Là một nghi thức đánh dấu rất lâu rồi, nhưng vẫn được trìu mến nhớ tới.
Ngày bế giảng tiểu học, ngày cuối cùng, tiết học cuối cùng, tạm biệt
thầy cô bè bạn, và những nỗ lực hết sức để giữ liên lạc sớm bị bỏ qua
khi hành trình cuộc sống thực sự bắt đầu.
Cảnh trong phim bộ truyền hình A Love for Dilemma. Bất chấp
có cuộc sống hạnh phúc, với một người chồng quan tâm và hai đứa con,
Nam Lệ, giám đốc marketing cho một thương hiệu dệt may, bắt đầu nhận ra
lý tưởng “vui học” của cô bị thực tế phũ phàng vùi dập
|
Tuy nhiên, các bậc cha mẹ có thể thường quá đà. Đương nhiên, họ muốn
điều tốt nhất cho con cái nhưng sự đòi hỏi có thể đến với một cái giá cao. Những
niềm vui giản đơn của tuổi thơ có thể bị thiệt hại.
Đây chính là trọng tâm của
A Love for Dilemma, phim bộ 42 tập do Linmon Pictures sản xuất, tập trung sâu vào vấn đề này và tạo ra dư luận trên mạng.
Kể
từ khi ra mắt ngày 11/4 trên kênh CCTV-8 của Đài Truyền hình Trung ương
Trung Quốc và Dragon Television, cũng như hạ tầng phát trực tuyến
iQiyi, với sự tham gia của Tống Giai và Tưởng Hân trong vai hai
kiểu bà mẹ khác nhau, bộ phim đã đứng đầu tỷ suất người xem trong tất cả các
phim chiếu cùng thời gian.
Sau phim bộ thành công
A Love for Separation (2016) và
A Little Reunion (2019),
A Love for Dilemma đánh dấu thiên truyện thứ ba chủ đề giáo dục của Lỗ Dẫn Cung được chuyển thể thành phim truyền hình.
Sự nhiệt tình theo đuổi thành tích học hành của người mẹ leo thang thành căng thẳng gia đình
|
Tốt nghiệp ngành văn học Trung Hoa tại Đại học Tôn Dật Tiên ở Quảng
Châu, Lỗ Cường, được biết đến với bút danh Lỗ Dẫn Cung, làm nhà báo
trước khi được bổ nhiệm làm phó tổng biên tập tờ
Qianjiang Evening News có trụ sở ở Hàng Châu.
Năm
2013, sau khi nghe rất nhiều câu chuyện từ các nhà báo khác về những
bậc phụ huynh lo lắng và trẻ em bị căng thẳng, Lỗ Cường có cảm hứng để
viết.
Giờ đã là một giáo sư tại Đại học Truyền thông Chiết Giang,
Lỗ Cường nói anh có cảm hứng viết một tiểu thuyết mới trong chuyến thăm
từ Quảng Châu, tỉnh Quảng Đông, tới Hàng Châu, tỉnh Chiết Giang, năm
2016.
Tình cờ bắt gặp bài báo về những bậc cha mẹ lo lắng đưa con
đi học thêm, giảm thời gian chơi đùa, anh đăng đường dẫn lên tài khoản
WeChat của mình và bất ngờ khi nó nhanh chóng thu hút được rất nhiều
bình luận.
Ít có bậc cha mẹ Trung Quốc nào đủ dũng cảm “mạo hiểm” tương lai của
con, khiến đa số các gia đình khó tìm được sự cân bằng giữa việc làm
cha mẹ hổ và cho con mình một tuổi thơ hạnh phúc
|
“Nhiều bạn bè tôi, kể cả những người đang sống ở Nhật Bản và Bắc Mỹ,
bình luận rằng họ cũng phải trải qua những căng thẳng này. Đa số gợi ý
tôi sử dụng làm đề tài cho tiểu thuyết mới của mình,” Lỗ Cường nhớ lại.
Ám
ảnh ý tưởng này, Lỗ Cường thấy hấp dẫn với việc đào sâu hơn vào chủ đề
qua việc nghe những câu chuyện từ một người bạn, phó giám đốc một tổ
chức truyền thông.
“Cô ấy có học vấn cao và cởi mở về giáo dục,
nhưng cô bị buộc phải hy sinh hạnh phúc tuổi thơ của con gái để đưa cháu
vào các lớp học thêm sau khi biết được đa số học sinh ở lớp học của con
mình đều đi học những chương trình như thế,” Lỗ Cường nói.
Dù
con gái rất thông minh và cần mẫn, cô bé không thể theo kịp những bạn đã
đi học thêm ngoài giờ học chính, lôi người mẹ bất đắc dĩ lao vào “cuộc
chiến” tranh suất theo học trường trung học hàng đầu địa phương vốn rất
hạn chế.
Người phụ nữ này trở thành nguyên mẫu cho nhân vật Nam Lệ, do Tống Giai thủ vai, nhân vật chính của bộ phim.
Cạnh tranh khốc liệt để có được một suất vào trường điểm đã ảnh hưởng nghiêm trọng tới “hệ sinh thái” giáo dục bình thường
|
Bất chấp có cuộc sống hạnh phúc, với một người chồng quan tâm và hai đứa
con, Nam Lệ, giám đốc marketing cho một thương hiệu dệt may, bắt đầu
nhận ra lý tưởng “vui học” của cô bị thực tế phũ phàng vùi dập. Con gái
lớn của cô, học sinh lớp 5 có tài năng hội họa, có thể không được nhận
vào một trường trung học hàng đầu bởi điểm số các môn văn hóa không đủ
tốt.
Khác với Nam Lệ, Điền Vũ Lam — quản lý một cửa hàng bách hóa
lớn do Tưởng Hân thủ vai — một “mẹ hổ” điển hình tin chắc vào điểm số
và thành tích đứng đầu mọi điều ưu tiên cho con trai của mình.
Sự
nhiệt tình theo đuổi thành tích học hành của Điền Vũ Lam leo thang
thành căng thẳng gia đình. Ví dụ, trong một bữa tối với cha mẹ và họ
hàng, cô giục con trai phải nhớ những con số bất tận của số pi, để “giải
trí” và khoe khoang. Để thúc ép cậu bé hoàn toàn tập trung vào việc
học, cô bắt cậu bỏ lớp bóng đá, khiến cậu bé ức chế.
“Những cảnh
này có vẻ điên rồ và không tin được, nhưng khoảng 90 phần trăm nội dung
là dựa trên những câu chuyện có thật,” Lỗ Cường nói.
Con gái lớn của Nam Lệ có tài năng hội họa, có thể không được nhận
vào một trường trung học hàng đầu bởi điểm số các môn văn hóa không đủ
tốt
|
Tác giả đưa ra một ví dụ — mà anh nhớ lại với sự ngờ vực — anh nghe được
từ một trong những bậc cha mẹ anh phỏng vấn. Cuối tuần các bậc cha mẹ
này đưa con tới chỗ học thêm của con rồi dựng lều bên ngoài để con có
thể nghỉ trưa nhanh chóng trước khi trở lại lớp.
“Tôi không tin
các bậc cha mẹ Trung Quốc là ác độc. Đa số họ có trình độ đại học. Họ
thực sự mong con cái có thể có một tuổi thơ vui vẻ dễ chịu,” anh nói.
Nhưng
anh tin rằng cạnh tranh khốc liệt để có được một suất vào trường điểm
đã ảnh hưởng nghiêm trọng tới “hệ sinh thái” giáo dục bình thường, đưa
vô số gia đình vào cảnh lo lắng và làm bọn trẻ có thể cảm thấy mình đang
thất bại và trở nên dễ trầm cảm và tự ti.
Tuy nhiên, Lỗ Cường
nói, ít có bậc cha mẹ Trung Quốc nào đủ dũng cảm “mạo hiểm” tương lai
của con, khiến đa số các gia đình khó tìm được sự cân bằng giữa việc làm
cha mẹ hổ và cho con mình một tuổi thơ hạnh phúc.
Điền Vũ Lam, quản lý một cửa hàng bách hóa lớn do Tưởng Hân thủ vai,
một “mẹ hổ” điển hình tin chắc vào điểm số và thành tích đứng đầu mọi
điều ưu tiên cho con trai của mình
|
Với việc các cơ quan chức năng giáo dục của Trung Quốc đã ra một loạt
quy định tiết chế việc dạy và học thêm cũng như giảm tải cho học sinh,
Lỗ Cường nói anh mong tác phẩm của anh sẽ giúp thúc đẩy nghiên cứu sâu
vào các vấn đề của hệ thống giáo dục và giúp trẻ em có thể sống một tuổi
thơ bình thường nhất có thể.
Cha mẹ ngày nay đối mặt với nhiều
áp lực và lượng công việc lớn hơn khi họ cố gắng lo toan gia đình, Lỗ
Cường nói, và anh tin rằng nhiều lúc những người làm cha làm mẹ mang
những nỗi lo về nhà, làm tăng thêm căng thẳng.
“Một lần tôi thử
lóng tai nghe bên nhà hàng xóm lúc tối muộn. Buồn thay, thường là tiếng
la lối và mắng mỏ, với đa số cãi vã liên quan tới bài tập về nhà. Đa
phần các bậc cha mẹ là những người làm văn phòng điềm tĩnh và tự chủ ban
ngày, nhưng nhiều khi biến thành người khác vào buổi tối,” Lỗ Cường
buồn bã nõi.
Bộ phim đã chứng minh được sự yêu thích đại chúng việc từ ngày 24/4, CCTV đã bắt đầu phát trên kênh chính CCTV-1.
Các bậc cha mẹ đều lao vào “cuộc chiến” tranh suất theo học trường điểm
|
“Tôi mong khán giả sẽ nhận ra tình huống lố bịch này không thể chịu mãi
được và một số phương pháp giáo dục đang đi ngược lại những quy luật tự
nhiên,” Lỗ Cường nói.
“Câu chuyện của
A Love for Dilemma
kết thúc ở một nốt ấm áp xoa dịu. Tôi mong nó sẽ giúp các bậc cha mẹ
tìm được cốt lõi của việc học và dành thời gian để con cái lớn lên.”
Dịch: © Ngô Bình @Quaivatdienanh.com
Nguồn: China Daily