Giới quan sát mùa giải thường nói phim về ngành công nghiệp này là mồi
ngon đối với các nhà bầu chọn Oscar. Thử làm toán xem nhé.
Mỗi cảnh quay trong Once Upon a Time … in Hollywood là một bức thư tình gửi tới Los Angeles của nửa thế kỷ trước
|
Once Upon a Time … in Hollywood của Quentin Tarantino không
phải là một bộ phim về gia đình Manson giết người mà là một sự tôn kính
dành cho chính Tinseltown, mỗi cảnh quay là một bức thư tình gửi tới Los
Angeles của nửa thế kỷ trước. Với việc bộ phim kiếm được 10 đề cử trên
hệ thống bầu chọn theo thứ tự ưu tiên của Oscar, thật công bằng để hỏi:
Hollywood có thích phim về chính nó không?
Suy cho cùng, vào đầu
thập kỷ trước, đã có những chiến thắng phim hay nhất liền tù tì cho các
bộ phim tập trung vào việc làm phim.
The Artist (2011) đã thắng
bằng cách sử dụng vài từ quý giá kể câu chuyện về một cặp diễn viên
chật vật để chuyển từ phim câm sang phim nói. Một năm sau,
Argo (2012)
giành vương miện cho câu chuyện dựa trên đời thực của các đặc vụ CIA
làm việc với các nhà sản xuất màn bạc để ngụy trang cho một nhiệm vụ
nguy hiểm thành một bộ phim vô hại. Và bao năm, các học giả mùa giải
thưởng đã lặp đi lặp lại ngạn ngữ rằng Viện Hàn lâm bỏ phiếu cho các bộ
phim nhắc nhở nhà bầu chọn về chính họ.
The Artist (2011) kể câu chuyện về một cặp diễn viên chật vật để chuyển từ phim câm sang phim nói
|
Tuy nhiên, phân tích tất cả 91 chiến thắng phim hay nhất tiết lộ chỉ có
hai phim (như vừa lưu ý trên) có các điểm cốt truyện chính về làm phim.
Nếu phân tích này được mở rộng cho tất cả 563 đề cử phim hay nhất, chỉ
có chín phim phù hợp:
Once Upon a Time,
The Artist và
Argo, cùng với
A Star Is Born phiên bản năm 1937,
Sunset Boulevard (1950),
All That Jazz (1979),
The Aviator (2004),
Hugo (2011) và
La La Land (2016). (
A Star Is Born phiên bản 2018 đã thay ngôi sao điện ảnh thành ngôi sao nhạc pop và các phiên bản khác thì không được đề cử phim hay nhất.)
Nhiêu
đó chiếm 1,6 phần trăm tất cả các phim được đề cử tập trung chủ yếu vào
việc làm phim. Và trong số những đề cử đó, chỉ có 25 phần trăm tiến tới
giành được giải thưởng (không tính ứng viên năm nay, vẫn chưa rõ số
phận).
John Goodman, trái, và Alan Arkin trong vai các nhà sản xuất phim mưu sự cùng CIA trong Argo, thắng giải phim hay nhất
|
Cứ cho rằng phân loại phim theo cách này là một bài tập vốn dĩ chủ quan.
Bộ dữ liệu có thể được mở rộng để bao gồm các câu chuyện sử dụng công
việc làm phim làm khung sườn, như
Titanic (1997), mở đầu bằng lời kể của các thước phim tài liệu. Trong các ví dụ như
Birdman (2014), cũng như ứng viên
Marriage Story năm nay, một nhân vật quan trọng đã từng ở Hollywood nhưng không được thể hiện trên màn hình. Và
The Godfather
(1972) nổi tiếng thể hiện tuyến truyện về một nhà sản xuất phim đối mặt
với đe dọa bị giết (được chuyển tải thông qua đầu ngựa để trên giường
mình), nhưng chắc chắn đó không phải là cốt truyện chi phối bộ phim. Đặt
ranh giới với phim tự làm, thì cảnh quay cái túi nhựa bồng bềnh trong
American Beauty (1999) không đạt yêu cầu.
Ngay
cả với một định nghĩa mở rộng bao gồm các trường hợp đường biên này,
vẫn chỉ có 23 đề cử phim hay nhất liên quan đến sản xuất phim, tức 4,1
phần trăm của tất cả các đề cử trong lịch sử. Mẫu lớn hơn đó có tỷ lệ
chiến thắng tương tự: 24 phần trăm trong số những đề cử trước năm 2020
tiến tới đoạt giải:
The Artist,
Argo,
Titanic,
Birdman và
The Godfather.
Leonardo DiCaprio đưa nhà sản xuất Howard Hughes vào cuộc sống trong phim The Aviator (2004)
|
Nhưng mặc dù dữ liệu này cho thấy các nhà bầu chọn Oscar không bị ám ảnh
với việc công nhận công việc của chính họ, một số bằng chứng cho thấy
Giải thưởng Viện Hàn lâm có xu hướng đi theo hướng đó. Đến năm 2003, chỉ
có 2,3 phần trăm phim đáp ứng các tiêu chí mở rộng đó; nhưng từ năm
2004, 10,2 phần trăm đề cử đáp ứng.
Bắt đầu từ năm 2003, có một
loạt đề cử kéo dài ba năm ít nhất đề cập đến điện ảnh trong phần mô tả
cốt truyện. Bill Murray đóng vai một ngôi sao điện ảnh trong
Lost in Translation (2003). Leonardo DiCaprio đưa nhà sản xuất Howard Hughes vào cuộc sống trong phim
The Aviator (2004). Trong
Capote (2005), nhân vật chính (do Philip Seymour Hoffman thủ vai) tham dự buổi ra mắt
To Kill a Mockingbird, phiên bản điện ảnh của cuốn tiểu thuyết của người bạn Harper Lee (Catherine Keener).
Midnight in Paris nhận được cái gật đầu đề cử cho câu chuyện về một biên kịch thất vọng tìm cách trốn tránh vào quá khứ
|
Trước mùa giải thưởng năm nay, với
Once Upon a Time và
Marriage Story được đề cử, chỉ có một cuộc đua khác từng liên quan nhiều ứng viên lấy Hollywood làm nền: năm 2012, khi
The Artist thắng phim hay nhất, thì
Hugo được đề cử vì vinh danh nhà tiên phong làm phim Georges Méliès, và
Midnight in Paris nhận được cái gật đầu cho câu chuyện về một biên kịch thất vọng tìm cách trốn tránh vào quá khứ.
Vô số phim nói về điện ảnh nhiều hơn so với
Marriage Story hay
Midnight in Paris, thậm chí còn không được đề cử phim hay nhất.
Sullivan’s Travels (1941),
The Bad and the Beautiful (1952),
The Stunt Man (1980),
Barton Fink (1991),
Adaption (2002), và nhiều phim được đánh giá cao khác đã không lọt vào đề cử phim hay nhất. Trong những năm gần đây, các phim như
Saving Mr. Banks (2013) và
The Disaster Artist (2017) đã bị loại khỏi danh sách của Viện Hàn lâm dù quy mô hạng mục đã được mở rộng.
Dù tính cả Birdman, với Michael Keaton vào vai một ngôi sao điện ảnh hết thời, chỉ có 4,1% đề cử phim hay nhất là “về” Hollywood
|
Chưng hửng hơn hết thảy,
Singin’ in the Rain (1952) chưa bao
giờ được đề cử phim hay nhất và hiện được coi là một trong những bộ phim
hay nhất mọi thời đại, đứng ở vị trí thứ 5 trong danh sách Tốp 100 của
Viện Điện ảnh Mỹ. Phim nào lấy giải phim hay nhất thay vì
Singin’ in the Rain?
The Greatest Show on Earth, tập trung vào một loại hình giải trí khác: xiếc, không phải điện ảnh.
Ngay
cả danh sách các phim năm nay cũng cung cấp bằng chứng cho thấy Viện
Hàn lâm không tự động đề cử các cốt truyện về công việc của chính họ.
Tuy
Once Upon a Time quả có được đề cử, các phim khác liên quan đến việc làm phim như
Dolemite Is My Name và
Pain and Glory thì không.
Nhiều
nhân tố đi vào quyết định của Viện Hàn lâm trong việc đề cử một bộ phim
cho phim hay nhất. Nên dù dữ liệu không chứng minh được sự thiếu quan
tâm trong việc trao giải cho các bộ phim về Hollywood, chắc chắn không
thể tin sự quan tâm đó không tồn tại.
Được coi là một trong những bộ phim hay nhất mọi thời đại, đứng ở vị trí thứ 5 trong danh sách Tốp 100 của Viện Điện ảnh Mỹ, Singin’ in the Rain (1952) chưa bao giờ được đề cử phim hay nhất
|
Nhưng nếu xu hướng khiêm tốn kể từ giữa những năm 2000 đó tiếp tục — một xu hướng có thể được thúc đẩy bởi chiến thắng của
Once Upon a Time … in Hollywood
tại Nhà hát Dolby vào ngày 9 tháng 2 — thì có lẽ tương lai của các giải
thưởng điện ảnh này sẽ thể hiện sự quan tâm lớn hơn với bản thân điện
ảnh.
Dịch: © Hải Đăng @Quaivatdienanh.com
Nguồn: The New York Times