Nhân vật & Sự kiện

Sự lên ngôi của phim thảm họa Hàn Quốc

26/09/2016

Trong những điều mà điện ảnh Hàn nổi tiếng với thế giới có khả năng làm phim xuyên thể loại. Ngoài những thể loại chính như phim bi và gangster, các nhà làm phim Hàn đã vươn tới những thể loại tham vọng hơn và một phong cách đã trở nên ngày càng nổi bật vài năm qua là phim thảm họa

Mùa hè vừa rồi đón chào hai xuất phẩm mới của thể loại này, Train to Busan (phát hành ở Việt Nam với tựa Chuyến tàu sinh tử) và The Tunnel / Đường hầm. Một phim khác, Pandora, đang ở giai đoạn hậu kỳ. Nhưng cách đây chưa lâu thể loại này hãy còn hoàn toàn mới mẻ với điện ảnh Hàn.

Sự tiến hóa của phim bom tấn Hàn Quốc

Sau một thập niên triển vọng thương mại ngày càng tăng và tiến bộ công nghệ nhanh chóng, phim thảm họa, một thể loại phim rất tốn kém hầu như chỉ dành cho những nền điện ảnh lớn nhất và thành công nhất bất ngờ trở thành một lựa chọn có thể làm được ở Hàn Quốc. Sau nhiều năm những phim ly kỳ pha trộn ý tưởng cao siêu được phô trương là bom tấn của năm, các nhà làm phim Hàn không còn nhụt chí trước khả năng làm phim hoành tráng nặng kỹ xảo.

Tuy nhiên, sau những phim ly kỳ mãn nhãn, phim thảm họa còn cung cấp sức hấp dẫn độc đáo với khán giả Hàn, vì gợi nhắc những giai đoạn khó khăn của Hàn Quốc, dù đó là vụ thất bại trong việc xây dựng Trung tâm mua sắm Sampoong và Cầu Seongsu hay những vụ thiệt mạng do hỏa hoạn và xử lý tệ hại trước sự cố. Mặc dù nhắc nhở lịch sử đau thương có thể không là công thức thành công phòng vé, ở Hàn Quốc, những phim bóng gió về những khía cạnh đen tối của xã hội từng có thời và lại được trình chiếu để khai mạch cho những nỗi bất mãn và những nỗi đau bị bưng bít.

Tất nhiên, làn sóng mới của phim thảm họa ở Hàn không tự nhiên mà có. Những trải nghiệm xem phim kinh phí lớn đã bắt đầu từ năm 1996 với The Gingko Bed của Kang Je Kyu, tiến bộ vượt bậc trong phim Swiri của ông năm 1999 và tiếp tục phát triển bằng những cú nhảy vọt suốt những năm đầu của thiên niên kỷ mới.

Bắt đầu năm 2004, ra mắt TaeGukGi: Brotherhood Of War, cũng của Kang Je Kyu, công nghiệp điện ảnh Hàn bắt đầu thể hiện những dấu hiệu đã sẵn sàng xử lý những thể loại làm phim kinh phí lớn táo bạo hơn. Điều đó trở nên rõ ràng hơn năm 2006, với The Host của Bong Joon Ho, là một phim thảm họa quy mô lớn.

Đến những thảm họa có thật

Sóng thần Haeundae 2009

Kỷ nguyên thực sự của phim thảm họa bắt đầu năm 2009, khi Yoon Je Kyun, từng là đạo diễn và nhà sản xuất thành công những phim hài tầm trung như các phim Sex Is Zero (2002, 2007), đến thời với sử thi sóng thần đầy tham vọng Haeundae, thành công đình đám với hơn 11 triệu lượt xem.

Do Sul Kyung Gu, Ha Ji Won, Uhm Jeong Hwa và Park Joong Hoon đóng chính, phim kết hợp yếu tố bi kịch khi phát triển mối quan hệ giữa các thành viên của một cộng đồng trong một tiếng đồng hồ đầu phim trước khi chuyển sang bùng nổ với đợt sóng thần ập xuống Haeundae, bãi biển nổi tiếng ở thành phố cảng Busan, trong nửa sau của bộ phim. Phim sử dụng hiệu ứng kỹ xảo tinh tế lần đầu tiên được thấy trên phim Hàn tính đến thời điểm đó.

The Tower

Thành công ‘khủng’ của Haeundae khuyến khích điện ảnh Hàn và mặc dù mất vài năm để bóng lăn, năm 2012 điện ảnh Hàn dậy sóng với một vài tựa phim thảm họa mỗi năm. Đầu tiên trong số đó là Deranged của Park Jung Woo hè 2012. Với Kim Myung Min trong vai người đàn ông đã kết hôn cố gắng bảo vệ gia đình mình khi một dịch bệnh kỳ lạ khiến hàng ngàn người chết ở Hàn Quốc, phim là một thành tích chắc tay, với hơn 4,5 triệu lượt xem.

Ngay cuối năm đó, phim hỏa ngục The Tower của Kim Ji Hoon đạt đỉnh với chỉ 5,2 triệu lượt xem. Là một bom tấn khác với Sul Kyung Gu, phim miêu tả hỗn loạn tiếp sau một vụ hỏa hoạn lan tràn các tầng trên của một tòa nhà chọc trời ở Seoul và lính cứu hỏa cố gắng cứu người bị kẹt bên trong. Cũng như Haeundae Deranged, phần lớn câu chuyện dành vào việc xây dựng mối quan hệ giữa các nhân vật trong nửa đầu phim để dẫn đến bi kịch cao trào.

Snowpiercer 2013

Hè 2013 đem đến một số phim thảm họa, trong giả tưởng tận thế Snowpiercer của Bong Joon Ho và The Terror, LIVE của Kim Byung Woo, và dịch cúm ly kỳ The Flu. Cả ba phim đều ra rạp tháng 8 và trong khi hai phim đầu tiên đào được mỏ vàng phòng vé, The Flu trở thành phim thảm họa đầu tiên (và duy nhất cho đến nay) không thành công. Với Su Ae và Jang Hyuk trongvai hai cư dân của Bundang, ngoại ô Seoul, bị kẹt lại khi một virus nguy hiểm đang lan tràn nhanh chóng, The Flu gần với giọng điệu của Deranged dẫn đến ấn tượng phim không giới thiệu được cái gì mới. Phim đạt thành tích khiêm tốn và kết thúc với chỉ 3,1 triệu lượt xem.

Phim thảm họa trở lại

Vài năm qua phim thảm họa lùi vào hậu trường khi dàn phim kinh phí lớn của năm nay hầu như bị nuốt chửng bởi xu thế thành công của những phim về thời Joseon, gồm có Masquerade (2012) và Roaring Currents (2014). Nhưng 2016 chứng kiến thể loại này trở lại dữ dội, chiếm lấy hai chỗ cao nhất đáng thèm muốn của mùa phim hè. Đó là bom tấn zombie Train to Busan của Yeon On Sang Ho và phim cứu hộ kịch tính The Tunnel. Phía trước, tuy chưa xác định lịch phát hành, là Pandora, lần cộng tác mới giữa Park Jung Woo và Kim Myung Min.

The Tunnel 2016

Tiếp sau bộ phim được mời tham dự Cannes đạt thành công về thương mại và phê bình A Hard Day (2014), Kim Seong Hun trở lại với The Tunnel, do Ha Jung Woo trong vai người đàn ông của gia đình bị kẹt trong đường hầm đổ sụp và phải chiến đấu để sinh tồn. Bae Doo Na trong vai vợ anh cố gắng liên lạc với chồng từ điểm cứu hộ và Oh Dal Su là trưởng nhóm cứu hộ.

Trong khi đó, đạo diễn con cưng của phim hoạt hình độc lập Yeon Sang Ho nhảy vào hàng ngũ phim lớn với Train to Busan, tiếp nối những sự kiện xảy ra trong phim hoạt hình Seoul Station của anh, là phim bế mạc Liên hoan phim kỳ ảo Bucheon cuối tháng 8. Với Gong Yoo trong vai một người cha đi cùng con gái trên chuyến tàu tốc hành từ Seoul đi Busan đã bị nhiễm dịch zombie, phim đã thu hút sự chú ý mạnh mẽ tại Liên hoan phim Cannes khi trình chiếu trong hạng mục Midnight Screenings.

Train to Busan 2016

Thời gian sẽ cho biết những phim này so với các phim thảm họa Hàn trước đó ra sao, cả về phê bình lẫn thương mại, nhưng đến nay, xem ra thảm họa là thể loại mà các hãng phim Hàn đặt rất nhiều niềm tin.

Dịch: © Ngân Mai @Quaivatdienanh.com
Nguồn: The Hankyoreh