Một cái nhìn về cuộc sống thực của những người đàn ông thành đạt ở độ tuổi 40.
Trong bộ phim truyền hình đang ăn khách và bàn luận sôi nổi ở Hàn Quốc
A Gentleman’s Dignity / Phẩm chất quý ông,
đàn ông được phác họa như những cậu chàng 40 ý thức về nhan sắc, tụ tập
tại quán cà phê và không ngại ca ngợi thức uống không cồn hay
bị bắt gặp đi mua sắm cùng nhau.
Với tỷ suất người xem đạt đến tầm 20%, bộ phim thường được gọi là phiên bản nam của
Sex and the City này
là một mặt hàng nóng, nhưng liệu những nam chính thu hút, nhạy cảm,
chăm chút về ngoại hình trong phim có phải là hình ảnh xa vời của thế
giới đàn ông trung niên hay là hiện thực?
“Tôi nghĩ rằng
A Gentleman’s Dignity ở một mức độ nào đó đã phản ánh xu hướng xã hội,” tổng biên tập tạp chí cho phái mạnh
Leon Korea Sheen Dong Sun phát biểu.
“Đàn
ông thật sự có buôn chuyện,” Sheen Dong Sun, 41 tuổi, cho biết. “Ngày
nay, thay vì chuyển sang uống rượu sau khi dùng bữa, đàn ông ra ngoài
uống cà phê, ở đó họ ngồi xuống, buôn chuyện và rồi nói vậy là thỏa
mãn.”
“Từ khi chúng tôi bắt đầu mở cửa tại Hàn Quốc vào năm 1999,
đã có một sự tăng lên trong số lượng phái mạnh coi các quán cà phê của
chúng tôi là địa điểm tụ tập,” một đại diện của Starbucks Hàn Quốc,
người quan sát rằng người đến uống cà phê là nam giới còn nhiều hơn
khách hàng nữ, cho biết.
Trong phim truyền hình thành công lớn của đài SBS A Gentleman’s Dignity,
bốn nhân vật nam chính — do (từ trái sang phải) Lee Jong Hyeok, Jang
Dong Gun, Kim Su Ro và Kim Min Jong thủ vai — phác họa những người đàn
ông bảnh bao, hợp thời trang ở độ tuổi 40, những người tụ tập ở quán cà
phê và đi mua sắm cùng nhau. Liệu những nhân vật này có phản ảnh được
hình ảnh người đàn ông Hàn Quốc trung niên hiện nay? [Ảnh: Hwa and Dam
Pictures]
Với sản phẩm chăm sóc da mà vai nam chính, có tên Lee Jeong Rok (Lee
Jong Hyeok đóng), sử dụng trong phim, Sheen Dong Sun nói rằng sự yêu
thích các sản phẩm và dịch vụ chăm sóc sắc đẹp tăng lên một cách đáng
chú ý với những người đàn ông ở độ tuổi 30 và 40.
Xem xét sự bùng
nổ muôn hình muôn vẻ của những sản phẩm chăm sóc da dành cho nam giới
trên thị trường mỹ phẩm Hàn Quốc, không khó tin rằng đàn ông ngày càng
đầu tư chăm sóc ngoại hình của mình.
Lấy Amore Pacific làm ví dụ.
Công ty Hàn Quốc này cho ra đời nhãn hiệu mỹ phẩm dành cho nam giới
“sành điệu”, Hera Homme, năm 2005.
Hera Homme sau đó tiếp tục cho
ra mắt sản phẩm kem che khuyết điểm (một loại sản phẩm giữ ẩm có màu đa
tác dụng) vào năm 2010 và vừa phát hành một bộ “làm sáng tế bào” tập
trung vào sắc da với ba bước tháng này.
Kem che khuyết điểm không
còn mới trong thế giới mỹ phẩm nam giới. Phạm vi phủ sóng của sản phẩm
giữ ẩm có màu và những họ hàng hoành tráng hơn nữa ngày càng mở rộng,
nhưng nếu mọi thứ thay đổi theo năm tháng, có vẻ như nhóm tuổi sử dụng
sản phẩm che khuyết điểm ngày càng mở rộng.
“Lượng người tiêu
dùng mua sản phẩm che khuyết điểm đang tăng lên,” chuyên gia quan hệ
công chúng của Hera Homme Park Sung Min nói. “Trước đây, đàn ông trẻ
tuổi là người tiêu dùng chủ yếu, nhưng nay nhiều công chức cũng mua kem
này.”
“Nhóm tuổi sử dụng kem che khuyết điểm có vẻ tăng lên với nam giới đầu 30 nhưng chỉ dừng ở độ tuổi đó,” giám đốc tiếp thị của
Leon Korea Oh Min Soo cho biết.
Tuy nhiên, Park Sung Min cho biết rằng cô nghe nói một số đàn ông ở tuổi 40 ― độ tuổi được phản ánh trong
A Gentleman’s Dignity ― cũng tìm kiếm kem che khuyết điểm.
“Những
người đầu hoặc giữa độ tuổi 40, một nhóm tuổi hiện đang được gọi là
‘thời kỳ nở rộ của tuổi trung niên,’ đang thể hiện sự yêu thích ngày
càng tăng với việc chăm sóc cá nhân,” Park Sung Min nói, bổ sung rằng
loạt sản phẩm Black cao cấp của họ thu hút nhóm tuổi này và khách hàng
trung bình của Hera Homme là nhóm từ tuổi 30 đến 39.
Tại thẩm mỹ viện Boboris tại Seoul, một trong những dịch vụ liên
quan đến tân trang phổ biến nhất trong khách hàng nam giới là cắt tỉa
móng. Theo giám đốc sáng tạo Esther Kim, nam giới thường nhận được liệu
pháp chăm sóc da tay và ngón tay dựa trên độ dài đơn giản để khiến móng
trở nên sạch sẽ và gọn gàng. [Ảnh:Lee Sang-sub/The Korea Herald]
Nếu như kem che khuyết điểm nổi lên như là điềm may của khu vực mỹ phẩm
nam giới, thị trường sản phẩm chăm sóc da dành cho nam có vẻ phát triển ở
khu vực chăm sóc liệu pháp, dẫn đến cụm từ thông dụng “nhóm chải
chuốt.”
Phái mạnh chăm sóc da mặt, dưỡng móng và tỉa lông mày.
“Ngày nay đàn ông có xu hướng tỉa lông mày,” giám đốc sáng tạo của thẩm mỹ viện Boboris Esther Kim cho biết.
Tuy nhiên, Song Si Hoo nhấn mạnh rằng điều này còn phổ biến hơn ở giới nam trẻ tuổi.
“Chăm
sóc da mặt là liệu pháp phổ biến thứ hai của chúng tôi,” Song Si Hoo
của Boboris nói. Rất nhiều nam giới lựa chọn phương pháp trị mụn trứng
cá và làm se lỗ chân lông.
Cả việc Boboris mới mở gần đây và sự phát hành ấn bản Hàn Quốc đầu tiên của tạp chí Nhật Bản dành cho nam giới
Leon tháng
ba này báo hiệu một mục tiêu ngày càng lớn vào bộ phận nam giới trung
niên yêu thích các xu hướng, phong cách sống và thời trang.
Trong
khi thị trường tạp chí cho nam giới tại Hàn Quốc đã tồn tại hơn một
thập kỷ và đã trưng ra một loạt xuất bản như ấn phẩm Hàn Quốc của
Esquire,
GQ,
Arena và
Maxim, có vẻ như vẫn còn chỗ cho một tạp chí mới nhắm đến các độc giả tuổi trung niên.
“Trước
đây, đàn ông ở độ tuổi 30 quá bận rộn kiếm sống nhưng chúng tôi chú ý
rằng hiện giờ điều này đã thay đổi,” Sheen Dong Sun nói.
Độc giả chính của
Leon Korea là nam giới độ tuổi 30 và 40, Oh cho biết.
“Họ
là Thế hệ X,” Oh bổ sung, miêu tả nam giới thế hệ này như những người
có một thời tuổi trẻ ở những năm 90, khi K-pop thịnh vượng và bấm lỗ
tai, ăn mặc kiểu hip –hop hợp thời trang và lái những chiếc xe sặc sỡ là
bảnh.
“Những người này nay ở độ tuổi 40 và họ không ngại diện bảnh,” anh nói.
Và rồi, thế hệ X chính là thế hệ và những nhân vật chính trong
A Gentleman’s Dignity đến từ trong thế giới tưởng tượng của họ, một thế giới có những người đàn ông hợp thời trang và bảnh bao.
Trong
thế giới không thật này, những nhân vật nam, ngoài Lee Jeong Rok, đều
độc thân, và hai trong số đó, bao gồm Kim Dojin của Jang Dong Gun, chưa
từng kết hôn. Vậy có bao nhiêu chính xác trong sự phản ánh nhóm tuổi
này?
Theo một kháo sát bởi Cơ quan thống kê Hàn Quốc, tỷ lệ nam
giới độc thân ở độ tuổi đầu 40 từ 2,6% năm 1995 tăng tới 14,8% năm 2010,
một chỉ số cho thấy
A Gentleman’s Dignity không quá xa so với số liệu về tình trạng này.
Mặc dù vậy, một vài khía cạnh của phim, theo ý kiến của Oh là không phản ánh xu hướng xã hội thực tế.
“Cảnh siêu thị có vẻ phóng đại,” Oh nói khi đề cập đến cảnh bốn nhân vật nam đi mua sắm với nhau.
Sheen bổ sung thêm rằng ngày nay đàn ông đi mua sắm một mình, cô không nghĩ rằng đàn ông có xu hướng đi mua sắm với nhau.
“Đây không phải là một xu hướng phổ biến,” Sheen nói.
Jang Dong Gun gây ra 'Hội chứng Dojin'
Jang Dong Gun đang tạo 'Hội chứng Dojin' bằng diễn xuất chuyên nghiệp của anh.
Trong
phim truyền hình Phẩm chất quý ông của SBS, nhân vật Dojin (Jang Dong
Gun) chia tay với người yêu, So Yi Soo (Kim Ha Neul), vì sự xuất hiện
của con trai anh, Colin (Lee Jong Hyun đóng).
Dojin không còn làm được gì ngoài nhìn cô, và diễn xuất không lời nhưng biểu cảm của Jang Dong Gun làm trái tim khán giả thổn thức.
Cư dân mạng đã hết lời khen ngợi, chẳng hạn như "diễn xuất vai Dojin thật đau khổ", và "Tinh tế. Jang Dong Gun chính là Dojin!"
Một
nhân viên đoàn phim nói, "Jang Dong Gun không bao giờ rời tay khỏi kịch
bản, và anh không bao giờ mất tập trung. Hơn thế, anh không bao giờ
đánh mất nụ cười dù sau những cảnh quay mệt lử, và anh luôn quan tâm đến
người khác trước."
Lý do vì sao Jang Dong Gun được khen ngợi
nhiều như vậy là vì dù đã hai thập kỷ kể từ lần đầu tiên bước vào nghề,
anh không bao giờ đánh mất sự khiêm tốn và anh luôn hóa thân hoàn toàn
vào nhân vật mỗi khi nhận vai mới.
Phẩm chất quý ông hiện đang giữ thế áp đảo so với các phim truyền hình cuối tuần khác.
|
Dịch: © Chi Nguyễn @Quaivatdienanh.com
Nguồn: Korea Herald và Yahoo News
Hãy chia sẻ ý kiến của bạn về bài viết này trên
Facebook của chúng tôi