Nhân vật & Sự kiện

Những thay đổi của tuổi trung niên Hàn Quốc thể hiện trên phim truyền hình

28/02/2013

“Tôi có thể làm được gì ở tuổi này?” là câu hỏi của Jeong Un O trong Lover, một phim truyền hình của đài MBC sản xuất năm 1996. Sau đó, anh thừa nhận rằng khi gần 40, anh không còn có thể sống cho riêng bản thân mình mà thay vào đó phải tập trung cho gia đình.

Nhưng thời gian rõ ràng đã thay đổi.

Kim Do Jin trong phim truyền hình được đánh giá cao và mang tính đương đại hơn A Gentleman’s Dignity có những suy nghĩ khác về nghĩa vụ của mình.

Trong một tập phim, nhân vật này, vừa bước qua tuổi 40, đặt ra câu hỏi: “Tại sao tôi phải dành những đồng tiền mà mình khó khăn kiếm được cho vợ con?”

Trong phim truyền hình Hàn Quốc năm 2012 A Gentleman’s Dignity, thường được so sánh với
Sex and the City, bốn người đàn ông đầu độ tuổi 40, trong đó có nhân vật Kim Do Jin (Jang Dong Gun đóng,
thứ nhì từ trái sang), theo đuổi một phong cách sống tự do và thời thượng
[Ảnh: JoongAng Ilbo]

Thay vì bỏ tiền vào việc giáo dục trẻ nhỏ đắt đỏ và xa xỉ, nhân vật này muốn dành thời gian và tiền bạc cho chính bản thân mình, tránh những truyền thống như hôn nhân.

Và theo một số chuyên gia, ngày càng nhiều đàn ông Hàn Quốc ở tuổi 40 bắt đầu nghĩ về những nhu cầu của chính bản thân họ - một sự thay đổi quan trọng từ khuôn mẫu những người cha người mẹ ám ảnh về con cái thường được khắc họa trên truyền thông.

Một trong những phụ huynh nổi loạn này là nhân viên tài chính 47 tuổi họ Lee. Gần đây anh đã nóng giận với vợ mình về mội vài điều anh muốn riêng cho bản thân.

“Tôi chỉ muốn mua một chiếc áo khoác lông mới cho mình, nhưng vợ tôi nói chúng tôi không có khả năng chi trả,” anh cho JoongAng Sunday biết. “Nhưng cô ấy dành hơn ba triệu won [2.770 đôla] mỗi tháng thuê gia sư riêng cho con chúng tôi.”

Mặc dù Lee và vợ anh đều làm việc, thu nhập của họ vẫn không đủ để trả cho chi phí liên quan đến cậu con trai của họ. Cặp đôi này chỉ để dành được dưới một triệu won mỗi tháng.

Vào cuối tuần, Lee dành toàn bộ thời gian của mình đưa con trai từ trường tư này đến trường khác dưới áp lực từ vợ anh.

“Tôi muốn lấy lại cuộc đời mình,” Lee nói. “Tôi sẽ được gì khi tôi làm thế này? Liệu con trai tôi có nhiệt tình phụng dưỡng tôi khi tôi già và về hưu? Thế hệ trẻ hơn sẽ không thiết tha chăm sóc cha mẹ. Cha mẹ ở thế hệ chúng tôi cần tận hưởng cuộc sống và chuẩn bị cho việc nghỉ hưu.”

Theo Lee, nhiều bậc cha mẹ cùng tuổi anh cũng đang suy nghĩ lại về những ưu tiên của mình.

“Có nhiều cặp cha mẹ nghĩ giống tôi đặc biệt là ở Gangnam, và những người thông thái thì đã cắt giảm chi phí thêm cho việc học tư của lũ trẻ,” anh nói.

Trong phim truyền hình năm 1996 Lover, nhân vật chính Un O (trái) nghĩ anh đã qua
đỉnh cao khi gần 40. Anh từ bỏ giấc mơ của mình để tập trung vào gia đình
[Ảnh: JoongAng Ilbo]

Một nhân viên văn phòng khác, họ Park, đã thay đổi lại cách chi tiêu ngân sách của mình.

Anh có hai cô con gái đang học tiểu học và dành dưới 500.000 won mỗi tháng vào việc thuê gia sư.

“Tất cả những lớp học tư?? Tôi không thấy chúng là cần thiết,” Park giải thích.

Thay vào đó, anh quyết định cùng con tập trung vào âm nhạc và thể thao trong khi vợ anh sẽ dạy các cô con gái tiếng Anh tại nhà – tiết kiệm một khoản lớn tiền bạc.

“Những người ở tuổi 40 là một phần của thế hệ cuối cùng còn cảm thấy có nghĩa vụ chăm sóc cha mẹ họ. Điều này có nghĩa chúng ta không thể trông mong nhận được sự phụng dưỡng của con cái mình khi chúng ta có tuổi,” anh nói.

Người cha này cho biết anh không có kế hoạch dành quá nhiều vào việc học tư của con gái. Những lớp học đắt đỏ, anh khẳng định, không đảm bảo cho hạnh phúc trong tương lai của các con anh. Anh cũng nói rằng anh không muốn trở thành một gánh nặng tài chính đặt lên con gái mình khi nghỉ hưu.

Do đó, anh tiết kiệm 1,5 triệu won mỗi tháng mặc dù gia đình anh không có hai nguồn thu nhập.

Những thống kê gần đây ở Hàn Quốc cho thấy một sự sụt giảm đáng kể trong lượng tiền cha mẹ dành cho việc giáo dục tư của con cái mình – và những người ở độ tuổi 40 là những gương mặt lớn trong số này.

Tổng cộng, họ dành 13,6% thu nhập của mình vào chi phí giáo dục trong năm 2009, nhưng năm ngoái, con số này giảm xuống còn 12,4%. Khoảng 30% trung tâm giáo dục tư tại Daechi Dong, nam Seoul, nay phải đóng cửa.

“Các công ty giáo dục tư đã gặp những khoảng thời gian khó khăn sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008,” Yang Jeong Ho, một giáo sư tại trường đại học Sungkyunkwan, cho biết. “Nguyên nhân lớn nhất là sự sụt giảm trong giá trị tài sản, khiến suy nghĩ về tiêu dùng suy yếu đi, và lạm phát cao, thứ đã đem đến sự sụt giảm trong thu nhập để tiêu dùng.”

Cha mẹ cũng bắt đầu nhận ra rằng sự đầu tư quá mức của họ vào giáo dục tư có thể không đáng đến mức này.

Theo một phân tích do Viện nghiên cứu kinh tế LG phát hành vào tháng 11, 670.000 sinh viên tốt nghiệp từ năm 2011 kiếm được ít hơn số học phí phải trả cho trường đại học và những tổ chức tư khác. 1,13 triệu sinh viên tốt nghiệp khác thất nghiệp.

Trong khi con cái mình phải đối mặt với những viễn cảnh kinh tế khó khăn, cha mẹ cũng chú ý hơn về nguồn tiết kiệm nghỉ hưu của họ.

Trung bình, họ gửi tiết kiệm 135.751 won mỗi tháng vào phần lương hưu của mình trong ba quý đầu năm ngoái, lên đến 36,2% từ năm 2009. Số lượng khi so sánh với thu nhập của họ cũng tăng từ 2,6% đến 2,9% trong cùng khoảng thời gian.

“Thế hệ thời kỳ bùng nổ dân số thứ hai, nhóm độ tuổi từ 39 đến 45, mắc nhiều nợ và có tuổi thọ cao hơn thế hệ già hơn, có tuổi từ 50 đến 58,” Hwang Won Kyeong, một nhà nghiên cứu thuộc Nhóm tài chính KB cho biết. “Những người trẻ tuổi hơn có thể đã nhận ra sự cần thiết của việc tiết kiệm sớm hơn nhóm lớn tuổi hơn thuộc thế hệ này.”

Một số người nói sự sụt giảm trong lượng tiền dành cho con cái họ đến từ cái tôi và tính cách mạnh mẽ của thế hệ này, bởi hầu hết những người thuộc nhóm này sinh vào thập niên 60 hoặc 70.

“Họ chia sẻ những tính cách từ cả thế hệ trẻ hơn và già hơn,” Jeong Deok Hyun, tác giả của Finding the Hidden 40s, nói.

Những người ở tuổi 40 có xu hướng thẳng thắn và độc lập về suy nghĩ hơn thay vì dựa dẫm vào các chính sách chính trị, vì vậy trước hết họ đầu tư vào chính bản thân mình, Jeong Deok Hyun nhấn mạnh.

Bae Min Geun, một nhân viên trong Viện điều tra kinh tế LG, nói rằng những người ở tuổi 40 ngày nay khác với những người thuộc thế hệ lớn tuổi hơn, những người chỉ nghĩ về việc chu cấp cho con cái họ, đặc biệt là về giáo dục. Họ cũng ngày càng quan tâm đến những nhu cầu và khao khát của bản thân.

“Phản ánh hiện tượng cộng đồng đáng lưu ý này, nhiều quyển sách, trong đó bao gồm cả sách về triết học và nhân văn, hướng đến những người ở tuổi 40,” Bae Min Geun giải thích.

Thế hệ này đặc biệt tự hào khi đã đầu tư vào chính bản thân mình – và những người bán lẻ cũng chú ý xu hướng này.

“Đàn ông ở độ tuổi 40 giờ không chỉ là ajeossi,” trưởng văn phòng đại diện tại Cửa hàng trưng bày Hyundai cho biết, sử dụng một thuật ngữ tiếng Hàn rất khuôn mẫu dành cho những người đàn ông trung niên.

Tại một cửa hàng trưng bày nhãn hiệu tại Samseong Dong, nam Seoul, 40% người mua những chiếc đồng hồ xa xỉ là đàn ông ở tuổi 40. Tại một nhãn hiệu khác ở Sinchon, tây Seoul, lượng bán quần áo nam lên đến 0,4%. Con số này tăng lên 4,5% khi chỉ xem xét những khách hàng ở tuổi 40.

Cũng có nhiều cơ hội cho những khách hàng yêu thích sản phẩm văn hóa như ấn phẩm, điện ảnh, âm nhạc và nghệ thuật kịch.

Maxmovie, một trang mạng bán vé xem phim, nói rằng lần đầu tiên, những khách hàng ở độ tuổi 40 đã tạo nên một tỷ lệ người xem phim vượt trội như vậy (25,8%) so với những người ở tuổi 20 năm ngoái (20,1%).

Chi cho giải trí cá nhân, những người ở độ tuổi 40 muốn được sống
cho chính mình - Cảnh trong phim
A Gentleman's Dignity

Với những người tiêu dùng lớn tuổi hơn, so với năm 2002 đã tăng gấp bảy lần.

Phim Les Miserables cũng thu hút nhiều người ở độ tuổi 40, chiếm 25% toàn bộ khán giả.

Tác phẩm văn học này, được phát hành một tháng sau đó, bán hơn 150.000 bản bằng việc lợi dụng xu hướng này.

“Những người ở tuổi 40 sung túc về mặt kinh tế, và bởi họ bắt đầu chịu chi, nên có một sự tăng trưởng đáng kể trong doanh số,” Lee Mi Hyeon, giám đốc truyền thông tại Minumsa, một công ty xuất bản, cho biết.

Một số hoài nghi rằng cha mẹ ở tuổi 40 có thể phá vỡ xu hướng này bằng thoát khỏi việc hy sinh cho con cái họ. Cuối cùng thì đây vẫn là quy chuẩn tồn tại khá lâu.

Roh Ick Sang, Chủ tịch Viện nghiên cứu Hankook, một công ty nghiên cứu ý kiến và thị trường, nói rằng hầu hết cha mẹ ở tuổi 40 cảm thấy rất gắn bó với con cái, và điều này tự nhiên dẫn tới việc phí đầu tư vào con trẻ cao hơn.

Anh nói rằng anh nghĩ việc tiêu dùng sẽ trở lại bình thường khi kinh tế cải thiện.

Chỉ có thời gian mới có câu trả lời.

Dịch: © Chi Nguyễn @Quaivatdienanh.com
Nguồn: JoongAng Daily


Hãy chia sẻ ý kiến của bạn về bài viết này trên Facebook của chúng tôi