Nhân vật & Sự kiện

10 tay chơi quyền lực trong lĩnh vực giải trí của Trung Quốc năm 2016

06/02/2017

Từ hợp tác với đạo diễn Spielberg tới chọn phim Hollywood nào sẽ ra rạp ở Trung Quốc, 10 cái tên quyền lực sau đang ở tuyến đầu của mặt trận vươn ra thị trường giải trí toàn cầu của Trung Quốc.

1. Vương Kiện Lâm – Giám đốc Điều hành, Tập đoàn Wanda

Vương Kiện Lâm, người giàu nhất Trung Quốc, thường không đi xem phim chiếu rạp. Tuy nhiên, ông có một lần ngoại lệ – vì người mẹ 90 tuổi của mình. Chuyến đi của họ tới rạp chiếu phim là dịp hiếm hoi mỗi năm khi vị chủ tịch khét tiếng tham công tiếc việc của tập đoàn bất động sản Trung Quốc Dalian Wanda hoàn toàn không màng tới công việc.

“Tôi sẽ không bị xao nhãng chút nào,” ông nói dứt khoát. “Bởi thời gian đó là để dành cho mẹ tôi. Hiếu thảo với cha mẹ là một đức hạnh quan trọng của người Trung Quốc.”

2. Jack Ma – Sáng lập kiêm chủ tịch, Tập đoàn Alibaba

Tập đoàn Alibaba lịch thiệp của Jack Ma được đồn đoán đang theo đuổi một hãng phim Hollywood, tuy nhiên, ông chủ giàu năng lượng 52 tuổi vẫn đang sẵn sàng cho một thỏa thuận lớn tiềm năng. Từ khởi đầu khiêm tốn là giáo viên Anh văn ở Hàng Châu, Jack Ma, người giàu thứ hai Trung Quốc với tài sản ước tính 28,3 tỉ USD, đã xây dựng Alibaba thành một gã khổng lồ internet với công việc kinh doanh thương mại điện tử, băng hình trực tuyến, đấu giá trực tuyến và giờ là điện ảnh.

Alibaba Pictures được xây dựng gần như từ số không năm 2014, và hãng phim chim non của Jack Ma đã đầu tư vào nhiều phim bom tấn Hollywood, bao gồm Mission: Impossible — Rogue NationStar Trek Beyond. Tháng 9/2016, Alibaba Pictures đã mua một lượng cổ phần nhỏ trong Amblin của Steven Spielberg, và lễ ký kết ở Bắc Kinh chứng kiến Jack Ma trên sân khấu cùng với vị đạo diễn danh tiếng.

Đến ngày 1/11/2016, Jack Ma tiết lộ thỏa thuận 1,48 tỉ USD để bắt đầu phát triển và mở rộng lĩnh vực kinh doanh giải trí và truyền thông số của mình. Vào ngày Độc thân năm ngoái – thứ sáu Đen tối phiên bản Trung Quốc – Jack Ma đã vén màn kế hoạch kết hợp lĩnh vực giải trí và mua sắm trực tuyến của mình. Để bắt đầu chiến dịch bán hàng qua mạng, Alibaba tổ chức một buổi lễ mừng lớn phát sóng trực tiếp có Kevin Spacey trong vai Frank Underwood từ loạt phim truyền hình House of Cards của Netflix và Daniel Craig quảng bá phim James Bond Spectre. Sự kiện thu hút 14,3 triệu doanh thu chỉ trong 24 giờ.

3. Mã Hoa Đằng – Nhà sáng lập, Tencent Media

Được gọi trìu mến ở Trung Quốc là “Pony” Mã, từ “kỹ sư tâm tính hòa nhã” thành tỉ phú, 45 tuổi, đứng đầu một trong những công ty internet hàng đầu thế giới – chỉ sau lần lượt Amazon, Google và Facebook về doanh thu – bao gồm dịch vụ WeChat, ứng dụng nhắn tin lớn nhất của Trung Quốc với 806 triệu người dùng hoạt động.

Tencent đã leo thang tham vọng quốc tế với một loạt khoản đầu tư năm nay, bao gồm một thương vụ 8,6 tỉ USD sở hữu hãng trò chơi điện tử khổng lồ Supercell, trùm đằng sau Clash of Clans; hợp tác với WME-IMG để tạo ra WME-IMG Trung Quốc; và một khoản đầu tư nhỏ vào STX của Bob Simonds và quỹ đầu tư truyền hình mới của IM Global. Khét tiếng kín đáo và ngại ngùng trước công chúng, ông Mã có tài sản ước tính khoảng 24,4 tỉ USD, và mới đây đã trở thành một trong những nhà từ thiện lớn nhất Trung Quốc sau khi trao cho quỹ từ thiện của mình 2,15 tỉ USD.

4. La Peikang – Chủ tịch, Tập đoàn Điện ảnh Trung Quốc (CFG)

Từ vị trí sừng sững là người đứng đầu Tập đoàn Điện ảnh nhà nước, chịu trách nhiệm phân phối tất cả phim nhập khẩu Hollywood, ông La được xem là người quyền lực nhất trong làng điện ảnh Trung Quốc. Cùng với việc sàng lọc và chọn những phim Hollywood được một suất hạn chế trong hạn ngạch tai tiếng, ông La đã từ từ chuyển CFG thành một nhà đầu tư điện ảnh lớn, mặc dù đến nay đã có những kết quả trái chiều. Với mỗi thành công CFG đã đầu tư như Furious 7, lại có những thất bại như Seventh SonPixels. Nhưng La Peikang đang theo đuổi một dự án sản xuất tham vọng cho China Film Co. Vào tháng 7/2016, công ty này cho biết dự kiến sản xuất 53 phim điện ảnh và 14 truyền hình cũng như xây 19 rạp mới trong ba năm tới.

5. Lê Thụy Cương, Giám đốc điều hành – China Media Capital (CMC)

Một nhà thương thuyết tài giỏi, Lý Thụy Cương, 47 tuổi, lặng lẽ biến CMC có trụ sở tại Thượng Hải thành người gác cổng cho thị trường Trung Quốc. Thường được gọi là “Rupert Murdoch của Trung Quốc”, ông Lý vui mừng với thương vụ hợp tác lên trang nhất như với Flagship Entertainment của Warner Bros. không kém vụ đầu tư nhỏ vào Imax ở Trung Quốc, Imagine Entertainment của Brian Grazer và Ron Howard và hồi phục Thiệu Thị Huynh Đệ nổi tiếng một thời của Hồng Kông. Là người tin tưởng chắc chắn vào việc đầu tư cho tương lai, Lý Thụy Cương đã lèo lái CMC đầu tư sớm vào một lượng lớn các công ty thực tế ảo. Ông nói với The Hollywood Reporter rằng “sự theo đuổi thái quá về lợi nhuận với chi phí vào giải trí chất lượng” là mối đe dọa lớn nhất cho ngành điện ảnh Trung Quốc.

6. Vương Trường Điền – Giám đốc điều hành, Beijing Enlight Media

Dưới sự quản lý của Vương Trường Điền, 51 tuổi, Beijing Enlight đã vươn lên thành hãng phim lớn thứ hai Trung Quốc về doanh thu sau Wanda. Enlight, với Alibaba là cổ đông thiểu số, đã có một loạt phim bom tấn nội địa bao gồm quái vật 553 triệu USD của Châu Tinh Trì The MermaidLost nhiều triệu USD đã trải dài ba phần phim. Với giá trị ròng khoảng 2,1 tỉ USD, Vương Trường Điền cũng đã cam kết cho Enlight làm việc cùng những tài năng Hollywood, chẳng hạn làm lại Shaolin Temple với đạo diễn Star Trek Beyond Justin Lin.

7. Trương Chiêu – Phó Chủ tịch, LeEco

Người khởi xướng lớn nhất của Trung Quốc về sự hợp tác thân cận với Hollywood, Trương Chiêu, 54 tuổi, có một hành động táo bạo hồi tháng 9/2016 khi đặt cựu chủ tịch Paramount Amdam Goodman làm người đứng đầu chi nhánh Los Angeles mới thành lập, Le Vision Entertainment.

Le Vision là một chi nhánh của hãng công nghệ Bắc Kinh nhiều tham vọng LeEco, hãng kinh doanh đa dạng từ dịch vụ băng hình trực tuyến, thương mại điện tử, tivi thông minh (hãng mua lại nhà sản xuất máy thu hình Mỹ Vizio với 2 tỉ USD hồi tháng 7), điện thoại di động, thực tế ảo và cả xe hơi điện kết nối internet gọi là LeSEE. Được biết, chương trình giải trí là trọng tâm của tất cả các dự án này, và Le Vision đang phát triển một danh sách khoảng 10 phim tầm cỡ mở màn để hợp tác sản xuất với các hãng phim Mỹ. Le Vision, theo ông Trương, hy vọng “trở thành một hãng sản xuất điện ảnh và truyền hình toàn cầu có thể cạnh tranh với sáu ông lớn Hollywood.”

8. Vu Đông - Giám đốc Điều hành, Tập đoàn Điện ảnh Bona

Năm ngoái là một bước chuyển với Vu Đông và tập đoàn Bona, cái tên đã xuất hiện trên Nasdaq từ 2010, Vu Đông, 45 tuổi, quyết định đưa Bona thành doanh nghiệp tư nhân năm 2015 với mục đích tái hòa nhập ở sân nhà Trung Quốc, nơi thị trường đầu tư đang nóng hổi (yêu cầu IPO vẫn đang chờ chấp thuận).

Giờ đây là công ty tư nhân lớn thứ tư của Trung Quốc về doanh thu phòng vé, Bona năm ngoái bỏ 235 triệu USD vào danh sách phim bom tấn của Fox, bao gồm loạt X-MenIndependence Day: Resurgence. “Sự kết hợp liên tục của hai thị trường lớn nhất thế giới – Mỹ và Trung Quốc – sẽ đem lại những bộ phim xuất sắc để dẫn đầu thế giới trong hàng thập kỷ tới,” ông Vu phát biểu. “Đằng sau sự phát triển thần tốc của điện ảnh Trung Quốc, rất nhiều nhà đầu tư và các CEO của chúng tôi là những thương gia tham vọng với những đội trẻ đầu sáng tạo và mơ ước.”

9. Vương Trung Quân - Đồng sáng lập kiêm Giám đốc Điều hành, Hoa Nghị Huynh Đệ

Một trong những hãng phim tư nhân đầu tiên của Trung Quốc, Hoa Nghị Huynh Đệ do ông Vương, 57 tuổi, thành lập cùng với em trai Vương Trung Lỗi, 47 tuổi, trước thời bùng nổ phòng vé năm 1994. Hãng đã gặp phải giai đoạn khó khăn, với doanh thu phòng vé Trung Quốc giảm từ 10% năm 2012 về 2% đến giờ. Năm nay, ông Vương đã dựng sân khấu để trở lại, chiêu mộ những chuyên viên chìa khóa như Joe Aguilar từ Oriental DreamWorks quản lý bộ phận hoạt hình và Jerry Ye từ Wanda làm CEO hãng sản xuất phim. Hoa Nghị đã tạo tiếng tăm ở Hollywood với thông báo hợp tác lớn cuối cùng chả tới đâu vì thương thảo thất bại với Legendary và Studio 8 của Jeff Robinov. Tuy nhiên, Hoa Nghị đã ký 18 hợp đồng đầu tư phim lớn với STX năm 2015.

10. Lý Ngạn Hoành, Sáng lập kiêm Giám đốc Điều hành, Baidu

Sau nhiều năm phát triển mạnh, hãng công cụ tìm kiếm khổng lồ Baidu của Lý Ngạn Hoành đã gặp ít nhiều khó khăn gần đây, chứng kiến việc giảm doanh thu đầu tiên trong quý 3. Giờ đây người cẩn thận Lý Ngạn Hoành, 47 tuổi, đã tập trung vào giải trí – tại Liên hoan phim Thượng Hải tháng 6/2016, gã khổng lồ tìm kiếm này đã hứa sẽ đầu tư 300 triệu USD vào công ty con điện ảnh mới thành lập, Baidu Noumi Pitures.

Dịch: © Ngô Bình @Quaivatdienanh.com
Nguồn: The Hollywood Reporter