Theo lời nhà đạo diễn, đó là “món quà đúng lúc” để kỷ niệm một trăm năm điện ảnh Hàn Quốc, đã phát triển vượt bậc trở thành tay chơi lớn thứ năm trong ngành công nghiệp điện ảnh thế giới về số lượt người xem, theo Viện Thống kê của UNESCO.
Mặt tiền rạp Dansungsa, rạp chiếu phim đầu tiên của Hàn Quốc, ở quận Jongno, Seoul ảnh chụp năm 1962 [Ảnh: Tư liệu quốc gia Hàn Quốc]
|
Mặc dù phòng vé chịu sự thống trị của phim nước ngoài ở những thời kỳ
nhất định trong quá khứ, điện ảnh Hàn đã đứng vững trong gần hai thập kỷ
và chiếm giữ 50,9% thị phần vào năm 2018. Xem xét thành công gần đây
tại các liên hoan phim quốc tế, nhiều người tin rằng thị trường phim Hàn
Quốc đang phát triển mạnh mẽ.
Thời non trẻCó sự
tranh cãi về thời điểm chính xác điện ảnh xuất hiện trên bán đảo Triều
Tiên là lúc nào. Đâu đó vào khoảng đầu thế kỷ 20, và có thể là vào đầu
năm 1897. Nhưng bộ phim nội địa đầu tiên của Triều Tiên là
Uirijeok Gutu (
Fight for Justice)
1919, thực sự là nửa phim nửa kịch. Phim được chiếu tại Nhà hát
Dansungsa lịch sử, trước đó chỉ chiếu phim nhập khẩu kể từ khi mở cửa
vào năm 1907.
Bộ phim năm 1921
Chungyang-Jeon được cho là phim truyện Triều Tiên đầu tiên, nhưng nhiều người coi bộ phim câm năm 1926
Arirang - do Na Woon Gyu - viết kịch bản, đạo diễn và đóng vai chính - một trong những tác phẩm quan trọng nhất thời kỳ đầu điện ảnh Triều Tiên. Bao gồm
chủ đề về niềm tự hào dân tộc và phản kháng chống lại sự cai trị của
thực dân Nhật Bản, đó là bộ phim mang tính dân tộc đầu tiên của thời kỳ
thuộc địa, thời điểm mà thực dân tìm cách tôn vinh hành động của mình
thông qua phương tiện truyền thông.
Poster phim Arirang (1926)
|
Nhiều bộ phim đã chuyền ngọn đuốc của
Arirang cho đến ngày nay, kể những câu chuyện về cuộc đấu tranh duy trì bản sắc dân tộc và lật đổ ách thống trị của Nhật Bản.
Assassination năm
2015, bộ phim có doanh thu cao thứ 11 từ trước đến nay, là câu chuyện
về những kháng chiến quân hư cấu tìm cách ám sát các nhân vật tai to mặt
lớn Nhật Bản ở Gyeongseong, tên cũ của Seoul.
Năm 2007, bộ phim câm
Crossroads of Youth
năm 1934 của Ahn Jong Hwa được phát hiện và phục chế, khiến nó trở
thành bộ phim lâu đời nhất của Hàn Quốc còn tồn tại đến ngày nay. Tất cả
những bộ phim trước đó đều thất truyền.
Thời hoàng kim sau chiến tranh và sự sụp đổSau Chiến tranh Triều Tiên 1950-1953, bán đảo Triều Tiên chia hai, ngành công nghiệp điện ảnh cũng vậy.
Khi
Hàn Quốc trỗi dậy từ đống tro tàn chiến tranh, ngành công nghiệp điện
ảnh của họ bắt đầu bùng nổ, chứng kiến số lượng phim được sản xuất tăng
theo cấp số nhân từ 15 năm 1954 lên 111 vào ngay năm sau.
The Housemaid của Kim Ki Young năm 1962
|
Năm 1962 chứng kiến những kiệt tác như
The Housemaid đầy khiêu khích của Kim Ki Young, và
Obaltan của Yu Hyun Mok, miêu tả thực tế trần trụi, tàn khốc của thời kỳ đấu tranh chật vật hậu chiến mà người dân phải trải qua.
The Coachman
của Kang Dae Jin năm 1962 đã trở thành bộ phim Hàn Quốc đầu tiên thắng
một giải thưởng quốc tế lớn, giải Gấu Bạc tại Liên hoan phim quốc tế
Berlin lần thứ 11.
Cùng năm đó, chính quyền quân sự Park Chung
Hee nắm quyền và vì thế bắt đầu một kỷ nguyên đen tối trong lịch sử
chính trị Hàn Quốc. Dưới chế độ độc tài, áp đặt kiểm duyệt nghiêm ngặt,
một bộ phim có thể bị cấm nếu có khả năng vi phạm hiến pháp hoặc làm suy
yếu chính quyền, phá vỡ trật tự xã hội, gây xích mích giữa Hàn Quốc và
các quốc gia khác, hoặc khiến người dân “buông lỏng ý chí”.
Vì sự
kìm hãm do bất đồng chính kiến xã hội, chính trị và ý thức hệ, tình dục
chiếm ưu thế trên màn ảnh, làm nảy sinh cái gọi là “phim nữ tiếp viên”
thể hiện những người hành nghề mại dâm làm nhân vật chính như
Yeong-ja’s Heydays.
March of the Fools do Ha Kil Jong đạo diễn
|
Có những bộ phim như của
March of the Fools, do Ha Kil Jong đạo
diễn, bao gồm những phê phán xã hội nặng nề và được coi là một trong
những bộ phim hay nhất thời đại này. Tuy nhiên, do mô tả xã hội dưới chế
độ Park Chung Hee, một đoạn lớn của bộ phim đã bị cắt bỏ khi được chiếu
rạp.
Chính quyền tiếp theo - được lãnh đạo bởi một nhân vật quân sự khác, Chun Doo Hwan - khác một chút.
Phim nước ngoài và nội địa có nội dung khiêu dâm tiếp tục thống trị phòng vé, chẳng hạn như
Madame Aema, là phim bán chạy nhất năm 1982.
Tuy
nhiên, những năm 1980 chứng kiến Im Kwon Taek, một trong những đạo diễn
có ảnh hưởng nhất mọi thời đại của Hàn Quốc, sải cánh. Vị đạo diễn tài
ba này đã thực hiện bộ phim
The Surrogate Woman, được công nhận
trong nước và quốc tế - với vai chính, Kang Soo Yeon, thắng giải Nữ
diễn viên xuất sắc nhất tại Liên hoan phim Venice năm 1987 - và ông vẫn
tiếp tục nổi bật trong những năm 1990 và 2000.
The Surrogate Woman của Im Kwon Taek đưa Kang Soo Yeon thắng giải Nữ diễn viên xuất sắc nhất tại Liên hoan phim Venice năm 1987
|
Sau các cuộc biểu tình khắp Hàn Quốc vào năm 1987 dẫn đến sự sụp đổ của
chế độ Chun Do Hwan, các đạo diễn được phép mở rộng phạm vi chủ đề của
họ. Tuy nhiên, các chính quyền bàn tay thép không phải là vấn đề duy
nhất làm suy yếu ngành công nghiệp điện ảnh Hàn.
Hạn ngạch trình chiếu và bước ngoặt thay đổi lớnNăm
1987, lần đầu tiên tỷ lệ phim Hàn Quốc ra rạp giảm xuống dưới 40%. Đây
cũng là năm mà các công ty điện ảnh nước ngoài được phép trực tiếp phát
hành phim ở thị trường Hàn Quốc, bắt đầu với
Fatal Attraction của Adrian Lyne.
Năm
1993 đánh dấu một trong những năm tồi tệ nhất cho điện ảnh Hàn Quốc.
Phim Hàn chỉ được trình chiếu 15,9% màn hình trên toàn quốc, con số thấp
nhất từ trước đến lúc đó, rớt dưới mức 20% trong năm thứ hai liên tiếp.
Đã có những lời kêu gọi các biện pháp bảo vệ ngành công nghiệp điện ảnh
địa phương.
Giữa những lời kêu gọi như vậy, năm 1996, chính phủ
Hàn Quốc đã củng cố hệ thống hạn ngạch trình chiếu được đưa ra từ năm
1967, buộc các rạp phải chiếu phim trong nước ít nhất 146 ngày. Điều này
tiếp tục cho đến năm 2006, khi số ngày cần thiết giảm xuống còn 73.
Seopyeonje của Im Kwon Taek năm 1993 trở thành bộ phim đầu tiên trong lịch sử vượt 1 triệu lượt xem
|
Những năm 1990 cũng chứng kiến một số phim Hàn Quốc chất lượng.
Seopyeonje của
Im Kwon Taek năm 1993 đã trở thành bộ phim đầu tiên trong lịch sử vượt 1
triệu lượt xem, và các phim kỳ ảo, giả tưởng, và phim bom tấn được sản
xuất. Đây cũng là lúc các diễn viên như Song Kang Ho, Choi Min Sik và
Sol Kyung Gu - những diễn viên vẫn đang gánh vác điện ảnh Hàn Quốc ngày
nay - bắt đầu tạo dựng tên tuổi.
Năm 1992,
Marriage Story
của Kim Ui Seok được Samsung phát hành, trở thành bộ phim Hàn Quốc đầu
tiên được một tập đoàn kinh doanh phát hành. Sự tham gia của các tập
đoàn sẽ tiếp tục định hình lại toàn bộ ngành công nghiệp điện ảnh Hàn.
Năm
1999 là một năm quan trọng đối với điện ảnh Hàn Quốc. Lần đầu tiên, tỷ
lệ phim Hàn so với phim nước ngoài không chỉ vượt mốc 30% kể từ năm 1986
- 39,7% - mà còn là năm Kang Je Gyu giới thiệu đến người hâm mộ Hàn
Quốc bộ phim bom tấn kinh phí lớn đầu tiên của nước này:
Shiri. Tất nhiên, “kinh phí lớn” có giá trị tương đối, ước tính chưa đến 9 triệu đôla, nhưng
Shiri đã trở thành bộ phim bán chạy nhất năm đó.
Những năm tiếp theo là những năm hoàng kim thực sự của điện ảnh Hàn Quốc.
Năm 1999 đạo diễn Kang Je Gyu giới thiệu Shiri, phim bom tấn kinh phí lớn đầu tiên của Hàn Quốc
|
Thập niên 2000Trước khi Park Chan Wook gây chấn động làng phim quốc tế với
Oldboy, anh đã ghi dấu ấn với bộ phim
Joint Security Area
năm 2000. Bộ phim về bốn người lính Nam và Bắc Triều Tiên có tình yêu,
hài và bi kịch và là phim có doanh thu cao nhất thời kỳ đó.
Friend của
Kwak Kyung Taek là một thành công đình đám năm 2001 mặc dù giới hạn
người xem trên 19 tuổi, và những phim nhỏ nhưng được làm tốt như
Waikiki Brothers của Im Soon Rye đã có được những người hâm mộ trung thành.
Waikiki Brothers đã khai mạc Liên hoan phim quốc tế Jeonju năm 2001, chỉ một năm sau khi liên hoan này ra đời, mở màn với
Virgin Stripped Bare by Her Bachelors của Hong Sang Soo, một đạo diễn bậc thầy khác sẽ sớm được công nhận trên vũ đài thế giới.
Nhiều người coi năm 2003 là năm tốt nhất cho điện ảnh Hàn Quốc. Đó là khi Bong Joon Ho phát hành
Memoires of Murder, chỉ vài tháng trước khi
Oldboy của Park Chan Wook ra mắt và tiến đến giải Grand Prix tại Liên hoan phim Cannes 2004.
Park Chan Wook ghi dấu ấn đầu tiên với Joint Security Area năm 2000
|
Bộ phim tâm lý năm 2003,
Silido, đã trở thành bộ phim đầu tiên của Hàn Quốc đạt doanh thu 10 triệu vé bán, một kỷ lục kéo dài chưa đến một năm khi
Taegukgi bán được hơn 11 triệu vé năm 2004. 10 triệu lượt đã đi từ cột mốc thành thước đo thành công đối với phim Hàn.
Một phim khác của Bong Joon Ho,
The Host, thành công cả về phê bình lẫn thương mại năm 2006, cũng như
Tzaza: The High Rollers cùng
năm đó. Ngành công nghiệp điện ảnh Hàn đã mở rộng về phạm vi, và các bộ
phim thuộc nhiều thể loại - khai thác bạo lực, kinh dị, phim nghệ thuật
và nhiều loại khác - xuất hiện.
Một xu hướng khá đáng tiếc vào
thời điểm đó là cơn thịnh nộ của cái gọi là “hài gangster” -- hầu hết là
những phim cười rẻ tiền và cốt truyện có thể đoán trước. Những phim như
thế không sống sót qua thập kỷ đó.
Cùng năm, Kim Ki Duk, người sẽ giành giải Sư tử vàng
Pieta sau đó gần một thập kỷ, đã phát hành bộ phim được đạo diễn với tay nghề bậc thầy
Spring, Summer, Fall, Winter... and Spring, và bộ phim kinh điển
Save the Green Planet! của Jang Joon Hwan cũng được phát hành.
A Tale of Two Sisters, một bộ phim được đánh giá cao khác của Kim Jee Woon, là một tác phẩm điện ảnh khác trong năm 2003.
Jang Dong Gun trong phim Taegukgi năm 2004, bán được hơn 11 triệu vé
|
Thành công nối tiếp nhau của
Old Partner và
Breathless năm 2008 chứng minh rằng phim độc lập cũng có khả năng thành công thương mại lớn.
The Chaser
thành công đình đám năm 2008 đã giới thiệu đến người hâm mộ Hàn Quốc
hai diễn viên sẽ là gương mặt đại diện cho điện ảnh nước này nhiều năm
sau đó: Kim Yoon Seok và Ha Jung Woo.
Một loạt các tác phẩm đình đám - những phim hơn 10 triệu lượt xem bắt đầu với
The Thief
năm 2012 - cho thấy công nghiệp điện ảnh Hàn vẫn đang phát triển mạnh
về độ nổi tiếng: 11 phim Hàn có doanh thu cao nhất được phát hành trong
thập niên 2010.
Những tranh cãi gần đâyThị trường
phim của Hàn Quốc đã phát triển vượt mọi kỳ vọng. Mặc dù ngân sách vẫn
chưa ngang với Hollywood, nhưng chắc chắn đã tăng lên. Nhưng vẫn còn
những vấn đề lẩn khuất.
Cảnh trong phim Pieta của Kim Ki Duk thắng giải Sư tử vàng Liên hoan phim Venice lần thứ 69 năm 2012
|
Cái chết của nhà biên kịch Choi Go Eun đã làm sáng tỏ về điều kiện làm
việc không thỏa đáng của các đoàn làm phim. Biên kịch Choi khi đó 33
tuổi đã được đưa tin là nghèo khổ sau khi một loạt các dự án thất bại.
Năm
2016, Hội đồng Điện ảnh Hàn Quốc, Công đoàn Lao động Điện ảnh Hàn Quốc
và Hiệp hội các nhà sản xuất phim Hàn Quốc đã thực hiện một cuộc khảo
sát chung cho thấy mức lương trung bình hàng tháng của một nhân viên
ngành công nghiệp điện ảnh là 1,64 triệu won (1.378 đôla) - ít hơn mức
lương tối thiểu hàng tháng cho một hộ gia đình bốn người (1,75 triệu
won). Khảo sát còn cho thấy các thành viên của đoàn làm phim làm việc
trung bình 12,8 giờ mỗi ngày, 5,45 ngày một tuần, với 69,4% cho biết họ
không bao giờ đi nghỉ.
Từ sau cái chết của biên kịch Choi, một
hợp đồng lao động tiêu chuẩn cho nhân viên làm phim đã được soạn thảo,
nhưng không phải mọi công ty chế tác đều sử dụng. Đạo diễn Bong, đã sử
dụng hợp đồng tiêu chuẩn đó khi quay
Parasite, cho biết ông cảm thấy ngành công nghiệp này đang được “bình thường hóa” bởi các tiêu chuẩn mới.
Đạo diễn Bong Joon Ho (trái) cùng nam chính của Parasite, Song Kang Ho, và Cành cọ vàng Cannes 2019 dành cho bộ phim
|
Theo Hội đồng Điện ảnh Hàn Quốc, chỉ có 36,3% phim có ngân sách hơn 400
triệu won sử dụng các hợp đồng mới trong năm 2015, nhưng con số đó đã
tăng lên 77,8% vào năm 2018. Nhưng cuộc khảo sát này không bao gồm các
phim có ngân sách thấp, chiếm cho 589 trong số 652 bộ phim được làm
trong năm 2018.
Tranh cãi gần đây nhất do hai bộ phim
The Thieves và
Masquerade gây
ra, cả hai đều được phát hành vào năm 2012 và bán được hơn 10 triệu
lượt vé mỗi phim. Đạo diễn Kim Ki Duk đã cáo buộc rằng các bộ phim do
các công ty lớn phân phối đang “độc quyền” màn hình, một cuộc tranh cãi
ngày càng gay gắt khi mà
The Admiral: Roared Currents - do khổng lồ CJ Entertainment phát hành - đã ấn định kỷ lục mọi thời đại với 17,6 triệu lượt xem năm 2014.
Không
như vấn đề về hạn ngạch trình chiếu trong quá khứ, trong đó đưa phim
Hàn đối đầu với phim nước ngoài, tranh cãi mới này tập trung vào phim
kinh phí lớn so với phim kinh phí nhỏ.
Avengers: Endgame của
Marvel, trở thành phim nước ngoài có doanh thu cao nhất mọi thời đại ở
Hàn Quốc mới đây, đã làm bùng lên tranh cãi dữ dội khi biết rằng bộ phim
do Disney phân phối đó có thời điểm được trình chiếu trên 2.835 màn
hình khắp Hàn Quốc - số lượng màn hình cao nhất cho bất kỳ bộ phim nào
trong lịch sử điện ảnh Hàn Quốc.
Bên trong một rạp chiếu trang bị màn hình 4DX và ScreenX, công nghệ
mới nhất của khổng lồ CJ CGV của Hàn Quốc, cho phép trải nghiệm chìm
ngập khi xem phim
|
Tháng trước, Bộ trưởng Văn hóa Hàn Quốc Park Yang Woo cho biết chính phủ
nước này đang cân nhắc giới hạn số lượng màn hình trên mỗi bộ phim, đáp
lại lời kêu gọi ngày càng tăng để ngăn chặn phim bom tấn “độc quyền”
rạp chiếu.
Dịch: © Yên Khuê @Quaivatdienanh.com
Nguồn: Korea Herald