Bình luận phim

Inferno: Trước cửa hỏa ngục, Robert Langdon của Tom Hanks có cứu được nhân loại?

14/10/2016

Giáo sư giải mã hình tượng Harvard Robert Langdon (Tom Hanks) tỉnh dậy trên giường bệnh viện ở Florence với chứng mất trí nhớ ngắn hạn. Khi anh bị tấn công, bác sĩ Sienna Brooks (Jones) phải giúp anh trốn thoát và suy luận xem chuyện gì đang xảy ra.

Giáo sư giải mã hình tượng Harvard Robert Langdon (Tom Hanks) tỉnh dậy trên giường bệnh viện ở Florence với chứng mất trí nhớ ngắn hạn. Khi anh bị tấn công, bác sĩ Sienna Brooks (Jones) phải giúp anh trốn thoát và suy luận xem chuyện gì đang xảy ra.

Robert Langdon (Tom Hanks, trái) và bác sĩ Sienna Brooks (Felicity Jones)

Sau hai phim thành công về thương mại nhưng không mấy được giới phê bình khen ngợi The Da Vinci CodeAngels & Demons, lần thứ ba Ron Howard và Tom Hanks chuyển thể tiểu thuyết của Dan Brown chứng kiến các nhà làm phim lại nâng cấp một chất liệu yếu. Buồn thay, với những câu thoại như, “Anh ta có cái kim đồng hồ Faraday!” thì những nỗ lực tốt nhất của họ cũng thể làm cho phim này hấp dẫn. Chúng ta đã từng xem James Bond và các đồng sự cứu thế giới thoát khỏi những vũ khí sinh học nhiều lần lắm rồi, và thay một chiếc BMW điều khiển từ xa bằng những bức tranh của danh họa Botticelli thì chẳng phải là một nâng cấp quan trọng gì, về yếu tố xinê mà nói.

Phần phim này quả có cố gắng làm được hai điều khôn ngoan bất ngờ. Thứ nhất, xây dựng nhân vật Zobrist của Ben Foster — một cái tên ma quỷ chưa từng có bao giờ — là một tỉ phú công nghệ quá ám ảnh với nạn nhân mãn nên tạo ra một dịch bệnh nhân tạo để giảm mạnh số lượng con người. Rồi phim giết chết hắn ta ngay từ những phút mở màn. Sau đó, ai nấy vào cuộc đua với thời gian để tìm kiếm vũ khí sinh học của hắn trước khi nó kích hoạt.

Robert Langdon và bác sĩ Elizabeth Sinskey do Sidse Babett Knudsen đóng

Thứ hai, phim cũng tước bỏ của nhân vật chính, giáo sư Robert Langdon, vũ khí tối thượng của anh: bộ não. Choáng váng vì thương tích ở đầu và chịu đựng ảo giác ác mộng, con người khó chịu của hai phim đầu lại dễ tổn thương một cách bất thường và thoạt tiên phải phụ thuộc vào bác sĩ Sienna Brooks của Felicity Jones giúp đỡ. Cô là người làm việc thường xuyên cho tổ chức Bác sĩ Không biên giới, chạy marathon và ám ảnh Dante. Thú vui cuối khiến cô thỉnh thoảng ra tay giải quyết vấn đề trước cho Langdon khi họ chạy khắp Florence tìm manh mối, nhưng lý lịch của cô cho thấy cô sẽ suy luận ra được toàn bộ sự việc nhanh hơn mà không cần anh.

Bất chấp yếu tố mới, phim nhanh chóng vào việc. Langdon chạy khắp các điểm du lịch của Italy, phá hủy những công trình nghệ thuật liên quan đến Dante, để tìm manh mối. Sát thủ kiên quyết bám theo anh, bằng cách nào đó cũng suy ra cùng những manh mối mà chẳng cần có bằng cấp về diễn đạt ký hiệu (symbologist) — hay gọi là gì cũng được. Và các cơ quan quốc tế tích cực cử nhân viên truy bắt họ. Trong phiên bản của đời thực này, tổ chức Y tế Thế giới tự hào có một lực lượng bán quân sự đá tung cửa và phi cơ riêng chờ sẵn, xem chừng là không thể nào. Tuy nhiên, với số phận của một nửa nhân loại lâm nguy, có lẽ phải cừ thôi, và cũng chính đáng.

Irrfan Khan trong vai Harry ‘The Provost’ Sims

Không có sức cuốn hút của Hanks trong vẻ quyết đoán của Langdon, cả bộ phim có nguy cơ trở nên tẻ ngắt. Nhưng đúng lúc bạn bắt đầu mệt với mấy cái bảo tàng, Irrfan Khan xuất hiện làm tình hình cải thiện lên một chút. Anh là Harry ‘The Provost’ Sims, đứng đầu một tổ chức mờ ám nực cười có tên là The Consortium, và anh chỉ việc thọc gậy bánh xe vào kế hoạch của mọi người và trông khoái chí khi làm vậy. Nói thực lòng thì anh là lý do chính đáng nhất để xem nửa sau của bộ phim. Omar Sy (trong vai Christoph Bruder) và Sidse Babett Knudsen (tiến sĩ Elizabeth Sinskey) chẳng có gì để làm, nhưng cũng xoay xở làm cho các nhân vật mỏng như giấy quyến của họ bập bùng thú vị.

Phông nền kịch tính quá lố, với màn rượt đuổi đặc trưng băng qua Vườn Boboli đến bảo tàng nghệ thuật Uffizi của Florence và trên phố xá đông đúc của khu trung tâm. Phim rất quyết chí thu hết vào tầm mắt mọi cảnh vật mà hơi sốc là chẳng thấy có chút manh mối nào trong cái dòng chữ “đá đi” trên lưng bức tượng David của Michelangelo. Nhưng những phát hiện trong mạch truyện thì lại quá dễ nhận biết, và sau khi bày ra một tình thế lưỡng nan hấp dẫn về tương lai của nhân loại — những hiểm họa thực sự từ tình trạng dân số quá đông — phim lại hoàn toàn bỏ qua điều đó vì cái sự làm bộ làm tịch của kẻ xấu như thường lệ. Với một phim về người thông thái tỏ ra thông thái, bạn chỉ ước phải chi cốt truyện giàu sắc thái hơn một chút.

Không phải là phim dở nhất trong bộ ba, nhưng đây là phim dành cho ‘fan’ thể loại ly kỳ thì ít mà dành cho người nào mòn mỏi mong chờ trở lại Florence từ kỳ nghỉ ở đây hồi năm ngoái thì đúng hơn.

Đánh giá: ★★

Dịch: © Ngân Mai @Quaivatdienanh.com
Nguồn: Empire