Nhân vật & Sự kiện

Tương lai vĩ đại của Disney sẽ làm thay đổi ngành công nghiệp chiếu phim vĩnh viễn

27/05/2020

Với tất cả ám ảnh những phim điện ảnh / truyền hình tận thế, và trò chơi điện tử, và với bao nhiêu là cuộc thảo luận “nếu thì” không hồi kết về những viễn cảnh tận thế giả định, không mấy ai dành thời gian xét xem làm sao mà lại có chuyện gì sẽ chấm dứt việc đi xem phim và làm phim như chúng ta đã biết kia chứ.

Có những hãng phim sẽ không sống sót, những hãng khác gần như lay lắt, và số ít sẽ trụ lại giữa những tay chơi chi phối ở Hollywood.

Đại dịch COVID-19 đang thay đổi nhiều giả định về cách chúng ta tiêu thụ nội dung giải trí

Nhưng Disney, với tất cả những cuộc bàn luận gần đây về những rủi ro mà họ đối mặt, đã được định vị sẵn sàng để thích nghi nhanh chóng với cuộc khủng hoảng này, bởi sự tiến hóa trong mô hình kinh doanh của họ qua đại dịch chính là phiên bản hiệu quả về nơi mà dù sao đi nữa có lẽ họ cũng đã dẫn đầu.

Tất nhiên có rất nhiều điều chưa ai sẵn sàng, từ phân phốt lương thực đến xét nghiệm đến mối lo ngại và an nguy công việc, nhưng chuyên môn của người viết là về phim ảnh và truyền hình, vì thế ở đây người viết nói về việc làm thế nào nền công nghiệp này từng cho chúng ta bao nhiêu là phim điện ảnh / truyền hình tận thế lại không có kế hoạch để đối phó với lĩnh vực của chính họ nếu và khi bất kỳ chuyện gì trong số những chuyện này xảy ra.

Quan trọng hơn, người viết ở đây để nói về làm thế nào mà dù trong hoàn cảnh đầy rủi ro, Disney lại có khả năng tài chính, thùng không đáy tài sản trí tuệ thương hiệu lớn, và một chiến lược phát trực tuyến đúng lúc ăn khớp hoàn hảo để thích ứng tương đối nhanh với một đại dịch và mô hình kinh doanh sau đại dịch cho việc sản xuất nội dung giải trí.

Để hiểu tất cả điều này, đầu tiên chúng ta cần bàn luận về sản xuất nội dung và chi phí phân phối. Và nơi tốt nhất để bắt đầu là marketing.

Chiến dịch quảng cáo ngoài trời ở Los Angeles cho bộ phim Once Upon a Time in Hollywood. Chi phí marketing đã tăng quá đáng trong thời gần đây, khi nhu cầu phải lấy cho được doanh thu phòng vé khổng lồ đã tăng lên, khiến cho kinh phí để phát hành phim bom tấn và phim sự kiện cao chưa từng thấy

Chi phí marketing đã tăng quá đáng trong thời gần đây, khi nhu cầu phải lấy cho được doanh thu phòng vé khổng lồ đã tăng lên, khiến cho kinh phí để phát hành phim bom tấn và phim sự kiện cao chưa từng thấy. Viễn cảnh người viết nói ở trên làm dịu đi phần lớn những áp lực này, và về cơ bản làm thay đổi cái nhìn khái quát về marketing cho phim chiếu rạp.

Tương tự, nhu cầu nổi bật giữa huyên náo om sòm chưa từng thấy của lịch phát hành quanh năm làm cho những buổi chiếu ra mắt và tiệc tùng trở thành ý tưởng có vẻ hay ho để thu hút truyền thông và sự chú ý của công chúng nhiều hơn, nhưng sự thật là điều này lãng phí thời gian và tiền bạc. Các buổi chiếu ra mắt được mong đợi để khơi mào “truyền thông miễn phí” nhưng nó không thực sự “miễn phí” nếu bạn chi trả để tổ chức một buổi công chiếu đắt đỏ. Thảm đỏ những buổi ra mắt phim thực sự là vì danh tiếng của hãng phim, và mang đến cho các giám đốc điều hành một buổi tiệc hào nhoáng để ăn mừng và giúp đẩy khoản chế độ đãi ngộ thường niên của họ.

Để giúp nắm bắt đầy đủ nhất tầm quan trọng của vấn đề này, hãy nghĩ một chút xem Disney đã tiêu tốn bao nhiêu trong năm qua cho việc marketing tất cả các phim của họ. Sau đó ngẫm về chi phí sản xuất của mỗi bộ phim đó đắt hơn bao nhiêu so với những phim trực tuyến và phim bộ ngắn tập.

Sự kiện thảm đỏ ra mắt phim Ant-Man ở Los Angeles: Thảm đỏ những buổi ra mắt phim thực sự là vì danh tiếng của hãng phim

Một bộ phim của Marvel Studios tốn 150 triệu đôla để quay và 100 triệu đôla khác để đưa vào thị trường, tổng cộng là 250 triệu đôla. Để so sánh, một phim bộ ngắn tập trên Disney+ tiêu tốn 15 triệu đôla một tập và cho sáu tập là dưới 100 triệu đôla để ghi hình, chỉ cần cộng thêm vài triệu đôla cho quảng cáo trực tuyến và truyền hình — họ sẽ tạo ra hàng tấn truyền thông miễn phí, trong khi tập trung phần lớn tiếp cận marketing vào những thuê bao trên hạ tầng của họ, nơi mà quảng cáo là tương đối rẻ.

Khi cân nhắc số tiền do phát hành một bộ phim điện ảnh làm ra, hãy xét ví dụ một phim Marvel kinh phí 150 triệu đôla cộng 100 triệu đôla chi phí marketing. Nếu bộ phim tạo ra doanh thu phòng vé khoảng 1 tỉ đôla, thì tuyệt vời, nhưng thật sự hãng phim chỉ thu về khoảng 40% doanh thu đó.

Sau đó, từ 400 triệu đôla ăn chia tiền bán vé, cần phải khấu trừ chi phí sản xuất, nghĩa là 400 triệu đôla co lại còn 150 triệu đôla. Bây giờ hãy trừ đi thêm phần ăn chia doanh thu cho dàn diễn viên, đạo diễn, và những bên khác chia sẻ lợi nhuận. Hãng phim có thể dễ dàng bỏ túi đâu đó gần 100 triệu đôla, cho cái mà họ đã dành một năm hoặc hơn để sản xuất và sau đó chờ nửa năm nữa để góp nhặt từ từ.

So với chi phí sản xuất và marketing, và sau những con số doanh thu phòng vé lóa mắt gây ấn tượng với tất cả mọi người, có lý do để nghĩ rằng chắn chắn phải tồn tại một phương thức tốt hơn

Nếu bộ phim làm ra ít hơn 1 tỉ đôla, thì khi tính toán xong xuôi lợi nhuận còn ít hơn. Và nếu kinh phí làm phim gần 200 triệu đôla, và nếu ngân sách marketing thậm chí cao hơn một chút, lợi nhuận sẽ giảm hơn nữa. Hoàn toàn có thể cho một phim Marvel cán mức 800-900 triệu đôla doanh thu phòng vé và cuối cùng tạo ra vỏn vẹn khoảng trên dưới 50 triệu đôla vào túi các hãng phim.

Không phải con số 50 triệu đôla là không đáng, nhưng so với chi phí sản xuất và marketing, và sau những con số doanh thu phòng vé lóa mắt gây ấn tượng với tất cả mọi người, có lý do để nghĩ rằng chắn chắn phải tồn tại một phương thức tốt hơn. Và tất nhiên, có phương thức đó.

Họ có thể thẳng tay cắt đến 50% chi phí bằng cách chuyển một dự án từ điện ảnh sang trực tuyến — giảm kinh phí và giảm đáng kể chi phí marketing, chiếu ra mắt, và tiệc tùng — và tạo ra một phân khúc Video theo yêu cầu (VOD: Video on demand) giới hạn trên Disney+. Bất cứ ai muốn xem phim hòa mạng lần đầu tiên có thể trả 30-50 đôla cho cả nhà xem, rẻ hơn cả giá vé cộng đồ ăn vặt tại một rạp chiếu phim cho hai hay ba người. Thêm vào đó, những người xem này sẽ thường xuyên trả phí thuê bao hàng tháng cho Disney+, và nếu chưa thuê bao thì họ cần đăng ký thuê bao trước để được truy cập lựa chọn video theo nhu cầu.

Bất cứ ai muốn xem phim hòa mạng lần đầu tiên có thể trả 30-50 đôla cho cả nhà xem, rẻ hơn cả giá vé cộng đồ ăn vặt tại một rạp chiếu phim cho hai hay ba người

Rồi sau hai hay ba tuần phát hành VOD, bộ phim sẵn sàng để mua kỹ thuật số và ở định dạng Blu-ray cho khán giả đại trà. Một vài tuần nữa, và nó sẽ bung trên Disney+ cho tất cả thuê bao xem.

Thật ra, nếu luôn làm theo phương pháp phát hành giới hạn VOD cộng với phát trực tuyến, họ vẫn có thể phát hành rạp một hay hai tuần với chi phí marketing tối thiểu, không lễ ra mắt, và không tiệc tùng. Trên thực tế, một vài chuỗi rạp chiếu phim thậm chí còn đồng ý chia sẻ chi phí marketing để đổi lấy quyền độc quyền đưa lên màn ảnh rộng những phim này. Và với việc các hãng phim bây giờ có thể sở hữu và vận hành một vài rạp chiếu riêng của họ, tiềm năng sử dụng không gian rạp cho bao la những đợt phát hành rút ngắn không cần chia chi phí ấy khiến cho chuyện này thậm chí trở thành một lựa chọn trêu ngươi.

Phòng vé cuối tuần cho các phim chiếu rạp hạn chế sẽ rất ‘khủng’ chính vì bản chất ‘hạn chế’ đó. Hãng phim có thể nhận được một số tiền khổng lồ, và sau đó đẩy sang VOD và trực tuyến, trong khi bán đĩa blu-ray và vật phẩm ăn theo. Tiết kiệm chi phí và chia sẻ lợi nhuận ít hơn ắt là thu lợi ‘khủng’ với biên lợi nhuận lớn hơn, một khi mô hình này được áp dụng cho hầu hết các kiểu phát hành.

Disney+ đã có hơn 50 triệu thuê bao toàn cầu, vượt xa mọi dự đoán

Tất nhiên, điều này chỉ có thể hiệu quả nếu phát trực tuyến thật sự mang lại một nguồn doanh thu ròng ít nhất bằng hoặc hơn doanh thu ròng từ phòng vé, được điều chỉnh cho chênh lệch chi phí giữa chủ yếu sản xuất để phát trực tuyến so với chủ yếu sản xuất để chiếu rạp. Những con số cho thấy đây thật sự là trường hợp đáng lưu tâm.

Disney+ đã có hơn 50 triệu thuê bao toàn cầu, vượt xa mọi dự đoán (thậm chí cả những dự đoán đầy tự tin và quyết đoán của chính người viết). Với chi phí khoảng 4 đôla một tháng cho một thuê bao, được điều chỉnh một chút cho mức giá bình thường và những tỷ lệ chiết khấu cho mua sớm hay mua theo gói, tức doanh thu phát trực tuyến khoảng 200 triệu đôla một tháng. Từ tháng 4 cho đến cuối năm 2020, Disney+ sẽ mang về xấp xỉ 1,6 tỉ đôla doanh thu thuê bao cho Disney. Con số đó chưa bao gồm phần thu cộng thêm từ Hulu và ESPN+ trong các gói với Disney+, hẳn nhiên, vì chúng ta chỉ quan tâm doanh cụ thể từ một mình Disney+ cho bài toán này.

Nhưng đó là giả sử rằng Disney+ không có thêm bất kỳ thuê bao mới nào cho đến hết năm, tất nhiên đây là giả thuyết ngớ ngẩn nực cười. Thực tế, Disney+ có vẻ sẽ đạt đỉnh ít nhất 70 triệu người theo dõi cho đến cuối năm, và có thể hơn. Nghĩa là Disney+ sẽ tạo ra thêm hơn 2 tỉ đôla trong phần còn lại của năm nay từ phí thuê bao. Và đó không bao gồm doanh thu mang về từ tháng 1 cho đến đầu tháng 4, tức là thêm vào trên dưới 240 triệu đôla cho tổng doanh thu cả năm. Vậy công bằng mà nói, Disney+ sẽ có tổng cộng doanh thu trực tuyến của thuê bao năm 2020 đâu đó ít nhất 2,25 tỉ đôla, chắc chắn không ít hơn mà hầu như đương nhiên là nhiều hơn.

Trung bình một phim truyền hình — thậm chí đối với những xuất phẩm có ngân sách lớn như The Mandalorian hay nhiều phim bộ ngắn tập của Marvel đang được sản xuất — vẫn thấp hơn đáng kể so với giá của phim điện ảnh

Khi dịch vụ này cán mức 100 triệu thuê bao, khoảng 400 triệu đôla tiền phí mỗi tháng, hay gần 5 tỉ mỗi năm. Doanh thu này không bị ăn chia với các rạp chiếu, phiền bạn nhớ cho, và lần nữa, chưa tính phí thuê bao trực tuyến của Hulu.

Vấn đề là, trong doanh thu phòng vé lớn nhất từ trước đến nay của Disney — và là doanh thu lớn nhất của bất kỳ hãng phim nào trong lịch sử điện ảnh — Nhà Chuột đã tích lũy doanh thu toàn cầu hơn 11 tỉ đôla phi thường. Tuy nhiên, phần lớn trong số đó, đến từ Trung Quốc, nơi mà hãng phim chỉ lấy khoảng 35% hay ít hơn trên số thu về, và nói chung họ giữ khoảng chừng trên dưới 4,4 tỉ đôla.

Từ số tiền khổng lồ được thừa nhận đó, họ phải trừ đi ngân sách sản xuất — thường tối thiểu trong khoảng 120-150 triệu đôla và luôn gần với 180-200 triệu đôla — và chi phí marketing có thể tăng vọt đến bất kỳ khoảng nào từ 120 đến trên 150 triệu đôla, thường cao hơn nhiều cho những sự kiện ra mắt lớn nhất. Sử dụng con số khiêm tốn thấp hơn cuối cùng — ví dụ, 130 triệu đôla kinh phí và 100 triệu đôla marketing, thật sự quá thấp đến buồn cười cho mức trung bình của hầu hết các bom tấn Disney phát hành — chín phim lớn trong năm 2019 từ các hãng phim trong gia đình Disney đạt khoảng trên dưới 2 tỉ đôla chi phí sản xuất. Trừ con số này vào tổng số trên dưới 4,4 tỉ đôla ăn chia doanh thu phòng vé năm 2019 của họ, còn lại khoảng 2,2 tỉ đôla.

Nhà Chuột đã tích lũy doanh thu toàn cầu hơn 11 tỉ đôla phi thường

Thật khó so sánh chính xác với nội dung phát trực tuyến, vì chúng ta không có số liệu chính xác số lượng phim bộ trực tuyến hàng năm hay chi phí mỗi tập và phân tích chi phí marketing, nhưng dựa trên một ít chi tiết mà chúng ta thật sự có, rõ ràng trung bình một phim truyền hình — thậm chí đối với những xuất phẩm có ngân sách lớn như The Mandalorian hay nhiều phim bộ ngắn tập của Marvel đang được sản xuất — vẫn thấp hơn đáng kể so với giá của phim điện ảnh. Hơn nữa, sản xuất một bộ phim để chỉ phát hành trực tuyến hay phát hành-thẳng-VOD cũng có thể được làm với chi phí giảm, theo đúng lịch trình, và với chi phí marketing thấp hơn rất nhiều (như đã lưu ý trước đó, marketing trực tuyến và trên hạ tầng streaming sẽ là cách tiếp cận chính). Và một lần nữa, không có doanh thu thuê bao nào bị chia sẻ với các rạp chiếu.

Ý nghĩa của tất cả những chuyện này là, 4,4 tỉ đôla từ tổng doanh thu phòng vé 2019 ‘khủng’ nhất làm nên lịch sử của Disney cơ bản bằng với doanh thu phát trực tuyến của họ chỉ tính riêng phí thuê bao ngay khi họ cán mức 100 triệu, vốn sẽ xảy ra đâu đó từ bây giờ cho đến mùa hè hoặc mùa thu. Thêm vào các tùy chọn VOD và phát hành rạp độc quyền hạn chế tại các rạp chiếu cho phim “sự kiện”, vậy là chúng ta đang nói về một viễn cảnh vượt hơn khá xa những gì có thể xảy ra trong một chiến lược sản xuất và phát hành chủ yếu dựa trên việc phát hành ở rạp.

Dành cho những ai còn nghi ngờ phát hành-thẳng-trực tuyến và VOD là các tùy chọn hợp lý cho tương lai, người viết muốn nói đến thành công của Netflix với việc phát hành rạp chiếu giới hạn theo sau đó là phát trực tuyến, và những phim chỉ phát hành trực tuyến của họ. Người ta cứ mãi đặt câu hỏi về chiến lược này và dự báo thất bại cũng như vấn đề sắp xảy ra, nhưng người viết đã nghe đi nghe lại chuyện “trời sắp sập” về Netflix ròng rã nhiều năm nay, và nó luôn luôn xàm xí và sẽ luôn luôn như vậy.

Disney có vẻ chính là đối thủ đó. Thực ra chuyện này sẽ không gây thiệt hại cho Netflix hay đe dọa vị trí của họ

Netflix vẫn khỏe mạnh, thành công rực rỡ, và tiếp tục phát triển và mở rộng bất chấp tất cả những người ném đá thiển cận, năm này qua năm khác. Họ vẫn còn là tiêu chuẩn vàng cho dịch vụ phát trực tuyến, và phải tốn một thời gian dài nữa trước khi bất kỳ đối thủ cạnh tranh nào thậm chí có thể tuyên bố sánh kịp họ.

Tuy nhiên, Disney có vẻ chính là đối thủ đó. Thực ra chuyện này sẽ không gây thiệt hại cho Netflix hay đe dọa vị trí của họ, phiền bạn nhớ cho — thị trường có thể chứa đựng nhiều dịch vụ phát nội dung trực tuyến lớn, thành công, và ở thời điểm này Netflix quá lớn và quá thành công khó bề hạ gục ra khỏi tốp dẫn đầu. Mặc dù vậy, vấn đề là Netflix đạt được thành công đáng kinh ngạc như thế mà không cần sở hữu bất kỳ thứ gì gần gần với tài sản trí tuệ, sức mạnh thương hiệu và tuổi thọ, hay tiềm lực tài chính để tung đòn như các hãng phim thuộc gia đình Disney.

Nói cách khác, nếu Netflix có thể đạt được nhiều thành công như vậy, thì không có lý do gì mà điều tương tự không thể thậm chí hiệu quả hơn cho một công ty như Disney đã sở hữu những tài sản trí tuệ thành công và phổ biến bậc nhất trên thế giới, trong một chiếc rương khổng lồ không đáy chất đầy những sở hữu trí tuệ khác.

Netflix đạt được thành công đáng kinh ngạc mà không cần sở hữu bất kỳ thứ gì gần gần với tài sản trí tuệ, sức mạnh thương hiệu và tuổi thọ, hay tiềm lực tài chính để tung đòn như các hãng phim thuộc gia đình Disney

Tương tự, những người gạt bỏ ý tưởng VOD cho phim “chiếu rạp” mới bởi vì họ cứ tiếp tục so với với những sự kiện có thể thắng trước khi thảm họa toàn cầu xảy ra, nhưng đó là một so sánh không thực tế. Thảm họa này có thể kéo dài lâu hơn hơn bất kỳ ai dự đoán, và/hoặc sẽ là một tình huống tái diễn trong ít nhất một vài năm tới. Và rồi, chúng ta đang thấy những mô hình và kỳ vọng của người xem thay đổi và tiến hóa, cùng lúc phát trực tuyến đang mở rộng và trở nên phổ biến hơn, trong khi công nghệ tiếp tục cải thiện và cung cấp trải nghiệm điện ảnh rạp chiếu-mini tại nhà.

Bạn có thể sở hữu tivi thông minh 75-85 inch với UHD và công nghệ Dolby Vision, âm thanh vòm đáng kinh ngạc, và một dàn dịch vụ phát trực tuyến vô tận — bao gồm nhiều dịch vụ miễn phí — giá rẻ hơn truyền hình cáp. Với kiểu trang bị đó, lựa chọn trả 30-50 đôla tiền vé để xem phần mới nhất của Star Wars hay phim Marvel tại nhà cùng cả gia đình, thưởng thức món ăn mà bạn có thể tự làm hay đặt pizza với giá rẻ hơn ở quầy bán đồ ăn thức uống của rạp chiếu phim, bắt đầu trông có vẻ càng lúc càng hay hơn và tốt hơn với hằng ha sa số người.

Điều này đặc biệt đúng khi bạn nghĩ tới nỗi sợ lây nhiễm, và nỗi lo lắng mà hầu hết mọi người vẫn có về việc mạo hiểm ra ngoài bất cứ đâu trong đám đông trong tương lai gần. Nếu điều này hóa ra có ảnh hưởng lâu dài đến hành vi công chúng trong tương lai — đặc biệt nếu chúng ta tiếp tục được cảnh báo về khả năng những đại dịch không thể tránh khỏi trong tương lai — thì phần lớn thay đổi hành vi và kỳ vọng của khán giả sẽ có thể dẫn đến nghĩ lại hoàn toàn về khi nào chúng ta đến rạp chiếu phim và đến đó như thế nào.

Những mô hình và kỳ vọng của người xem thay đổi và tiến hóa, cùng lúc phát trực tuyến đang mở rộng và trở nên phổ biến hơn, trong khi công nghệ tiếp tục cải thiện và cung cấp trải nghiệm điện ảnh rạp chiếu-mini tại nhà

Thế thì, trong trường hợp đó, tiến hóa hướng đến phát trực tuyến và áp dụng phát hành đồng thời như đã giải thích ở trên không chỉ là lợi ích tốt nhất nhất của Disney, mà còn là lợi ích tốt nhất của các rạp chiếu phim và các hãng phim khác, nếu họ hy vọng sống sót và cạnh tranh được trong tương lai.

Thật vậy, phát triển các tiêu chuẩn và một cú thúc lớn cho kinh doanh rạp chiếu phim có lẽ là cách duy nhất để các chuỗi rạp chiếu có thể sống sót về lâu về dài, đó là chưa nói đến việc các hãng phim khác có thể tìm thấy con đường thành công của chính họ mà không cảm thấy bắt buộc phải đi theo phương thức của Disney. Bởi vì sự thật là, chẳng có hãng phim nào khác có cơ hội làm những gì Disney đã làm và làm hiệu quả được đâu.

Thẳng thắn mà nói, Warner Bros. và Universal là những hãng phim truyền thống duy nhất có đủ thư viện nội dung, thư viện sở hữu trí tuệ hiện tại, sức mạnh tài chính, và mức độ phủ sóng truyền thông đa kênh để làm được một vài hình thức tiến hóa tiến tới một tổ hợp rạp chiếu và phát trực tuyến tương tự như những gì Disney có thể làm. Tuy nhiên, kể cả như thế thì vẫn có những rủi ro rõ ràng, và họ nên lưu ý rằng khi Disney ngày càng để lại nhiều chỗ hơn trong không gian của rạp chiếu phim, điều đó tương đương cơ hội cho bất kỳ hãng phim nào có sở hữu trí tuệ lớn lấp đầy các khoảng trống đó.

Rạp chiếu phim sẽ tiến hóa thành nơi phát hành phim-sự kiện và phim bom tấn suốt những tháng ăn nên làm ra nhất cộng thêm các bộ phim nhỏ với ngân sách khiêm tốn nhắm phân khúc dân số mục tiêu đặc thù

Trong khi đó, dù cho họ có chiếm được một số không gian trống của rạp chiếu, Warner và Universal vẫn cần chuyển dịch sang phát trực tuyến nhiều hơn nữa. Điều này có nghĩa những hãng phim nhỏ hơn cũng sẽ có nhiều cơ hội hơn để quay lại khoảng trống của rạp chiếu phim. Và khi người xem tại nhà ngày càng tăng lên trở thành một lĩnh vực kinh doanh theo mô hình này, rạp chiếu phim sẽ có nhiều chỗ hơn để cung cấp các buổi đi chơi giải trí dành cho người lớn — một mình, bạn bè hay cặp đôi — và cung cấp phim tầm trung hay phim kinh phí thấp mà nhiều người khăng khăng rằng đang không có đủ để xem. (Cứ cho là như vậy, sẽ có nhiều hơn nữa nếu mọi người thật sự đến để ủng hộ loại phim đó cũng thường xuyên như việc họ phàn nàn rằng họ muốn xem loại phim đó, nhưng đấy lại là một thảo luận khác.)

Với những lý do này, người viết nghĩ rằng rạp chiếu phim sẽ tiến hóa thành nơi phát hành phim-sự kiện và phim bom tấn suốt những tháng ăn nên làm ra nhất tại những hệ thống rạp lớn và những địa điểm ra mắt cao cấp như Dolby Cinemas và IMAX, cộng thêm các bộ phim nhỏ với ngân sách khiêm tốn nhắm phân khúc dân số mục tiêu đặc thù cho lợi nhuận ròng cao hơn nhưng không đến mức lợi nhuận đẳng cấp bom tấn.

Marvel, DC, Fast & Furious, và các phim chuỗi lớn sẽ tiếp tục ra rạp ít nhất là cho thời gian phát hành hạn chế. Phim tâm lý dành cho người trưởng thành, phim hài nhãn R với sự tham gia của các diễn viên tên tuổi, các xuất phẩm độc lập, và phim kinh dị kinh phí thấp sẽ bắt đầu lấp chỗ nhiều màn hình bị trống các xuất phẩm kinh phí lớn (vì số lượng giảm và chuyển thành phim bộ trực tuyến và phim trực tuyến). Phần lớn các rạp chiếu phim sẽ chuyên về phim bom tấn sự kiện, hay chỉ dành một vài màn mình cho các phim khiêm tốn. Và một số ít tổ hợp rạp chiếu đa màn hình còn lại sẽ có hỗn hợp cả hai.

Hàng trăm người hâm mộ tụ tập tại rạp Amsterdam Pathé, một trong bảy rạp ở Hà Lan trình chiếu Game of Thrones mùa cuối cùng

Rạp chiếu phim cao cấp sẽ trở nên quan trọng hơn, cùng những thứ như 3D và (thậm chí) kết hợp VR (thực tế ảo) vào không gian rạp chiếu. Tương tự, một số phim bộ trực tuyến phổ biến sẽ làm theo và cải tiến phương pháp của Game of Thrones như công chiếu các tập mở đầu mỗi mùa ở rạp chiếu phim vào cuối tuần. Vì thế rạp phim sẽ tiến hóa và tồn tại, thậm chí sau những thay đổi đang nói ở đây.

Người viết cũng không có nói là Disney sẽ không đưa phim vào rạp chiếu nữa. Họ sẽ đưa chứ, rạp chiếu có nhiều tiền quá mà — đặc biệt ở bước đầu tiên của quá trình kiếm tiền, vào những cuối tuần mở bán sớm — đâu thể bỏ. Điều này hoàn toàn đúng nếu Disney cũng có thể sở hữu và vận hành rạp phim của chính họ, hẳn rồi, và người viết cũng trông chờ điều này xảy ra nếu/khi Disney chuyển sang loại chiến lược đã đề cập ở đây.

Điều người viết đang nói là, Disney có thể sản xuất số lượng phim ít hơn mỗi năm để phát hành rạp — chủ yếu là những phim “sự kiện” lớn hơn — và dựa nhiều vào các đợt phát hành rạp ngắn hơn cho những phim đó, trong khi tập trung phần lớn xuất phẩm giải trí của họ trên hạ tầng phát trực tuyến, với việc thêm vào các lựa chọn cho VOD và bán trực tiếp các phiên bản kỹ thuật số và Blu-ray. Vì thế, chúng ta có thể sẽ có những phim Avengers và những phim trong chuỗi Star Wars chính ở rạp, cùng Avatar và những phim chuỗi lớn hơn của Pixar, nhưng phần lớn những thứ còn lại sẽ kết thúc dưới dạng phim độc quyền phát trực tuyến hay phim bộ ngắn tập.

Khán giả đang tìm hiểu xem họ thật sự muốn và không muốn hay cần bao nhiêu sự nhồi nhét rạp chiếu điên cuồng khi cửa sổ phát hành phim chuỗi bom tấn đã mở rộng đến mức tháng nào cũng có

Đại dịch COVID-19 đang thay đổi nhiều giả định về cách chúng ta tiêu thụ nội dung giải trí, bao gồm phim ảnh và thậm chí những tài sản trí tuệ lớn có thương hiệu. Khán giả đang tìm hiểu xem họ thật sự muốn và không muốn hay cần bao nhiêu sự nhồi nhét rạp chiếu điên cuồng khi cửa sổ phát hành phim chuỗi bom tấn đã mở rộng đến mức tháng nào cũng có.

Và các hãng phim đang tìm ra các cấu trúc truyền thống không những không còn bền vững trong tương lai nơi mà các đại dịch và những mối đe dọa xã hội khác có thể ập đến thình lình tới nỗi có rất ít hoặc không có thời gian điều chỉnh kế hoạch phát hành phim ảnh, và trên thực tế phát trực tuyến mang đến một sự thay thế hoàn hảo cho phép rủi ro ít hơn nhiều và cách tiếp cận dài hạn dễ quản lý hơn nhiều so với chiến lược rạp chiếu. Trong những cách tiếp cận mới đang nói đến ở đây, nếu một đại dịch khác lại xảy ra và buộc phải hủy kế hoạch phát hành hai tuần của một phim bom tấn, thì đã có sẵn một chiến lược phát hành đầy đủ dự trù và dù sao đi nữa vốn cũng đã là một phần của kế hoạch phát hành tổng thể, vì thế sự điều chỉnh cho số lượng phim ít hơn với thới gian chiếu rạp ngắn hơn sẽ trở nên dễ quản lý hơn và mất tiền ít hơn nhiều.

Tương lai có thể sẽ có nhiều chiến lược bổ sung, nếu và khi các chuyên gia y tế nghĩ ra phương pháp xét nghiệm và phát hiện sớm hơn, khi người ta biết nhiều hơn về việc liệu có tồn tại miễn dịch sau khi phục hồi sau lây nhiễm sau khi vaccine ra đời và trở nên phổ biến, vân vân. Trong những trường hợp đó, rõ ràng có những mô hình kinh doanh rạp chiếu giả thuyết bao gồm xét nghiệm trước khi xem phim và bán ít ghế hơn nhiều cho phép giãn cách xã hội, đồ ăn thức uống từ máy móc thay vì người đứng quầy, không xếp hàng để vào, vân vân. Nhưng tất cả những điều này đòi hỏi các chuyên gia y tế đưa ra các phương pháp và phê duyệt ý tưởng, và tất nhiên chỉ có thể thực hiện trong thời gian giữa các lần xảy ra đại dịch.

Rạp chiếu phim cao cấp sẽ trở nên quan trọng hơn, cùng những thứ như 3D và (thậm chí) kết hợp VR (thực tế ảo) vào không gian rạp chiếu

Vấn đề là, mọi thứ đã thay đổi, và chúng ta vẫn đang nỗ lực để hiểu những gì đang xảy ra và nó sẽ ảnh hưởng đến tương lai như thế nào. Nhưng không còn gì nghi ngờ nữa, nó sẽ ảnh hưởng đến tương lai, và thay đổi tương lai mãi mãi. Vì thế Disney và những nhà phát hành phim khác cũng sẽ phải thay đổi, thích nghi và tiến hóa, và ngay bây giờ, có vẻ rõ ràng là Disney được định vị tốt để thành công trong những chuyện đó. Đặc biệt vì dù sao đi nữa đây cũng là một phần trong kế hoạch dài hạn của họ, và giờ đơn giản là họ đang đối mặt với tình huống yêu cầu gấp rút tiến hành những kế hoạch đó mà thôi. Và cuối cùng, mọi người — từ hãng phim đến nghệ sĩ và khán giả — sẽ hưởng lợi.

Dịch: © Luân Trần @Quaivatdienanh.com
Nguồn: Forbes