Tin tức

Bốn mùa đăng đẳng ly kỳ đặt câu hỏi ai đã giết chết vùng công nghiệp trung tâm Trung Quốc

14/06/2023

Công nhân, nhà máy và công nghiệp nặng là trọng tâm của ngành điện ảnh Trung Quốc kể từ khi thành lập Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.

Trong thời kỳ xã hội chủ nghĩa cao độ những năm 50, 60 và 70, những bộ phim như Bridge The Girl from Shanghai đặt chủ nghĩa anh hùng của giai cấp công nhân lên hàng đầu và trung tâm, thể hiện đóng góp của những người lao động bình thường vào sự phát triển công nghiệp.

Black Coal, Thin Ice

Những năm 1980 và đầu thập niên 90, các đạo diễn đã chuyển camera của họ từ khu vực nhà máy sang văn phòng, nơi các quản lý nhà máy có đầu óc cải cách thuyết giảng về tầm quan trọng của việc vận hành theo thị trường.

Sự lạc quan đó dần phai nhạt khi các doanh nghiệp nhà nước khổng lồ từng thống trị ngành công nghiệp Trung Quốc — và đảm bảo việc làm trọn đời cho hàng triệu công nhân nhà máy — bắt đầu oằn mình dưới sự cạnh tranh của doanh nghiệp tư nhân và nạn tham nhũng tràn lan trong những năm 1990. Ngay cả những bộ phim ủng hộ cải cách như The Hero Will Not Turn Back năm 1996 cũng phải vật lộn với tình trạng sa thải đang tàn phá các trung tâm công nghiệp truyền thống của Trung Quốc.

The Shadow Play

Ngày nay, trung tâm công nghiệp của cuối những năm 1990 và đầu những năm 2000 tồn tại trong trí tưởng tượng đại chúng như một nơi đầy khủng hoảng và nguy hiểm, một sự đồng thuận được phản ánh trong các bộ phim mới hơn về thời kỳ này.

Dẫn đầu cho thể loại này có thể là Black Coal, Thin Ice của Điêu Diệc Nam, bộ phim ly kỳ căng thẳng về một vụ giết người chưa được giải quyết ở vành đai rỉ sét phía đông bắc Trung Quốc. Điêu Diệc Nam là một trong những người đầu tiên nhận ra khu vực này là bối cảnh hoàn hảo cho những câu chuyện neo-noir về sự trả thù và giết người máu lạnh, nhưng phim ly kỳ hậu công nghiệp đã trở thành một thể loại riêng trong những năm gần đây, một phần nhờ vào các tác phẩm như The Shadow Play của Lâu Diệp, The Wild Goose Lake của Điêu Diệc Nam, và mới đây là phim bộ ăn khách The Long Season của Tân Sảng.

The Wild Goose Lake

Phát hành và nhận được nhiều đánh giá nồng nhiệt hồi tháng 4, Bốn mùa đăng đẵng / The Long Season cho thấy Tân Sảng, bậc thầy đằng sau phim bộ ăn khách năm 2020 The Bad Kids, tập trung ống kính của anh vào một thị trấn nhà máy phía bắc. Lấy bối cảnh tại Nhà máy gang thép hư cấu Hualin, Bốn mùa đăng đẵng kể câu chuyện về một vụ giết người chưa được phá án trong ba năm khác nhau — 1997, 1998 và 2016 — và qua con mắt của hai thế hệ cư dân khác nhau: một nhóm lớn tuổi vẫn đang quay cuồng để khỏi bị sa thải và một thế hệ trẻ lớn lên không có được bất kỳ sự đảm bảo nào mà thời cha mẹ họ là đương nhiên.

Trung tâm của bộ phim là người lái tàu hỏa Vương Hưởng. Do nam diễn viên hài nổi tiếng Phạm Vỹ thủ vai, cuộc sống của Vương Hưởng bị đảo lộn vào năm 1998 bởi một loạt sang chấn có mối liên hệ với nhau: đầu tiên là cái chết của con trai và đồng thời anh bị nhà máy sa thải, sau đó vợ anh tự tử. Đối với Vương Hưởng, mùa thu năm 1998 là thời điểm cả hai “tổ ấm” của anh — gia đình và cơ quan anh làm việc — qua đời.

Vương Hưởng (trái) thứ nhất của Bốn mùa đăng đẵng, ở đỉnh cao năm 1997, là một công nhân kiểu mẫu trong khuôn mẫu xã hội chủ nghĩa, một tổ ấm với vợ và con trai

Bốn mùa đăng đẵng khám phá sự phân đôi này qua con mắt của hai Vương Hưởng khác nhau. Vương Hưởng thứ nhất, được thể hiện ở đỉnh cao năm 1997, là một công nhân kiểu mẫu trong khuôn mẫu xã hội chủ nghĩa, tự hào về nhà máy của mình và tích cực trong đời sống xã hội. Vương Hưởng thứ hai, kiên cường bám trụ ở năm 2016, là một ông già đã mất gần như tất cả mọi thứ ngoại trừ trí tuệ sắc sảo của mình.

Tương tự, có hai vụ giết người chưa tìm ra thủ phạm ám ảnh Vương Hưởng thứ hai: vụ án chặt xác rùng rợn chấn động nhà máy — và gia đình Vương Hưởng — vào mùa thu năm 1998, và cái chết của người sếp do kết hợp của lòng tham, tham nhũng và quản lý kém cỏi. Nỗi đau tinh thần do đợt sa thải năm 1998 đã khiến các nhân vật của Bốn mùa đăng đẵng bị đóng băng trong thời gian. Họ không thể tiến thoái mà vẫn bị mắc kẹt, giống như những bức phác họa tĩnh vật về con người cũ của họ.

Vương Hưởng thứ hai, kiên cường bám trụ ở năm 2016, là một ông già đã mất gần như tất cả mọi thứ ngoại trừ trí tuệ sắc sảo của mình

Không giống những bộ phim lấy bối cảnh nhà máy của những năm 1990, trong đó sa thải nhân công được miêu tả là bất nhẫn cần thiết trên con đường cạnh tranh toàn cầu của Trung Quốc, Bốn mùa đăng đẵng phản ánh một cách hiểu hoàn toàn khác về thập kỷ đầy biến động đó: Những con người xứng đáng, tử tế và trung thực lại bị sa thải, trở thành nạn nhân của các giám đốc nhà máy và các nhà tài phiệt có trụ sở ở Hồng Kông — những người đại diện cho giai cấp thống trị — những kẻ tham ô và biển thủ công quỹ.

Bất kể miêu tả này nói lên sự thật gì, thì sự đồng thuận ngày càng tăng rằng những năm 1990 đã đi quá đà giống như bất cứ điều gì đã xảy ra cách đây 30 năm. Các phim điện ảnh và truyền hình như Black Coal, Thin IceThe Long Season nói lên mối quan tâm rộng rãi về sự dịch chuyển xã hội và cơ hội thăng tiến theo chế độ nhân tài ngày càng giảm vào thời điểm mà sức hấp dẫn của nền kinh tế thị trường — vốn hứa hẹn rằng thành công của mỗi cá nhân sẽ được quyết định trên cơ sở làm việc chăm chỉ, chứ không phải nhờ của cải thừa kế hay các mối quan hệ — không còn hiển nhiên nữa.

Nỗi đau tinh thần do đợt sa thải năm 1998 đã khiến các nhân vật của Bốn mùa đăng đẵng bị đóng băng trong thời gian

Hầu hết khán giả trẻ tuổi đã say mê khiến Bốn mùa đăng đẵng thành công không trực tiếp trải qua những biến động về thể chế của những năm 1990, nhưng trước một thị trường việc làm không ổn định và áp lực kinh tế gia tăng, nhiều người Trung Quốc khao khát một phiên bản lý tưởng hóa của hệ thống việc làm trọn đời. Tuy nhiên, hứa hẹn về sự giàu có chỉ sau một đêm khó có thể xảy ra, khiến cho việc làm chắc ăn có vẻ đáng nỗ lực giờ đây nằm ngoài tầm với. Thay vào đó, họ mơ về một cuộc sống ổn định trong hệ thống và đồng cảm với những người, giống như Vương, đã đột nhiên bị tước đi cảm giác an toàn.

Đến cuối phim The Long Season, hai Vương Hưởng trẻ và già, gặp nhau lần đầu tiên. Vương Hưởng lớn tuổi vẫy tay chào phiên bản trẻ tuổi của mình và bảo anh “hãy nhìn về phía trước, đừng lùi lại” khi đoàn tàu của Vương Hưởng trẻ tiến vào vùng nông thôn vẫn đang công nghiệp hóa. Điểm đến của anh dường như là một vũ trụ song song, một vũ trụ không có bóng tối hay sự tiêu cực mà sau này đã khiến cuộc đời anh u ám.

Bốn mùa đăng đẵng phản ánh một cách hiểu hoàn toàn khác về thập kỷ 90 đầy biến động: Những con người xứng đáng, tử tế và trung thực lại bị sa thải, trở thành nạn nhân của các giám đốc nhà máy và các nhà tài phiệt có trụ sở ở Hồng Kông — những người đại diện cho giai cấp thống trị — những người đã tham ô và biển thủ công quỹ

Một mặt, đó là một sự tiễn đưa lãng mạn dành cho nhân vật, một sự kiện phản ánh sự nhẹ nhõm của Vương lão khi cuối cùng cũng biết nguyên nhân cái chết của con trai mình. Mặt khác, lời ông nói vang lên trống rỗng, một cảm giác được củng cố bởi sự lựa chọn của bộ phim để thiết lập trao đổi với ca khúc Mandopop ăn khách năm 1989 Look Back Again. Đã biết những gì chúng ta biết về tương lai của Vương, ai lại không muốn sống trong quá khứ?

Dịch: © Yên Khuê @Quaivatdienanh.com
Nguồn: Sixth Tone