Nhà làm phim hoạt hình người Trung Quốc, Carol Liu Hong đã xây dựng hãng
phim của riêng mình từ hai bàn tay trắng, ban đầu chỉ để làm những đoạn
quảng cáo ngắn trên truyền hình, nhưng sau này cô đã có bước đột phá để
làm phim hoạt hình dành cho trẻ em, theo đúng ước mơ của cô.
Bước vào thị trường phim ảnh, cạnh tranh với bao công ty khác lớn hơn có
được sự tài trợ của chính phủ và đối mặt với việc các hãng phim hoạt
hình lớn trên thế giới như DreamWorks bắt đầu mở trụ sở ở Trung Quốc, là
một điều vô cùng khó khăn.
Nhưng Liu cũng có được nhiều sự giúp
đỡ. Với ước muốn giúp đỡ những ngành sáng tạo, chính quyền thành phố
Thượng Hải đã cho phép hãng phim của cô, Shanghai Cartoon Communication
Group, được đặt trụ sở ở một chỗ lý tưởng. Nhưng theo cô, thành công của
hãng phim đến từ việc biết cân bằng giữa phim hoạt hình và những sản
phẩm liên quan.
Trụ sở của Shanghai Cartoon Communication Group
Phim hoạt hình vẽ tay là một trong những mục tiêu phát triển nghệ thuật
được ưu tiên ở Trung Quốc. Giờ chiếu vàng được để dành cho các phim hoạt
hình trong nước – bạn sẽ không thể xem
Winnie the Pooh hay
Tom và Jerry ở
Trung Quốc từ 5 giờ đến 9 giờ tối vì các nhà lãnh đạo muốn quản lý
những bộ phim được chiếu vào giờ đó cho 300 triệu trẻ em dưới 14 tuổi
của đất nước.
Một mục tiêu được ưu tiên cao khác, đó là giúp các
ngành nghệ thuật trong nước đột phá ra nước ngoài. Trung Quốc hiện giờ
vẫn chưa có được công thức thần kỳ để đưa phim của mình tới những nhóm
khán giá đa quốc gia và ở nhiều độ tuổi.
“Sức ảnh hưởng văn hóa
của Trung Quốc chưa thể đọ được với sự phát triển kinh tế của nó và
những quan chức ở đây muốn văn hóa Trung Quốc vươn xa hơn nữa,” Sun
Shaoyi, một giáo sư ngành điện ảnh truyền hình tại Đại học Thượng Hải
cho biết.
Có nhiều sự kết nối với các công ty lớn trên thế giới
như DreamWorks và Walt Disney Co. Disney còn đang xây một công viên ở
Thượng Hải và sẽ mang vào nước những công nghệ mới nhất để tăng tiêu
chuẩn phim hoạt hình trong nước, Liu cho biết.
Nhưng những hợp
tác như thế vẫn có hạn chế của nó, vì phim hoạt hình dược ưa thích ở Mỹ
có thể không được ưa thích ở Trung Quốc, nhất là với người lớn.
Carol Liu Hong đang trao đổi cùng một họa sĩ hoạt hình
“Nhiều khi, trẻ em rất thích chúng nhưng các hãng phim lại thấy không
chấp nhận được,” Liu nói. Trong khi gia đình và nhà trường ở Mỹ khuyến
khích trẻ em tự tư duy, ở Trung Quốc “vẫn là nghe theo lời người lớn.”
Ngành
phim hoạt hình ở Thượng Hải đã có những ngày hoàng kim vào thập kỷ 60,
trước cuộc Cách mạng Văn hóa. Giờ đây, Trung Quốc có 2.400 trường dạy về
phim hoạt hình.
Nhưng nói chung, Trung Quốc chưa làm đủ để ủng
hộ ngành hoạt hình trong nước, Liu cho biết, nhất là đối với các hãng
phim nhỏ như của cô, với 200 nhân viên ở Thượng Hải và một trụ sở khác ở
Vô Tích.
“Thách thức lớn nhất giờ là khiến các hãng phim tập
trung vào chất lượng hơn là số lượng,” cô nói. “Còn cả vấn đề phim lậu
nữa. Có những chính sách ủng hộ cũng không để làm gì nếu không thể bảo
vệ tính thương mại của các nhà sản xuất.”
Vụ đầu tư trị giá 330
triệu USD của DreamWorks mang tên Oriental DreamWorks sẽ đưa phim hoạt
hình và người thật đóng của hãng này vào Trung Quốc và phát triển các
sản phẩm trong nước này, gồm những trò chơi tương tác và công viên giải
trí.
Marvel Studios của Walt Disney đã thông báo sẽ đồng sản xuất
Iron Man 3 với
với DMG Entertainment của Bắc Kinh. Disney đã hợp tác với công ty
internet Tencent Holdings Ltd. và Bộ Văn hóa để phát triển ngành phim
hoạt hình.
Hiện giờ chưa ai đoán được liệu một sự hợp tác giữa
hai nước có thể tạo nên một nhân vật hoạt hình mang tính hình tượng như
Chuột Mickey hay không. Nhưng rõ ràng các hãng phim bị cuốn hút bởi tiềm
năng thị trường đang lớn mạnh của Trung Quốc.
Năm ngoái, doanh
thu phòng vé Trung Quốc đã tăng hơn 60% lên tới 2 tỉ USD, trở thành thị
trường có doanh thu cao thứ hai sau Bắc Mỹ. Dự tính doanh thu này sẽ
tăng lên 5 tỉ USD vào năm 2015.
Gần đây Trung Quốc đã đồng ý
tăng số phim nước ngoài được chiếu trong nước lên 24 phim dù phim ngoại
giờ đã chiếm khoảng 50% doanh thu phòng vé.
Momo Island, một trong những phim đầu tay thành công của Shanghai Cartoon
Một phiên bản 3D mới của
Tôn Ngộ Không - Đại náo thiên cung gần đây chỉ thu về 8 triệu USD. Nhưng bộ phim hoạt hình thành công nhất trong những năm gần đây là
Cừu vui vẻ và sói xám. Theo các nhà sản xuất, bộ phim truyền hình này đã thu về 20,6 triệu USD. Nhưng
Kungfu Panda 2 có doanh thu lên tới 100 triệu USD.
“Tôi
nghĩ vấn đề lớn nhất của hoạt hình Trung Quốc là nhiều người cho rằng
đây chỉ là phim trẻ con,” Sun cho biết. “Ở Mỹ và các nước khác thì không
hề thế.”
Trung Quốc có khoảng 10.000 hãng phim hoạt hình,
200.000 nhân viên, với 260.000 phút phim hoạt hĩnh được sản xuất vào
2011 nhưng phần lớn sẽ không được công chiếu.
Với nguồn cung
quá lớn so với nguồn cầu, khoảng 90% các hãng phim hoạt động không lợi
nhuận. Để có thể tiếp tục hoạt động, họ phải nhận những hợp đồng thuê
ngoài của các hãng phim quốc tế và bán đồ chơi và quảng cáo.
Những
dự án lớn như Oriental DreamWorks cũng có thể trở thành thách thức cho
các hãng phim nhỏ hơn của Trung Quốc, nhưng Shanghai Cartoon cũng trở
nên mạnh hơn vì nhận các hợp đồng thuê ngoài về hoạt động hậu kỳ, bán
DVD và đồ chơi, Liu Hong cho biết.
Tâm Tâm vui vẻ
Công ty của Liu đã hoàn thành 10 phim điện ảnh hoạt hình, gồm
Tâm Tâm vui vẻ,
một câu chuyện hài nhắm tới lứa tuổi 2 đến 5 tuổi, đoạt giải Phim hoạt
hình xuất sắc từ Cục quản lý Phát thanh, Truyền hình, Điện ảnh Trung
Quốc.
Dù có những rào cản, Liu cho biết, “chúng tôi đang trong thời kỳ thành công.”
“Mỗi
năm, trong nước này có 20 triệu trẻ em được sinh ra, và vì có luật một
con, mỗi đứa trẻ sẽ có sáu người lớn sẵn sàng chi tiền vì chúng, vì thế
môi trường ở đây rất tốt.”
Dịch: © Xuân Hiền @Quaivatdienanh.com
Nguồn: Monterey Herald
Hãy chia sẻ ý kiến của bạn về bài viết này trên
Facebook của chúng tôi