Có một bí mật mà ai cũng biết, đó là thị trường Trung Quốc bùng nổ đang
có tầm ảnh hưởng rất lớn tới cách Hollywood sản xuất phim ngày nay.
Một khán giả xem phim không chuyên có thể không biết, những phim lớn
nhất của Hollywood được chỉnh sửa một cách khéo léo để trở nên hấp dẫn
hơn ở Trung Quốc, một thị trường phòng vé mà, theo một số đánh giá, sẽ
vượt giá trị của thị trường Mỹ và trở thành thị trường phim điện ảnh lợi
nhuận nhất thế giới vào năm 2017.
Nhưng khán giả có nên lo lắng
về những thay đổi với những phim tương lai không? Chính xác thì Trung
Quốc đã ảnh hưởng Hollywood thế nào trong năm nay?
Khương Văn trong phim Star War: Rogue One sẽ ra rạp cuối năm nay
|
Kể cả một số phim lớn nhất thế giới cũng phải có một chỉnh sửa để thành công ở Trung Quốc năm ngoái,
Star Wars: The Force Awakens
không nhắm tới thị trường Trung Quốc lắm, và vì thế doanh thu của phim ở
đây thấp hơn dự đoán của Lucasfilm. Bộ phim dựa hoàn toàn vào tình cảm
khán giả từng có với bộ ba phim gốc, và ba phim này mới chỉ được chiếu ở
Trung Quốc vào đầu năm ngoái. Kết quả là
The Force Awakens chỉ (“chỉ”) thu về 124,2 triệu USD ở Trung Quốc, so với tổng doanh thu toàn cầu 2 tỉ USD của bộ phim.
Nói cách khác, chắc hẳn việc Chân Tử Đan và Khương Văn xuất hiện trong phần tiếp theo của loạt phim này,
Rogue One,
không hề là sự trùng hợp. Để tăng cảm tình của khán giả Trung Quốc với
Disney, Nhà Chuột cũng sắp mở công viên mới ở Thượng Hải vào tháng 6.
Disney sẽ chuyền lại một lượng quyền quản lý và sản xuất đồ chơi liên
quan lớn chưa từng thấy cho Trung Quốc.
Những thỏa thuận ngoài lề
này có thể giúp một số phim của họ có được chỗ đứng trong thị
trường Trung Quốc màu mỡ. Một năm, Trung Quốc chỉ được nhập 34 phim nước
ngoài – vì thế những bộ phim quy mô vừa và nhỏ sẽ không phải quan tâm
nhiều đến khán giả Trung Quốc, nhưng những phim bom tấn lớn lại chịu
nhiều áp lực hơn. Trong năm 2016, Hollywood đã có nhiều nỗ lực “nịnh”
khán giả Trung Quốc, từ quy mô “xuất hiện trong nháy mắt” tới những pha
phô trương thô kệch và có phần vụng về. Nếu sử dụng một khẩu hiệu khác
từ một thương thiệu châu Á khác, thì phải hỏi: Bạn có bắt được hết tất
cả không?
Deadpool — Tháng 2Các cơ quan kiểm duyệt Trung
Quốc thường làm việc với Hollywood để “làm sạch” phim xếp loại R, biến
chúng trở nên phù hợp hơn với thị trường Trung Quốc. Nhưng tưởng tượng
xem, phải làm sạch
Deadpool thế nào mà không xóa hết câu chuyện
của nó? Bộ phim với lời thoại tục tĩu đắc ý này đã không đồng ý thương
lượng, và vì thế bị cấm chiếu ở Trung Quốc.
Hậu quả thế nào?
Deadpool vượt
quá tất cả mong đợi của mọi người và trở thành phim có doanh thu cao
thứ sáu trong năm 2016 tính tới thời điểm này. Vì thế, cần quái gì phòng
vé Trung Quốc chứ?
Các phim Disney Animation/Pixar — Tháng 3 – Tháng 6 Thành công của các phim
Star Wars trong
tương lai có thể còn chưa định, nhưng phim hoạt hình Disney vẫn đang
thu hoạch từ Trung Quốc. Một lý do tạo nên hiện tượng này cũng là vì
những phim như
The Jungle Book, Zootopia, và
Finding Dory
rất dễ lồng tiếng Trung. Điều đó có thể là lý do khiến ba bộ phim này
trở thành phim có doanh thu cao thứ hai, ba và năm ở phòng vé toàn cầu
tính tới nay: cả ba phim đều có doanh thu khá ổn ở Trung Quốc. (Nhất là
Zootopia:
phiên bản Trung Quốc của phim này đưa một chú gấu trúc vào vai biên tập
viên truyền hình thời sự trong phim.) Việc nhân vật chính của phim là
một cô thỏ và một chú cáo – cả hai đều là những nhân vật quan trọng
trong các truyền thuyết Trung Quốc – cũng không phải là quyết định ngẫu
nhiên. Nhưng phong cách vui nhộn của bộ phim còn quan trọng hơn. Năm
ngoái, Pixar không thành công lắm với bộ phim mang tính cảm xúc và có
những khái niệm phức tạp hơn như
Inside Out khi phim này chiếu ở Trung Quốc, nhưng sự lạc quan yêu đời của
Dory lại biến phim này thành phim thành công của Pixar ở Trung Quốc tính từ trước với nay.
Zootopia
còn được chiếu thêm hai tuần quá mức 30 ngày thường thấy với các phim
khác – một sự ưu tiên chưa từng có từ phía Trung Quốc, đối tác công viên
mới của Disney.
Nếu những bộ phim hoạt hình đầy nắng này có khắc tinh, thì đó là
Batman v Superman: Dawn of Justice.
Trong tuần thứ hai chiếu ở Trung Quốc, doanh thu của phim giảm với mức
chóng mặt: 85% và lập tức bị các nhà phân phối Trung Quốc ngừng chiếu.
Có thể vì quá tự tin với sức hút của hiệp sĩ bóng đêm, bộ phim không có
chi tiết nào nhìn nhận sự tồn tại của thị trường Trung Quốc, vì thế
những chú thỏ và cáo của Disney đã nhảy qua cả anh hùng dơi.
Hiệu quả thế nào? Chỉ cần nhìn doanh thu là biết.
Captain America: Civil War — Tháng 5Nhiều người
có thể không để ý tới việc bộ phim siêu anh hùng gần đây nhất của Marvel
lại áp dụng hình thức đưa sản phẩm vào phim một cách khá lộ liễu. Tony
Stark (và một số thành viên Avengers khác) đã đổi từ việc dùng điện
thoại LG sang dùng điện thoại Vivo. Nếu bạn chưa nghe tên, đây là một
thương hiệu điện thoại Trung Quốc không được bán ở Mỹ, và chắc chắn
không phải là thương hiệu phải có của một thiên tài công nghệ tỉ phú.
Sascha Segan của
Tạp chí PC giải thích với Geek.com:
Vivo
là một thương hiệu điện thoại giá rẻ của Trung Quốc, không phân phối
sản phẩm ở Mỹ. Nó là thương hiệu của tập đoàn mang tên BBK, với ba
thương thiệu điện thoại: Oppo, Vivo, và OnePlus. Oppo là dòng cao cấp,
Vivo là dòng giá rẻ hơn và OnePlus là dòng cho giới nghệ thuật ăn chơi.Dù
là Tony đột nhiên hứng lên pha trò và quyết định chuyển sang dùng điện
thoại Vivo và thuyết phục được các đồng đội cũng đổi theo, chắc chắn
chính phủ Mỹ sẽ không cho phép anh – một người cộng tác với chính phủ -
dùng một thương hiệu điện thoại không phổ biến được làm bởi nhà sản xuất
Trung Quốc, nhất là sau những thị phi quanh các hãng như Huawei và ZTE
và những câu hỏi về việc độ bảo mật của những sản phẩm này.” Chẳng ai
nói việc đưa sản phẩm vào phim là cách quảng cáo ưu nhã, nhưng thường
thì nó không tạo nhiều lỗ hổng trong cốt truyện đến vậy.
Có hiệu quả không? Đương nhiên là có.
Warcraft: The Beginning — Tháng 6Sự tồn tại của phim
Warcraft
có thể đã được cho là một bài nịnh phòng vé Trung Quốc. Trong năm 2011,
khoảng 3,2 triệu trong số 6 triệu người chơi trò chơi này sống ở Trung
Quốc, và bản thân bộ phim – với các nhân vật đồ họa vi tính – được làm
nên để khiến việc lồng tiếng trở nên dễ dàng hơn. Dàn diễn viên của
Warcraft còn có Ngô Ngạn Tổ. Dù khán giả Mỹ có thể biết anh qua phim truyền hình
Into the Badlands,
ở Trung Quốc, hình ảnh của anh là không thể thiếu và anh là một ngôi
sao lớn ở đây. Có thể chẳng ai nhận ra anh trong lốt nhân vật quỷ
Gul’dan, nhưng sự tồn tại và nhiệt tình của anh trong các chuyến tuyên
truyền phim giúp ích rất nhiều.
Bộ phim cũng được ra mắt vào dịp
Lễ Đoan Ngọ của Trung Quốc, khiến nhiều khán giả có thời gian tới rạp
hơn. Với việc chiến lược này thành công, sau này có thể sẽ có thêm nhiều
phim được ra mắt gần các dịp lễ tết của Trung Quốc. Ở Mỹ,
Warcraft
thu về 47,2 triệu USD trên ngân sách sản xuất 160 triệu USD, nhưng toàn
cầu, phim có doanh thu 433 triệu USD. Hơn một nửa trong số đó, 200,8
triệu USD là từ Trung Quốc.
Có hiệu quả không? Có chứ!
Now You See Me 2 — Tháng 6Now You See Me
(2013) có doanh thu tạm ổn ở Mỹ (117 triệu USD) nhưng nếu bạn đang
không hiểu sao phim lại phải có phần hai, thì câu trả lời là doanh thu
toàn cầu (234 triệu USD). Biết rõ sức hút của phim nằm ở đâu, đạo diện
mới của loạt phim này, Jon M. Chu, đưa ngôi sao Đài Loan Châu Kiệt Luân
vào phim và đưa một phần bối cảnh bộ phim tới Macau. Nhưng Chu nói với
Vulture đây không phải là quyết định để nịnh Trung Quốc:
Chúng
tôi muốn đưa bộ phim ra thế giới, và có thể có một số ý tưởng nhằm quản
bá, nhưng về phía tôi, đây không phải nỗ lực hiện hữu. Chúng tôi không
tự nhủ là phải đưa Châu Kiệt Luân vào thì mới có được cái này hay cái
kia. Chúng tôi biết phần đầu thành công ở Trung Quốc, nhưng chúng tôi
không tự hỏi, đi đâu ở Trung Quốc để làm phim thì được nhỉ?
Hiệu quả ra sao? Cứ cho là Lionsgate khá hài lòng đi.
Independence Day: Resurgence — Tháng 6Trong phim, người mẫu kiêm diễn viên Trung Quốc Angelababy đóng vai Rain Lao, một phi công. Như
Captain America,
Independence Day
đưa vào phim một số công nghệ Trung Quốc, như QQ, dịch vụ chat trực
tuyến. Khi nhân vật của Liam Hemsworth gọi bạn gái ở Trái đất và bị
người ngoài hành tinh phá rối, màn hình của anh mang dòng chữ: “QQ đã bị
ngắt kết nối” và “Cảm ơn bạn đã dùng dịch vụ của QQ”. Moon Milk, sản
phẩm mới nhất của công ty sữa Trung Quốc Mengniu cũng xuất hiện một cách
quá lộ liễu nhận được nhiều cái đảo mắt của khán giả Trung Quốc và
những lời phàn nàn từ khán giả Mỹ.
Hiệu quả không? Nói gì thì nói, cũng khá hiệu quả đấy.
Star Trek Beyond — Tháng 6Quyết định tiết lộ
rằng nhân vật của John Cho, Hikaru Sulu là một người đàn ông đồng tính
có chồng con hạnh phúc cũng chịu nhiều phản đối và thị phi ở Mỹ. Nhưng
theo Cho, kể cả cảnh ngắn về gia đình Sulu cũng là đã được gọt từ một
cảnh lãng mạn hơn. “Ban đầu còn có cảnh hôn, nhưng tôi nghĩ nó bị cắt
rồi,” Cho nói với
Vulture. (Đúng thế.) Dù đồng biên kịch Simon
Pegg nói quyết định cắt cảnh hôn không phải là để kiêng kỵ gì, nhưng
phiên bản cuối cùng hóa ra lại đủ mập mờ để khán giả có thể hiểu đây chỉ
là một tình bạn. Đương nhiên, qua những phỏng vấn với dàn diễn viên, ai
ai ở Mỹ cũng biết Sulu là người đồng tính có gia đình. Nhưng Trung Quốc
có luật kiểm duyệt nghiêm ngặt đối với sự thể hiện đồng tính trên màn
ảnh. Dù cảnh hôn có phải bị cắt để xoa dịu một số khán giả Mỹ hay không
thì nó cũng khiến bộ phim dễ dàng “qua cửa” ở Trung Quốc hơn.
Star Trek Beyond (không có hôn hít gì cả) ra mắt ở Trung Quốc vào tháng 9.
Có hiệu quả không? Hãy chờ xem.
Ghostbusters — Tháng 7Một nhân vật có thể là
đồng tính khác cũng được thuyên giảm cho khán giả đại chúng là Holtzmann
của Kate McKinnon. Khi được hỏi liệu nhân vật này có phải đồng tính
không, đạo diễn Paul Feig nói với
Daily Beast, “Tôi không muốn
trả lời mập mờ… nhưng khi đang làm việc với hãng và về những vấn đề này…
Nếu bạn biết Kate, thì bạn sẽ thấy cô ấy là người toàn tính luyến ái,
ai ai ở bên cô ấy cũng có thể yêu cô ấy và cô ấy sẵn sàng yêu tất cả mọi
người. Nhưng tôi muốn nhân vật thể hiện bản chất qua phim.”
Nhưng nếu việc trả lời mập mờ này là để vỗ về bên Trung Quốc, cuối cùng cũng chẳng để làm gì:
Ghostbusters đã không được chiếu ở Trung Quốc vì có những yếu tố siêu nhiên. (Hóa ra Trung Quốc sợ ma.) Năm ngoái,
Crimson Peak của Guillermo del Toro cũng chịu chung số phận này. Vậy sau đây, các hãng phim lớn sẽ không làm phim về ma quỷ nữa?
Hiệu quả thế nào? Thất bại hoàn toàn.
Jason Bourne — Tháng 7Khán giả có thể không đoán được lý do Matt Damon lại có ít lời thoại tới thế trong phim
Bourne mới. “Vấn đề với các phim này là,” đạo diễn Paul Greengrass nói với
The Guardian,
“chúng không phải phim bình thường. Với phim theo thương hiệu, bạn phải
đi cùng nhịp với giới trong ngành và hãng phim phải có sản phẩm. Vì thế
bạn bắt đầu với ngày ra mắt. Họ nói họ muốn có phim Bourne mới ra mắt
vào mùa hè năm X. Rồi lúc đó mới tính tới kịch bản và phần lớn thời
gian, không làm kịp kịch bản.” Nhưng
The Guardian cũng đưa ra giả thuyết rằng việc nhân vật có ít lời thoại sẽ khiến có ít thứ bị mất nghĩa trong quá trình chuyển ngữ hơn.
Đó
có thể là lý do những anh hùng bom tấn hiện ngày càng trầm lặng hơn.
Những ngôi sao bằng da bằng thịt như Henry Cavill (chỉ có 43 lời thoại
trong
Batman v Superman: Dawn of Justice) và Tom Hardy (chỉ có 52 lời thoại trong
Mad Max: Fury Road) hiện gần như đang bị lép vế bên cạnh những bộ phim ít con người như
Transformers.
Bourne phiên bản mới nhất mới chỉ thu về 60 triệu USD tại phòng vé Mỹ, và vẫn đang chiếu ở Trung Quốc.
Có hiệu quả không? Hãy chờ xem.
Tương laiSự thành công của
Warcraft chính là mô
hình để ta tiên đoán tương lai đối với Hollywood và Trung Quốc. Ngôi sao
của cả hai nước Thành Long từng cho biết, thành công của bộ phim “đã
khiến người Mỹ phải sợ hãi. Nếu chúng tôi có thể khiến một bộ phim có
doanh thu 1,3 tỉ USD thì các nhà làm phim sau này sẽ phải học tiếng
Trung chứ không phải người Trung Quốc học tiếng Anh nữa.”
Warcraft
chỉ là một phim đầu tiên dưới sự hợp tác của hai hãng Universal và
Legendary, một hãng hiện đang là công ty con của tập đoàn Trung Quốc
khổng lồ, Wanda Media Group. Bộ đôi này sẽ hợp tác làm
Kong: Skull Island và
The Great Wall
— bộ phim của đạo diễn Trung Quốc Trương Nghệ Mưu, gần đây bị chỉ trích
khi đưa Matt Damon da trắng vào vai chính trong một câu chuyện Trung
Quốc. Nhưng đó là cái giá của việc muốn làm hài lòng cả hai bên.
Nhưng
Universal không phải là hãng duy nhất đang có sự hợp tác kiểu này. Mùa
thu năm ngoái, Warner Bros. công bố hợp đồng hợp tác tương tự với China
Media Capital — một hãng đầu tư tài chính được chính phủ Trung Quốc ủng
hộ - tạo nên hãng phim có trụ sở ở Hồng Kông Flagship Entertainment, với
chi nhánh ở Bắc Kinh và Los Angeles. Công ty này sẽ “sản xuất một kho
phim bom tấn tiếng Trung”. Dreamworks cũng đang hợp tác với C.M.C., hãng
giúp phân phối
Kung Fu Panda 3 vào năm nay.
Những hợp
đồng liên doanh này đang tạo nên sự thay đổi, từ những phim Mỹ với những
yếu tô mang tính nịnh bợ Trung Quốc được nhét vào, tới việc sản xuất
những câu chuyện và bộ phim với mục tiêu hướng tới thị trường và văn hóa
Trung Quốc một cách thuần khiết hơn. Phim thành công nhất ở phòng vé
Trung Quốc năm nay là phim tiếng Trung
The Mermaid, của đạo diễn Châu Tinh Tr.
Matt Damon trong phim The Great Wall sẽ phát hành năm 2017
|
“Người Trung Quốc rất yêu thích văn hóa của mình,” Bill Borden, một cố vấn sản xuất của bộ phim ở Los Angeles, nói với
The Hollywood Reporter.
“Đó là lý do Châu Tinh Trì được yêu thích tới thế: trong phim của anh
có hàng triệu những gợi ý và chi tiết mà bạn sẽ không hiểu được nếu
không phải người Trung Quốc. Để tiến vào thị trường Trung Quốc, chúng ta
cần trở nên tinh nhạy hơn khi tiếp cận văn hóa của họ.”
Hóa ra là việc nhét thương hiệu điện thoại hay một vai khách mời vào cũng chưa hẳn là đủ.
Dịch: © Xuân Hiền @Quaivatdienanh.com
Nguồn: Vanity Fair