Những năm 1990 là thời kỳ chín chắn toàn diện của phim truyền hình võ hiệp TVB.
Trong khi các diễn viên những năm 1990 không sánh được với các tài năng
những năm 1980, thì có một sự cải thiện rõ nét ở khâu biên kịch. Giai
đoạn này cũng chứng kiến một loạt phim dựng lại từ tiểu thuyết của Kim
Dung, cùng với nhiều phim phái sinh từ truyện và nhân vật của ông – dù
vậy hầu hết những phim phái sinh này không đáng chú ý. Bản phim làm lại
cuối cùng những năm 1990,
Tuyết sơn phi hồ năm 1999 và
Thanh kiếm Đồ Long
năm 2000 sau đó có thể là những phim khiến Kim Dung ngưng cấp phép cho
TVB làm lại tác phẩm của ông. Đối với tác giả bài viết này, điều đó cũng
báo hiệu sự kết thúc kỷ nguyên phim võ hiệp TVB vì không bao giờ đạt
chất lượng phim như trước nữa.
10. Thục Sơn kỳ hiệp 2 / Tiên lữ kỳ duyên 1991
Đây là phần tiếp theo của
Thục Sơn kỳ hiệp 1 và nói về cuộc đối
đầu giữa chính và tà. Trịnh Y Kiện thể hiện tốt vai Huyết Ma và có sự
hòa hợp với Trần Tùng Linh. Chuyện tình của họ và những âm mưu tiến
triển theo cốt truyện và cái kết không thể nào quên được. Nhạc chủ đề do
Ôn Triệu Luân và Trần Tùng Linh trình bày cũng là một trong những nhạc
phim hay nhất những năm 1990.
9. Bạch Phát ma nữ 1995
Phỏng theo tiểu thuyết của Lương Vũ Sinh, Thái Thiếu Phân đóng vai Bạch
Phát ma nữ bị phụ bạc và nỗ lực trở nên khác biệt so với những phim
chuyển thể không sát tiểu thuyết Kim Dung tầm thường những năm 1990. Hà
Bửu Sinh đóng vai ý trung nhân của Bạch Phát ma nữ nhưng thật sự chính
Thái Thiếu Phân là người được nhiều ngợi khen.
8. Ngọc diện phi hồ 1991
Thời hoàng kim của Ngô Đại Dung ở TVB là cuối những năm 1980 và đầu
những năm 1990, nơi anh đóng chính trong những phim võ hiệp như
Ngọc diện phi hồ và
Biên thành lãng tử. Anh thể hiện tốt vai bộ đầu trong phim cổ trang và rất hợp với bạn diễn Lý Uyển Hoa.
7. Thục Sơn kỳ hiệp 1990
TVB thật sự bắt đầu thử nghiệm nhiều hơn với những nhà biên kịch phim võ hiệp và phim kỳ ảo khác trong những năm 1990 và
Thục Sơn kỳ hiệp
là một trong những chuyến mạo hiểm vào tiểu thuyết huyền hiệp của tác
giả Hoàn Châu Lâu Chủ. Thật thú vị khi đây là lần đầu tiên, hai nhân vật
nữ là những người thật sự được định sẵn đưa thế gian thoát khỏi tăm
tối, chứ không phải là một vị đại hiệp. Có một cảm giác lạc lõng khi
khán giả sát cánh với nhân vật Lý Tử Quỳnh của Dương Bảo Linh. Lý Uyển
Hoa thể hiện tốt vai nữ chính còn lại, Châu Thanh Vân, và Quan Lễ Kiệt
rất hợp khi vào vai đại hiệp Thượng Quan Cảnh Ngã một cách tự nhiên.
6. Vô ảnh kim đao / Phong chi đao 1992
Quách Phú Thành phối hợp với ba mỹ nhân (Thái Thiếu Phân, Lương Tiểu
Băng và Viên Khiết Oanh) kể câu chuyện về một thiếu niên phải thực thi
một sứ mệnh. Đây là một phim truyền hình mà đầu phim nhẹ nhàng và sau đó
thì kịch tính khi cốt truyện diễn tiến. Quách Phú Thành diễn thuyết
phục từ một kẻ vô danh tiểu bối trở thành một đại hiệp trong khi tất cả
các nữ diễn viên cũng diễn rất đạt - dẫu Thái Thiếu Phân và Lương Tiểu
Băng là những gương mặt mới từ cuộc thi Hoa hậu Hồng Kông. Thật hài hước
khi thấy Lương Gia Nhân tự chế giễu bản thân khi ông thường đóng vai
một đại hiệp nghiêm nghị.
5. Loan đao phục hận / Viên nguyệt loan đao 1997
Đinh Bằng là một nhân vật mà về nhiều phương diện gợi cho tác giả đến
nhân vật Dương Quá và đó là lý do tại sao Cổ Thiên Lạc là một sự chọn
lựa đúng đắn cho nhân vật này của Cổ Long. Đinh Bằng không chỉ là một
đại hiệp điển hình vì y nhất quyết trả thù, ham muốn sức mạnh võ học, và
không màng việc người khác nghĩ gì về mình – song đó là điều khiến câu
chuyện thú vị. Vợ của y, Thanh Thanh, do Lương Tiểu Băng đóng là người
trái ngược hẳn với y.
4. Anh hùng xạ điêu 1994
Các diễn viên chính, Trương Trí Lâm và Chu Nhân, tái hiện những vai diễn
lớn vì phiên bản những năm 1980 thành công rực rỡ. Chu Nhân đặc biệt
chịu nhiều áp lực khi đảm nhận vai Hoàng Dung của Ông Mỹ Linh, điều này
thể hiện trong diễn xuất nhiều lúc gượng gạo của cô. Nhân vật trọng tâm
của
Anh hùng xạ điêu là Hoàng Dung và mặc dù Chu Nhân dày dạn
kinh nghiệm là một sự lựa chọn đúng đắn, cô không có vẻ thoải mái khi
thể hiện nhân vật này theo cách riêng của mình. Gương mặt thư sinh của
Trương Trí Lâm cũng khiến nhân vật Quách Tĩnh trở nên quá đáng yêu nhưng
anh đóng tốt hơn. Khán giả thật sự không có cùng cảm giác với phiên bản
nhân vật này của Huỳnh Nhật Hoa, một người trưởng thành ở Mông Cổ khắc
nghiệt và cuối cùng trở thành vị đại hiệp trượng nghĩa của thời đại. Vì
vậy dù cốt truyện giữ nguyên, có cảm giác đây là một phiên bản ‘nhạt
hơn’ phiên bản những năm 1980, chủ yếu vì việc chọn diễn viên.
3. Thần điêu đại hiệp 1995
Phiên bản
Thần điêu đại hiệp những năm 1990 này làm tác giả bài
viết thành một người ủng hộ mối tình của Dương Quá và Tiểu Long Nữ.
Ngoại trừ lựa chọn sai lầm của TVB khi không sử dụng diễn viên nhí đóng
vai Dương Quá thời niên thiếu, phiên bản này thật sự hay hơn phiên bản
Thần điêu đại hiệp
khác cũng vào những năm 1990 vì diễn viên chính. Cổ Thiên Lạc và Lý
Nhược Đồng là những gương mặt mới và ngày một nhập vai tốt hơn và vô
cùng tâm đầu ý hợp. Cổ Thiên Lạc dường như là diễn viên lý tưởng vào vai
Dương Quá những năm 1990 vì anh toát ra vẻ nổi loạn và khó hiểu một
cách tự nhiên.
2. Thiên long bát bộ 1997
Bản
Thiên long bát bộ khởi động lại này không thể cạnh tranh
với phiên bản những năm 1980 về dàn diễn viên và phục trang, nhưng vì
TVB quyết định một lần nữa trung thành với nguyên tác của Kim Dung, mọi
thứ đều trôi chảy. Cốt truyện hay hơn phiên bản những năm 1980 khi Huỳnh
Nhật Hoa ngày một thể hiện tốt nhân vật bi kịch Kiều Phong sau một sự
khởi đầu cứng nhắc. Lý Nhược Đồng tiếp bước Trần Ngọc Liên và cũng vào
vai Vương Ngữ Yên sau khi đóng vai Tiểu Long Nữ trong
Thần điêu đại hiệp. Trần Hạo Dân vào vai Đoàn Dự si tình cũng là một nhân vật khán giả cực kỳ ủng hộ.
1. Tiếu ngạo giang hồ 1996
Đây có thể là bản chuyển thể
Tiếu ngạo giang hồ hay nhất đến
nay. Phim gần như trung thành với nguyên tác và thành công trong việc
nắm bắt bản chất của cốt truyện và nhân vật. Lữ Tụng Hiền xuất sắc trong
vai Lệnh Hồ Xung phóng khoáng trong khi Lương Bội Linh hoàn toàn phù
hợp với vai Nhậm Doanh Doanh. Nhạc phim có những bài từ
Đông tà Tây độc
và đóng góp rất nhiều vào không khí của bộ phim. Khuyết điểm duy nhất
là phục trang, nhưng nội dung phim đã bù đắp nhiều hơn. Nếu bạn là một
‘tín đồ’ Kim Dung, đây là phim phải xem.
Dịch: © Minh Phát @Quaivatdienanh.com
Nguồn: SPCNET.TV
Hãy chia sẻ ý kiến của bạn về bài viết này trên
Facebook của chúng tôi