Tin phòng vé

Phòng vé Bắc Mỹ 8-10/9: 5 lý do Chú hề ma quái trở thành nỗi kinh hoàng trị giá trăm triệu

12/09/2017

Chà, phòng vé Bắc Mỹ quả là cần chuyện này. Sau kỳ cuối tuần Lễ Lao động yếu kém nhất từ khi bước sang thế kỷ 21, Chú hề ma quái (It) của Warner Bros./New Line Cinema đến và không những vượt hơn dự đoán của bất cứ nhà phân tích lạc quan nào, mà còn vượt hơn toàn bộ doanh thu bốn ngày của tuần trước với một mở màn 117,1 triệu đôla.

Với kết quả đó, Chú hề ma quái thắng sít sao Spider-Man: Homecoming trở thành phim có doanh thu mở màn lớn thứ ba của 2017 tính đến nay, và nhiều hơn gấp đôi kỷ lục do Hannibal lập đối với phim kinh dị có doanh thu tuần đầu ra mắt lớn nhất. Được giới phê bình và người hâm mộ đón nhận nồng nhiệt, lời truyền miệng tích cực khiến thiên hạ run rấy nộp tiền vào, Chú hề ma quái là câu chuyện thành công mới nhất và lớn lao nhất giữa một năm vốn đã rất ấn tượng cho phim những kinh dị như Get Out, Split Annabelle: Creation.

Vẫn còn phải chờ xem liệu Chú hề ma quái còn tiếp tục gieo rắc kinh hoàng trong những tuần tới đây mà những phim khác của WB như Wonder WomanDunkirk đã làm được sau tuần mở màn không, vì nói đến thành tích phòng vé thì phim kinh dị thường được ưu tiên phân bổ suất chiếu. Nhưng Chú hề ma quái là một tay làm ra tiền giỏi mùa Halloween, vì WB và New Line đã biến bộ phim làm lại này thành một phim phải xem nhờ một chiến dịch marketing thuyết phục và tác phẩm chất lượng của đạo diễn Andy Muschietti cùng êkíp đã tối đa hóa được sự quảng bá ầm ĩ đó. Dưới đây là cách Chú hề ma quái đạt được thành tích như thế này:

1. Các trailer hạng nặng


Sự đồn thổi cho Chú hề ma quái có thể truy lại từ cuối tháng 3, khi trailer đầu tiên của bộ phim được phát hành. Thể hiện cảnh bổ nhào xuống rãnh cống nước mưa khét tiếng của đạo diễn Andy Muschietti, trailer này có hơn 34 triệu lượt xem trên YouTube giúp khêu gợi sự quan tâm đến bộ phim ở mọi nhóm dân số trong nhiều tháng trước khi phim phát hành. Qua mùa hè, nhiều phim làm ăn kém hoặc chỉ có quảng cáo rầm rĩ hoặc có phê bình tốt, nhưng không có cả hai. Như các phim cũng của WB là Wonder WomanDunkirk, Chú hề ma quái có cả hai điều đó. Chưa hết, quan trọng hơn cả là có một đội ngũ marketing biết rõ cách xử lý nhân vật phản diện của bộ phim…

2. Pennywise

Trong trailer và poster đầu tiên, người ta không thể nhìn thấy bộ mặt độc ác của gã hề Pennywise ngoài trừ một vài khuôn hình rất nhanh. Hóa thân huyền thoại của Tim Curry trong vai Pennywise đã trở thành nguồn cảm hứng bất tận cho các “meme” trên mạng, nên đương nhiên có sự háo hức muốn biết phiên bản gã hề sát nhân của Bill Skarsgard trông ra sao và hành động thế nào.

Khoảng một tháng, WB và New Line giữ bí mật gã hề Pennywise, che khuất mặt gã bằng quả bóng màu đỏ đặc trưng. Sau đó, khi nhân vật được tiết lộ, chiến dịch marketing cố gắng hơn với ngoại hình mới của hắn, bằng những poster thể hiện hắn trong tất cả vẻ huy hoàng lễ hội và các trailer cho thấy hắn khủng bố lũ trẻ trên gác mái và dưới cống. Bằng cách tiết lộ từ từ Pennywise mới một cách hấp dẫn và kinh dị, WB duy trì sự quan tâm qua suốt mấy tháng hè.

3. Marketing độc đáo

Trên hết, các sự kiện marketing đặc biệt cho phép hầu hết ‘fan gộc’ của Stephen King đến gặp mặt đối mặt với Pennywise theo đủ cách. Lỗi lạc nhất trong số đó là một ngôi nhà tràn ngập ma ám được dựng lên ở Hollywood và Vine. Trong thời gian đó, những ‘fan’ nào không ở Los Angeles có thể thử trải nghiệm thực tế ảo đưa họ làm một chuyến đi dữ dội vào bên trong ống cống của Pennywise.

Mặc dù những phim khác như The Mummy đã thử cách marketing này, chỉ Chú hề ma quái mới làm cho nó hiệu quả vì có những trailer và nội dung chuyển thể quen thuộc làm nền tảng vững chắc để tạo hứng thú trong trải nghiệm chìm đắm của ‘fan’. Giờ đây những người tìm kiếm sự ly kỳ có thể quăng mình vào sâu trong nỗi kinh hoàng tương tự tràn ngập trong những trailer đó, và trải nghiệm ấy, đến lượt nó, tạo ra thêm hứng thú muốn xem phim.

4. Tháng 9 còn hơn cả “bãi rác”

Không thể nói chắc Chú hề ma quái sẽ mở màn thế nào nhưng chắc chắn việc này giúp cầm máu từ cả một mùa hè yếu kém nhất hơn một thập niên qua.

Nhưng trong số các công ty ở Hollywood, Warner Bros. là công ty ít căng thẳng nhất ở mùa hè vừa rồi. Sau khi đẩy ra bom xịt King Arthur: Legend of the Sword vào tháng 5, cả ba tháng sau đó tháng nào hãng cũng có phim thắng lớn: Wonder Woman tháng 6, Dunkirk tháng 7 và Annabelle: Creation tháng 8. Annabelle là kết quả lạc quan duy nhất của tháng vừa rồi, làm ra 35 triệu đôla tuần mở màn — một kết quả chắc nịch cho một phim kinh dị — và đang trên đà vượt mốc 100 triệu ở Bắc Mỹ trong tuần tới đây.

Với những phim tiếp tục đưa khán giả vào rạp đến tận cuối hè như thế này, đầu tháng 9 trở thành thời điểm phát hành hoàn hảo cho Chú hề ma quái. Trong khi Annabelle: Creation là một phim kinh dị hấp dẫn ‘fan gộc’ của thể loại này, Chú hề ma quái có sức hấp dẫn hỗn hợp, với tới những người đi xem phim nào đã không có phim phải xem rạp từ sau Spider-Man: HomecomingDunkirk từ hai tháng trước. Cơ cấu khán giả thể hiện sự yêu thích rộng khắp dành cho bộ phim, với hai giới gần như ngang ngửa 50-50 còn 65% người xem phim này trên 25 tuổi.

5. Nhân tố Stranger Things

Nhưng sức hấp dẫn của Chú hề ma quái đối với khán giả đại trà — và đặc biệt là thế hệ X (người sinh trong giai đoạn bùng nổ trẻ em từ 1964-1980 – ND) — không có gì ngạc nhiên khi xét đến thành công của phim truyền hình đình đám năm ngoái, Stranger Things, của Netflix. Chú hề ma quái chắc chắn đã để cho người ta so sánh mình với Stranger Things, nhất là ngôi sao của phim truyền hình đó, Finn Wolfhard, cũng xuất hiện trong phim điện ảnh này. Hai nhà sáng tạo Stranger Things là Matt và Ross Duffer cũng liệt kê tiểu thuyết của Stephen King là một nguồn cảm hứng cho bộ phim truyền hình của họ.

Nhưng trên hết tất thảy điểm tương đồng giữa hai câu chuyện về những đứa trẻ đối mặt với nỗi kinh hoàng không thốt nên lời, cả Chú hề ma quái lẫn Stranger Things có sức hấp dẫn hoài niệm văn hóa đại chúng thập niên 80. Trong khi tiểu thuyết của Stephen King chứng kiến nhóm The Loser đụng độ gã hề Pennywise vào những năm 1950 ở Maine, phiên bản của đạo diễn Muschietti đưa câu chuyện đến thập niên 80 và, cũng như Stranger Things, tạo nên nhiều liên tưởng văn hóa với thập niên đó. Như thế đã thay đổi mối liên kết hoàn cảnh câu chuyện với những người từng là trẻ con hồi những năm 80 chìm đắm trong kinh hoàng khi xem gã hề Pennywise của Tim Curry giở những trò hề gây kinh hoàng của hắn trên bộ phim truyền hình từng đem đến cho những tâm hồn non nớt đó lần đầu nếm trải nỗi sợ hãi mãnh liệt phân loại R.

Dịch: © Hải Đăng @Quaivatdienanh.com
Nguồn: TheWrap