Khi nhà làm phim người Bỉ Anja Daelemans và nhà làm phim tài liệu gốc
Anh Nicholas Bonner quyết tâm hợp tác sáu năm về trước, họ quyết định
thêm vào một thách thức bất thường: làm một phim ở Bắc Triều Tiên, về
Bắc Triều Tiên.
Cả hai nhà làm phim đều đồng tình đây là một ý
tưởng ngông cuồng. “Có một chai whiskey tiếp sức đấy,” Bonner nói, nửa
đùa nửa thật.
Chưa có phim do phương Tây nào cấp kinh phí từng
được sản xuất tại Bắc Triều Tiên. Và chưa phim nào quay tại đây được
biên tập ở nước ngoài, là thứ cặp đôi này muốn làm. Chính quyền Bắc
Triều Tiên – từng thi thoảng hợp tác với Trung Quốc và Liên bang Xô viết
lúc trước về mặt điện ảnh, và một lần đồng sản xuất một phim với Hàn
Quốc – luôn từ chối làm việc với bất kỳ chủ thể nào từ các nước Tây Âu
hoặc nước nói tiếng Anh.
Nhân vật Kim Yong Mi do Han Jong Sim thủ vai trong
Comrade Kim Goes Flying [Ảnh: Another Dimension of an Idea]
Nhưng Bonner, sống ở Bắc Kinh, đã lấy được lòng tin của chính quyền Bắc
Triều Tiên thông qua việc sản xuất bộ phim tài liệu của BBC
The Game of Their Lives,
một bản miêu tả khá tích cực về thành công của Triều Tiên tại World Cup
1966. (Daelemans,46 tuổi, đã đạo diễn hai phim ngắn đoạt giải Oscar
không liên quan đến Triều Tiên). Thông qua một nhà sản xuất Triều Tiên,
hai nhà làm phim này gặp gỡ và hợp tác một với đạo diễn Bắc Triểu Tiên
là Kim Gwang Hun, ông đã làm một số phim về quân đội mang tính tuyên
truyền được chính phủ đặt hàng. Họ cũng làm việc với một số biên kịch
Triều Tiên (cũng như tất cả biên kịch khác, họ được chính phủ nước này
trả lương và theo dõi chặt chẽ).
Sau một số cuộc kèo nài về kịch
bản cùng các hãng phim do chính phủ Triều Tiên nắm quyền – quan chức
chính phủ có liên hệ mật thiết ở gần như mọi cấp độ của quy trình sản
xuất phim ở Bắc Triều Tiên – bộ ba này cuối cùng cũng giành được sự chấp
thuận làm phim dài. Các hãng phim của Daelemans và Bonner cùng hãng
phim nhà nước Korean Film Export & Import Corp. bắt đầu quy trình
tuyển diễn viên, và năm 2011 họ khởi quay ở Bình Nhưỡng và vùng thôn quê
tại Bắc Hàn.
“Chúng tôi gần như chẳng tin mình đã hoàn thành,” Daelemans nói.
Tác phẩm họ đã làm thành công là
Comrade Kim Goes Flying,
nói về một phụ nữ trẻ từ thị trấn khai thác than nhỏ được gửi đến Bình
Nhưỡng làm việc ở công trường xây dựng, tại đây cô trở thành người lao
động có giá và cũng theo đuổi ước mơ trở thành nghệ sĩ đu bay trong rạp
xiếc. (Nhân vật chính có trong tựa phim được Han Jong Sim – một nghệ sĩ
đu bay ngoài đời thủ vai). Được quay với tông màu sáng phủ lên Bình
Nhưỡng luồng sáng đáng mong ước, bộ phim có nhiều cảnh tôn sùng giới
công nhân và lao động chân tay hơi quá.
Một cảnh của nhân vật nữ chính trong phim
Comrade Kim khó mà thu hút cái nhìn của các thành viên bỏ phiếu
Oscar. Với mạch chuyện vượt lên chính mình đơn giản và bản khắc họa
quần chúng Bắc Triều Tiên hát trên phố, bộ phim nhận được những bài bình
luận hững hờ khi công chiếu tại Liên hoan phim quốc tế Toronto hồi đầu
tháng 10 này. “Chỉ nhìn bề nổi của phim thì khó mà thấy nghiêm túc
được,” một nhà phê bình của
Screen Daily viết.
Nhưng dù có những thiếu sót về mặt thẩm mỹ thế nào đi nữa,
Comrade Kim cũng thể hiện sự nới lỏng đáng chú ý.
“Thực
sự đây là chuyện xưa nay chưa có,” Charles Armstrong nói, ông là một
giáo sư Hàn học tại Đại học Columbia và đã theo dõi sát sao văn hóa điện
ảnh Bắc Hàn. “Dù
Comrade Kim muốn nói gì về mặt nghệ thuật,
thì việc phim đã được sản xuất cũng đáng chú ý. Phim cho thấy một đất
nước đã mở cửa về lĩnh vực này hơn những gì trong quá khứ.”
Bộ
phim cũng nhận được sự ưu đãi hiếm có, được chiếu trong Liên hoan phim
Bình Nhưỡng (do chính phủ Triều Tiên tổ chức) tháng 9/2012 trong lúc vẫn
được chấp nhận cho chiếu ở Liên hoan phim quốc tế Busan vào tháng
10/2012.
Hai nhà làm phim Anja Daelemans (trái) và Nick Bonner đứng cạnh poster phim
tại Liên hoan phim quốc tế Busan lần thứ 17 [Ảnh: AFP]
Dù Bắc Triều Tiên kiểm soát truyền thông nghiêm ngặt, nước này vẫn có
lịch sử điện ảnh dồi dào. Hàng tá phim đã được sản xuất dưới thời Kim
Jong Il. Những phim mang nặng tính tuyên truyền đã tạo được dấu ấn cho
khán giả trong nước, nhờ vào tính nhạy cảm dễ gây xúc động. Khán giả
Trung Quốc thường xem trọng những phim này hơn các phim tuyên truyền ở
chính nước họ. (Tuy nhiên người ngoại quốc không được cho vào rạp để xem
các phim này ở Bắc Triều Tiên.)
Comrade Kim Goes Flying có thể phá cách hơn cách nghĩ của một khán giả thông thường.
Hầu
hết các phim được sản xuất trong hệ thống điện ảnh nhà nước nhấn mạng
quyền lợi tập thể. Câu chuyện về thân phận cá nhân và tự mình “gột nên
hồ”, rất phổ biến ở phương Tây, hoàn toàn xa lạ với điện ảnh Bắc Triều
Tiên. Thực ra, vài phim nổi tiếng trong lịch sử điện ảnh nước này như
A Broad Bellflower năm 1987, còn hăng hái đi theo chiều ngược lại, vinh danh những người vì nghĩa lớn bỏ tâm nguyện riêng.
Nhưng
Comrade Kim Goes Flying
không ngần ngại cho thấy một người phụ nữ theo đuổi giấc mơ của mình
thậm chí khi gia đình và các thành viên ở quê nhà phản đối. “Đây là một
câu chuyện về nữ quyền, và không phải là loại phổ biến ở Bắc Triều
Tiên,” Bonner nói.
Một cảnh trong phim
Armstrong nói thêm, “Phim khác thường và thậm chí phá cách mạnh. Trong
các phim Bắc Triều Tiên hầu như không bao giờ có người tự theo đuổi giấc
mơ của mình khi phải đánh đổi với lợi ích chung.”
Comrade Kim Goes Flying
không được phân phối ở Mỹ hoặc nhiều nước phương Tây khác, và dù các
diễn viên quyến rũ và hấp dẫn trên màn ảnh, việc quảng bá cũng đặc biệt
khó ở một quốc gia mà, chà, chuyện công bố không hẳn được ưu tiên.
Dịch: © Mai Khanh @Quaivatdienanh.com
Nguồn: Los Angeles Times
Hãy chia sẻ ý kiến của bạn về bài viết này trên
Facebook của chúng tôi