
nói “
Cưỡng đoạt trên tàu điện ngầm” cũng không đến nỗi là quá lạc đề.
Vera Farmiga, trái, trong vai Joanna, chào một công việc nhỏ nhặt với giá 100 ngàn đôla
|
Từ khoảnh khắc Michael đến Ga Grand Central và lên tàu về nhà, là căng
thẳng không ngừng nghỉ. Đầu tiên, một cô nàng tóc vàng kiểu trong phim
Hitchcock tên là Joanna, do Vera Farmiga quyến rũ đóng, tiếp cận anh với
một lời đề nghị. Làm sao Michael vừa thất nghiệp lại nhanh chóng nhận
100 ngàn đôla để làm “một chuyện nhỏ nhặt” chứ? Cái chuyện nhỏ nhặt đó
là sử dụng kỹ năng nhận diện của cảnh sát để xác định một hành khách bí
ẩn gọi là Prynne và lẻn đặt thiết bị theo dõi người đó. Đơn giản hả?
Không
phải trong câu chuyện đạo đức này, trong đó một khoảnh khắc yếu đuối
dẫn đến sự phản bội, bạo lực, âm mưu và giết người. Hãy nghĩ đây là
Strangers của
Hitchcock trên tàu điện, mà các biên kịch Byron Willinger, Philip de
Blasi và Ryan Engle quay cóp không biết ngượng nhưng không có mảy may
phong cách và thực chất của bộ phim kinh điển đó chút nào. Michael không
bị phức tạp đạo đức gì cả: Nếu anh không làm như được bảo, gia đình anh
sẽ chết. Tuy nhiên, trong một thế giới mà lòng tham thống trị, rất khó
cưỡng lời đao to búa lớn của Neeson cho kỷ nguyên Trump: “Hãy xem ông
trời đưa tiền cho ai sẽ biết ông trời nghĩ gì về tiền bạc.”
Neeson — vẫn là một người hùng hành động để cổ vũ — đã chiến thắng những trận đánh
|
Không tiết lộ chi tiết nữa, ngoại trừ nói rằng Neeson — vẫn là một người
hùng hành động để cổ vũ — đã chiến thắng những trận đánh rìu, ô tô rượt
đuổi tàu điện và một cảnh đánh tay đôi trong một không gian hạn chế mà
chỉ có giết. Diễn xuất tốt cũng đến từ Jonathan Banks (
Better Call Saul) và Florence Pugh (
Lady Macbeth) trong vai hành khách đi chung chuyến tàu. Nhưng
The Commuter không phải là về diễn xuất, đó là về sự phấn khích hành động vèo vèo của sự căng thẳng không ngừng nghỉ.
Collet-Serra
là một ảo thuật gia phim hạng B, ngay cả khi cốt truyện kéo căng quá
mức — hay đúng hơn, nát vụn vì ai đó giậm chân lên các mảnh vỡ. Nhưng
trong tháng giêng lặng gió, bộ phim giở hết mọi chiêu trò trong cẩm nang
hồi hộp-ly kỳ để giữ chúng ta cười rộ với từng điều vô lý mới. Ngớ
ngẩn? Là cái chắc. Không thể cưỡng lại được? Đúng bon.
Bất kể cốt truyện phim vô nghĩa đến đâu, Jaume Collet-Serra cũng có thể đạo diễn ra tấm ra món
|
The Commuter phát hành ở Việt Nam từ ngày 19/1/2018 với tựa
Hành khách bí ẩn.
Đánh giá: ★★½☆☆
Dịch: © Hải Đăng @Quaivatdienanh.com
Nguồn: The Rolling Stone
*
Taken từng phát hành ở Việt Nam với tựa
Cưỡng đoạt. Nguyên văn viết là “
Taken on Train”, tạm dịch là “
Cưỡng đoạt trên tàu điện ngầm”.