Thế cho nên, phải sử dụng công nghệ làm phim mới nhất thì mới có ý nghĩa
với đạo diễn Ridley Scott chứ -- đó là, máy quay phim 3D -- để làm phim
của ông, trong đó 3D nắm bắt những sinh vật ngoài hành tinh đáng sợ
ngay từ những ngày đầu tiên của chúng.
Nhưng Scott có tận dụng thỏa đáng định dạng 3D không? Và 3D có làm người
ta phân tâm trước ấn tượng thị giác với câu chuyện nặng nề của
Prometheus? Chúng ta sẽ có câu trả lời trong bản tin
3D hay không 3D mới nhất này, trong đó chúng ta phân tích việc sử dụng 3D của bộ phim theo từng bước, và giúp khán giả định đoạt mua vé xem
Prometheus thế nào.
Tính phù hợpTác
giả mục này thường ghim gút phim hành động người thật đóng, vì diễn
viên người thật chẳng bao giờ nổi ba chiều được như phim hoạt hình.
Nhưng mặc dù người thật trong phim
Prometheus rất biểu cảm, họ
được bao quanh bằng toàn những hình ảnh lộng lẫy, cả thực và đồ họa vi
tính, dường như khớp hoàn hảo với máy quay 3D. Thể loại khoa học viễn
tưởng vốn dĩ rất hạp 3D rồi, với những cảnh không gian và cơ hội cho
những địa điểm bên ngoài trái đất nổi bật lên chi tiết một cách đáng sợ;
giờ thử nghĩ tới cội nguồn kinh dị của
Prometheus từ bộ phim
Alien của Ridley Scott thì biết còn kinh hãi hơn cỡ nào trong hình nổi 3D.
Prometheus hội đủ mọi điều kiện.
Điểm: 5/5
Kế hoạch & Công sứcKhông giống như rất nhiều đạo diễn
đối mặt với sức ép của hãng phim buộc họ biến một bộ phim bom tấn thành
màn biểu diễn 3D ngoạn mục, Ridley Scott không màng đến những máy quay
3D kềnh càng và bỏ mặc chúng mà chọn chuyển đổi hậu kỳ. Chẳng những
không quay bằng máy quay 3D, ông còn sử dụng những máy quay RED Epic hảo
hạng, và thuê nhà quay phim Dariusz Wolski, người đã sử dụng máy quay
RED 3D để quay
Pirates of the Caribbean: On Stranger Tides.
Scott không chỉ tiến từ mấy thập niên kinh nghiệm làm phim để mạo hiểm
bước vào cái mới, mà ông còn đảm bảo rằng ông có đúng người giúp ông, và
điều đó thể hiện trên từng khuôn hình của
Prometheus.
Điểm: 5/5Trước màn ảnhKhi
nói "trước màn ảnh" là ý muốn nói đến những hình ảnh 3D "xồ" vào mặt
khán giả và khiến bạn nhảy nhổm -- có người bảo đó là phô trương, có
người bảo vậy là tuyệt. Dường như Ridley cho rằng hiệu ứng này hơi phô
trương, tuy nhiên, vì ông khá dè dặt những khoảnh khắc trước màn ảnh, kể
cả trong những cảnh -- một trận bão bụi đất trong không gian chẳng hạn
-- đáng lẽ đã tận dụng được hiệu ứng này. Tuy nhiên, có một khoảnh khắc
gần cuối phim ông bất chấp tất cả mà sử dụng hiệu ứng này để tạo ra một
trong những khoảnh khắc đáng sợ nhất của bộ phim. Tác giả không chắc
việc thiếu đi những khoảnh khắc "trước màn ảnh" thì có khiến cho hiệu
ứng 3D trong
Prometheus tệ đi chút nào không, nhưng phim bị điểm thấp ở tiêu chí này.
Điểm: 3/5
Sâu trong màn ảnhNgược với tiêu chí trên, "sâu trong màn
ảnh" là nói đến việc mở rộng chiều sâu vào trong màn ảnh, như thể nhìn
qua một khung cửa sổ vào thế giới ngoài tầm với của bạn. Hầu như không
quá lời mà nói rằng
Prometheus xuất sắc ở tiêu chí này. Bất
luận là trong con tàu Prometheus hay là trên hành tinh trơ trọi của
người ngoài hành tinh hay thậm chí trái đất cổ đại ở những cảnh đầu
phim, chiều sâu của
Prometheus là đáng kinh ngạc, và rõ ràng
đây là chỗ cho Scott và Wolski kết hợp trí tuệ của họ lại để có hiệu ứng
3D hiệu quả. Bản 2D của bộ phim này sẽ rất tuyệt, nhưng chiều sâu thực
sự sững sờ với hiệu ứng 3D.
Điểm:5/5Độ sángKính 3D làm tầm nhìn tối tăm đi và đòi hỏi nhà làm phim lẫn nhà rạp tăng độ sáng. Và mặc dù
Prometheus
phần lớn diễn ra trong không gian tối đen, hoặc trong hang động âm u
của người ngoài hành tinh, dứt khoát sẽ không có vấn đề gì với độ sáng
cả. Thậm chí còn hay hơn, bóng tối quả có tối -- Scott và Wolski xoay sở
vài chiêu ma thuật trong việc làm cho bóng tối trở nên đáng tin cậy mà
vẫn nổi trong 3D. Đây nên là chuẩn mực cho bất kỳ phim 3D nào sắp tới
diễn ra vào buổi tối.
Điểm: 5/5
Thử bỏ kínhNếu đang xem một phim 3D mà cảm thấy dường như
hiệu ứng 3D không nhiều, hãy thử bỏ kính ra -- nếu bạn thấy hình ảnh mờ
ảo, thì khi đeo kính trở vào bạn sẽ thấy chiều sâu hun hút trên màn
ảnh; còn như chẳng thấy có gì khác, thì lẽ ra bạn nên mua vé 2D. Như bạn
có thể suy ra từ sự vồn vã mà tác giả dành cho chiều sâu trong
Prometheus
rồi đấy, bộ phim qua được thử nghiệm này một cách ngoạn mục. Bạn sẽ
chẳng gợn chút cảm giác bị lừa bịp nào -- và lạ cái là bạn sẽ quá mê mẩn
với hiệu ứng thị giác đến mức quên không thử gỡ kính luôn.
Điểm: 5/5Sức khỏe của khán giảKhi
3D được sử dụng kém -- mà nhất là chuyển đổi hậu kỳ kém -- những cảnh
hành động tốc độ nhanh có thể khiến khán giả phát ốm, vì bạn phải nỗ lực
cân bằng trong cái thế giới 3D thay đổi đột ngột đó. Quay
Prometheus
bằng 3D sẽ tránh được vấn đề này, nhưng Scott vẫn quay những cảnh hành
động theo một cách khá là cổ điển -- không có hình ảnh giật rung làm bạn
ốm đâu. Tuy nhiên, không hứa được là hiệu ứng của các sinh vật ngoài
hành tinh có làm ảnh hưởng đến sự ngon miệng của bạn không đâu đấy.
Điểm: 5/5
Kết luận: Một điểm số 3D gần như tuyệt đối thật là quá quắt, và
nếu bạn nghĩ rằng những hiệu ứng 3D vọt ra khỏi màn hình là phô trương,
thì bạn cũng có thể cho là hoàn hảo.
Prometheus tạo nên ngoại
lệ trong việc sử dụng 3D, nâng tầm hiệu ứng thị giác vốn đã lạ thường
rồi và thực sự đưa khán giả chìm đắm vào câu chuyện sử thi của nó. Nếu
bạn là người hoài nghi phim 3D và chán phải trả tiền vé tăng thêm, thì
bộ phim này có thể sẽ làm bạn thay đổi suy nghĩ đó.
Dịch: © Thái Hiền @Quaivatdienanh.com
Nguồn: Cinema Blend
Hãy chia sẻ ý kiến của bạn về bài viết này trên
Facebook của chúng tôi