Năm ngoái, một trong những phim hoành tráng nhất tại Hàn Quốc là câu
chuyện cường điệu về những người chiến đấu vì tự do với một kẻ đàn áp
tàn bạo: Nhật Bản.
Trong phim Assassination, một nhóm chiến sĩ Hàn Quốc những
năm 1930 tại Seoul cố gắng giết một viên tướng Nhật, nhưng kẻ thù lớn
nhất của họ là một trong số họ, kẻ phản bội Yeom Seok Jin (Lee Jung Jae,
đứng trước)
|
Trong
Assassination của Choi Dong Hoon (phát hành ở Nhật với tựa
Ansatsu),
phim mở màn vào cuối tuần thứ hai của tháng 7 hồi năm 2015, một bộ ba
đặc vụ ngầm do tay súng sắc sảo Ahn Ok Yun (Gianna Jun, hay còn được
biết đến với tên Jun Ji Hyun) lãnh đạo được giao nhiệm vụ ám sát một
viên tướng Nhật và đồng sự người Hàn tại vùng Seoul bị chiếm đóng trong
những năm 1930. Một phim giải trí pha trộn yếu tố bi thương lịch sử với
phong cách hành động phương Tây đã thu về hơn 85 triệu đôla, trở thành
phim có doanh thu cao thứ hai của Hàn Quốc năm 2015.
Màn diễn
mang tính thương mại chắc chắn ấn tượng, nhưng bị lu mờ khi so sánh với
phim đem lại doanh thu lớn nhất năm trước nữa. Phim sử thi lịch sử
The Admiral: Roaring Currents,
tác phẩm tái hiện một cách cường điệu chiến thắng nổi tiếng của đô đốc
Yi Sun Sin trước hạm đội Nhật Bản của Toyotomi Hideyoshi năm 1597, là
phim thành công nhất mọi thời đại ở Hàn Quốc, thu về hơn 117 triệu đôla.
(Khác với
Assassination, phim này chỉ xuất hiện dưới dạng DVD tại Nhật Bản.)
Một
số nhà quan sát đã kết nối hai phim này với một xu hướng đang lên trong
phim ảnh Hàn Quốc yêu nước khắc họa kẻ thù lịch sử của đất nước này
không chút khoan nhượng. Lịch sử đã đem đến nguồn cảm hứng cho đề tài
này: Nhật Bản xâm lược bán đảo Triều Tiên hai lần trong thế kỷ 16 và
chịu trách nhiệm cho cuộc đô hộ thuộc địa tàn nhẫn từ năm 1910 đến 1945.
Những ký ức từ thời kỳ này đã khơi nguồn cảm hứng cho một trong những phim 2016 được bàn luận nhiều nhất đến thời điểm này:
Spirits’ Homecoming
của Cho Jung Rae, bộ phim tâm lý được cộng đồng góp vốn dựa trên câu
chuyện của Kang Il Chul, một “phụ nữ mua vui” có thật bị ép buộc làm
việc trong các nhà thổ quân đội thời kỳ Nhật Bản chiếm đóng bán đảo
Triều Tiên. Mặc cho kinh phí cỏn con, phim ra mắt ở vị trí số 1 tại Hàn
quốc vào tháng 3, và tiếp tục thu về 23 triệu đôla Mỹ. Tạp chí cánh hữu
Nhật Bản
Sapio, ít khi công bằng về vấn đề này, tuyên bố rằng đây là “phim chống Nhật dữ dội nhất trong lịch sử Hàn Quốc.”
Tháng 9 này, cuộc đô hộ của Nhật Bản lại được nhắc lại lần nữa trong
The Age of Shadows, phim sản xuất bằng tiếng Hàn Quốc đầu tiên của Warner Bros. Do đạo diễn nổi tiếng Kim Jee Woon chỉ đạo (
I Saw the Devil), phim lấy bối cảnh những năm 1920 và, giống như
Assassination, kể về một âm mưu chống Nhật.
Khó
có thể không coi những phim này là động thái chống Nhật mang tính dân
tộc. Những di sản chiến tranh khủng khiếp là nguồn cảm hứng của
Spirit’s Homecoming,
mà đạo diễn đã dành 13 năm để thu thập. Doanh thu phòng vé được diễn
giải là sự bỏ phiếu phản đối thỏa thuận về vấn đề phụ nữ mua vui gần đây
giữa Tokyo và Seoul, đã vấp phải sự phản đối công khai mạnh mẽ ở Hàn
Quốc.
Trong khi đó, trong
The Admiral, những nhân vật Nhật Bản – do
các diễn viên người Hàn đảm nhiệm với một trình độ ngôn ngữ ngẫu nhiên
bậc thầy – là những nhân vật phản diện tàn ác. Kẻ tàn ác nhất trong số
chúng, Michifusa Kurushima (Ryu Seung Ryong), thả một con thuyền chất
đầy đầu của tù binh người Triều Tiên bị chém đến doanh trại đối địch,
rồi nhún vai nói: “Nếu chúng xứng đáng là kẻ thù, thì tại sao không?”
Assassination
không hề keo kiệt trong việc khắc họa sự tàn bạo của quân Nhật. Nhân
vật của Jun Ji Hyun miêu tả bạo lực tàn bạo do lực lượng chiếm đóng này
gây ra đối với ngôi làng của cô, và sau đó chúng ta có thể thấy một
thiếu úy Nhật Bản xử tử một cô gái Triều Tiên một cách tự nhiên do va phải hắn
trên đường. Nhưng cũng có những tình tiết cân bằng: nhóm sát thủ rõ ràng
bị cấm giết kẻ thù và được một người Nhật Bản đồng tình với họ, hy sinh
tính mạng mình để giúp họ.
Quan trọng hơn, nhân vật phản diện
lớn nhất của phim hoàn toàn không phải người Nhật – mà là người Hàn.
Diễn viên điện ảnh gạo cội Lee Geung Young vào vai kẻ phản bội mong
ngóng chiếm được tình cảm của lực lượng chiếm đóng đến mức sẵn sang giết
hại các thành viên trong chính gia đình mình nếu cần. Đê tiện hơn là
Yeom Seok Jin (Lee Jung Jea), một chiến sĩ kháng chiến phản bội đồng chí
bằng cách bí mật hợp tác với quân Nhật.
The Admiral: Roaring Currents
|
Khán giả Hàn có thể trông đợi một sự tăm tối về mặt đạo đức tương tự trong
The Age of Shadows,
ở đó Song Kang Ho vào vai sĩ quan cảnh sát Nhật Bản gốc Hàn đã từng
tham gia phong trào độc lập nhưng bây giờ thấy mình đang ở phía bên kia
của cuộc xung đột. Nghe có vẻ gần với tinh thần phim năm 2007
Lust , Caution
của Lý An, trong đó một điệp viên bí mật của Trung Quốc yêu người đàn
ông cô có nhiệm vụ ám sát, hơn là chủ nghĩa yêu nước thuần túy của
The Admiral.
Nhu cầu phim về thời kỳ thuộc địa ở Hàn Quốc thực sự là một hiện tượng gần đây. Đạo diễn Choi Dong Hoon của
Assassination cho
The Hollywood Reporter
biết vào đầu năm nay rằng ông đã chiến thắng “lời nguyền” phòng vé lên
các phim về sự đô hộ của Nhật tại bán đảo Triều Tiên, "người Hàn Quốc
không thoải mái với thời kỳ này."
"Bạn có thể hiểu lý do tại sao.
Những câu chuyện lấy bối cảnh thời kỳ này, ít nhất nếu thành thật,
có xu hướng không có những người hùng rõ ràng hoặc kết thúc có hậu.
Trong trường hợp của
Assassination, Yeom Seok Jin phản diện,
trong phiên tòa xét xử vì tội phản quốc sau chiến tranh, đã cởi áo tại
tòa và chỉ vào nhiều vết sẹo trên cơ thể của mình.
Gong Yoo, trái, trong phim The Age of Shadows
|
"Tất cả mọi thứ mà tôi từng làm là vì mục tiêu giải phóng," hắn tuyên
bố, và đám đông bùng nổ trong tiếng vỗ tay, không biết rằng họ đang tán
dương một con quái vật. Nếu khán giả Nhật Bản cảm thấy bứt rứt khó chịu
khi xem
Assassination, những người Hàn Quốc có lẽ cũng cảm thấy tương tự.
Dịch: © Chi Nguyễn @Quaivatdienanh.com
Nguồn: The Japan Times