Đó là một ngày đầu xuân vào tháng 4, song đạo diễn An Chiến Quân cảm
giác như đang giữa mùa đông lạnh lẽo khi ông leo núi Côn Lôn để thăm
những sĩ quan cảnh sát bảo vệ đoạn đường sắt Thanh Hải–Tây Tạng, cao
nhất thế giới.
Tại đồn cảnh sát, ở vị trí cao hơn mực nước biển 4.000 mét, nhà làm phim tìm thấy người mà ông cần gặp.
Cảnh trong phim Warriors of Honor trong đó nhân vật chính giải cứu một phụ nũ trong vụ lở đất
|
Đó là Yang Fuxiang, đứng đầu nhóm người khắc kỷ, suốt 13 năm, chịu đựng
sự cô đơn và thời tiết khắc nghiệt khi thực thi nhiệm vụ trên ngọn núi
tuyết.
Năm 2017, Yang Fuxiang được vinh danh là một trong 10 sĩ
quan trung kiên nhất trong cuộc tuyển chọn thường niên của Lực lượng
cảnh sát vũ trang nhân dân Trung Quốc.
Vợ ông, bị mất một chân
trong một tai nạn ô tô, song vẫn vị tha ủng hộ chồng bằng cách chăm lo
cho gia đình chu đáo, cũng được lực lượng tặng thưởng.
“Hầu hết
mọi người có thể cảm thấy không thoải mái và khó thở sau khi ở độ cao
quá 4.000 mét chỉ trong thời gian ngắn. Khó mà tin được, tôi thấy ngưỡng
mộ khi Yang Fuxiang ở đó nhiều năm,” đạo diễn nói, trong một cuộc phỏng
vấn với
China Daily.
“Bạn thấy rất ít sinh vật sống ở độ cao như thế. Khi các sĩ quan trêu
chúng tôi rằng chỉ có hai mùa trên núi – ‘mùa đông và mùa giống như mùa
đông’ – Tôi không thể nhịn cười song cảm thấy rất xúc động,” ông cho
biết thêm.
Gần đây tại Hội trường nhân dân Bắc Kinh, cùng với dàn diễn viên, An Chiến Quân tham dự sự kiện công chiếu bộ phim mới của ông,
Warriors of Honor, hồi tưởng lại buổi phỏng vấn với những người hùng cảnh sát đã truyền cảm hứng cho ông.
Phim
đoạt giải thưởng Thiên thần vàng tại Liên hoan phim Trung-Mỹ được tổ
chức ở Los Angeles hồi tháng 11, khởi chiếu ở Trung Quốc vào ngày 5
tháng 12 năm 2019.
An Chiến Quân nói chính một sĩ quan cao cấp đã đề nghị ông làm phim về những người hùng cảnh sát, nhiều câu chuyện đẫm nước mắt.
Sau khi phỏng vấn nhiều người và đọc bản tin có liên quan, từ tháng 4
đến tháng 10 năm ngoái, An Chiến Quân đã dẫn đoàn làm phim qua bảy tỉnh
thành gồm Thượng Hải, Phúc Kiến và Thiểm Tây – thực hiện bộ phim ở những
vùng khác nhau ở Trung Quốc.
Ngoài Yang Fuxiang và vợ ông, phim
còn có ba câu chuyện ngắn song song cũng tập trung vào cuộc truy bắt
đường dây buôn ma túy ở Vân Nam, và một sĩ quan bị chẩn đoán ung thư
giải cứu dân làng mắc kẹt trong trận lở đất ở khu vực tự trị Tân Cương.
Cả hai câu chuyện còn lại đều lấy cảm hứng từ những sự kiện có thật.
Câu
chuyện đầu tiên trong hai câu chuyện còn lại lấy cảm hứng từ Wang Gang,
được trao tặng Bát Nhất huân chương, huân chương cao quý nhất của quân
đội Trung Quốc. Lực lượng cảnh sát nhân dân Trung Quốc là một phần của
lực lượng vũ trang quốc gia này nằm dưới sự chỉ huy của Quân ủy Trung
ương.
“Wang Gang là một người dũng cảm và tuyệt vời. Có lần anh dẫn người của
mình truy lùng bọn khủng bố sâu trong dãy núi Thiên Sơn trong vòng 56
ngày. Khi tìm thấy mục tiêu lẫn trốn trong một hang động, anh là người
đầu tiên vào hang với súng tiểu liên bắn bọn khủng bố ở cự ly gần,” An
Chiến Quân nói.
Diễn viên Lý Kỳ, vào vai nhân vật lấy cảm hứng từ
Wang Gang, nói anh được cử đến một căn cứ cảnh sát vũ trang ở Côn Minh,
thủ phủ vân Nam, trải qua quá trình huấn luyện thể chất khắc nghiệt,
bao gồm việc mang 15kg trang bị khi đi bộ và chạy bộ hơn 10 tiếng mỗi
ngày.
Câu chuyện thứ ba lấy cảm hứng từ Li Baobao, một sĩ quan 27
tuổi cương quyết làm sĩ quan tuyến đầu dù bị ung thư phổi giai đoạn
cuối. Anh qua đời vào tháng 4 năm 2018.
Zhong Chengxiang, chủ
tịch Hiệp hội phê bình văn học và nghệ thuật Trung Quốc, nói phim này là
ví dụ cho nỗ lực của các nhà làm phim Trung Quốc trong việc tìm kiếm
cảm hứng từ những câu chuyện đời thực.
“Trong lễ quốc khánh năm nay, ba phim bom tấn –
My People, My Country,
The Captain và
The Climbers,
tất cả được chuyển thể từ những câu chuyện có thật nổi tiếng. Tôi hy
vọng chúng ta sẽ có nhiều phim ngợi ca những anh hùng đời thật,” ông
nói.
Dịch: © Minh Phát @Quaivatdienanh.com
Nguồn: China Daily