Phim đầu tay kinh phí thấp của đạo diễn Yeun Sang Ho, The King of Pigs khẳng định đây là “phim hoạt hình ly kỳ dữ dội đầu tiên ở Hàn Quốc”. Không như Leafie,
đã bán được hơn 2 triệu vé với phân loại PG, phim này chỉ nhắm đến khán
giả trưởng thành. Thật mỉa mai vì bộ phim 150 ngàn đôla này là một phim
trung học, mặc dù tràn ngập sự bắt nạt tàn bạo và bạo lực.
Đạo
diễn Yeun, có phát hành hai phim hoạt hình ngắn từ năm 2006, từ năm 1998
đã bắt đầu tự thực hiện bộ phim đầu tay cực kỳ thành công này – giành
ba giải thưởng tại Liên hoan phim quốc tế Busan năm 2011, gồm giải
thưởng của Mạng lưới Tuyên truyền Điện ảnh châu Á (NETPAC) và giải Movie
Collage Award.
“Tôi rất thích bộ phim này vì đó là tác phẩm
riêng của mình, nhưng tôi không biết người khác nghĩ gì,” Yeun nói với
các phóng viên sau buổi họp báo công chiếu phim hôm 26/10 về chiến thắng
của anh tại Liên hoan phim quốc tế Busan.
“Tôi thấy nhẹ nhõm sau
buổi chiếu đầu tiên khi nghe một số phản hồi tích cực. Nhưng tôi thực
sự không hy vọng sẽ giành được giải nào. Tôi cảm thấy may mắn và biết
ơn.”.
Một cảnh trong phim hoạt hình The King of Pigs [Ảnh: Adam Space]
Phim nói về hai người bạn thời trung học gặp lại nhau 15 năm sau khi tốt
nghiệp. Chuyện bắt đầu khi Kyung Min, một trong hai người, giết vợ
trong một phút thiếu suy nghĩ sau khi công ty của anh phá sản. Anh đi
tìm người bạn thất lạc đã lâu là Jong Suk, hiện kiếm sống bằng việc viết
tự truyện giùm người khác.
Lần tái hợp khó chịu và u buồn của
hai người trộn lẫn những hồi tưởng về thời niên thiếu, khi cả hai bị
những ban học hung dữ ức hiếp nặng nề và quấy rối tình dục. Cả hai đều
thấp bé, yếu ớt và sống ở một xóm nghèo.
Thời đó, hai người làm
bạn với Chul, một kẻ ngoài cuộc có sức lôi cuốn nhưng bệnh hoạn thuyết
phục rằng “người ta phải trở thành con quái vật để không sống như một kẻ
thất bại.” Chul lên kế hoạch kinh khủng trả thù những tên đầu gấu trong
lớp, và khán giả sẽ chỉ biết được sự thật gây sửng sốt về kế hoạch của
hắn ta vào cuối phim.
Khi màn hình tối đui, thật khó để biết
được liệu bạn có muốn khóc hay muốn bệnh không. Sau đó hàng chữ phát lúc
cuối phim chạy lên màn hình.
Nhiều tên đầu gấu và những việc
chúng làm trong phim đều dựa trên những điều đạo diễn Yeun thực sự chứng
kiến trong suốt thời trung học của anh. Phân cảnh khi những tên đầu gấu
cắt đứt chiếc quần jeans của Jong Suk mà cậu lén trộm của người chị, và
cười nhạo cậu là “tên ẻo lả”, hay khi một trong những bạn học bị tè vào
người vì cố giúp đỡ những bạn bị bắt nạt, đều dựa trên những trải
nghiệm thực tế của anh.
“Thật dễ khi nói về cuộc đời của những
người nghèo khó,” Yeun nói. “Thật dễ khi nói những điều như, bạn cần
phải cố gắng nhiều hơn nữa. Tôi thực sự muốn bộ phim này là trải nghiệm
dài một tiếng rưỡi cho khán giả, để biết cảm giác hoàn toàn vô vọng là
thế nào."
Nhiều người sẽ ngạc nhiên khi biết ba nam sinh trung
học trong thực tế do ba diễn viên nữ lồng tiếng, thay vì các nghệ sĩ
lồng tiếng chuyên nghiệp. Kim Hye Na, Kim Ggot Bi và Park Hee Bon có màn
trình diễn ấn tượng, lồng tiếng hệt như những cậu bé chưa vỡ giọng
thật.
“Tôi cố dùng giọng thấp nhất của mình, và cố tình nói bằng
giọng đó khoảng một tuần trước khi bắt đầu ghi âm cho bộ phim,” Kim Hye
Na, nhận vai cậu bé Chul có sức lôi cuốn người khác, nói bằng giọng thật
nghe hoàn toàn khác giọng nhân vật.
“Mục tiêu của tôi là khiến những người bạn thân hoàn toàn không nhận ra giọng tôi trong suốt bộ phim.”
Sử
dụng hoạt hình dữ đội và khó chịu, đạo diễn Yeun khéo léo liên kết quá
khứ và hiện tại không may của hai người bạn, cho thấy việc ức hiếp và
các kiểu áp bức khác có ảnh hưởng suốt đời như thế nào. Với nhiều hiểu
biết và nhận thức xã hội, bộ phim ghi lại một loạt thời điểm thách thức
lý trí và hy vọng.
Phim ra mắt ở các rạp Hàn Quốc vào ngày 3/11.
Dịch: © Minh Châu @Quaivatdienanh.com
Nguồn: Korea Herald
Hãy chia sẻ ý kiến của bạn về bài viết này trên
Facebook của chúng tôi