Tin tức

Đấu trường Oscar: Đức và Pháp cầm trịch cuộc đua hạng mục phim nói tiếng nước ngoài

19/12/2016

Cứ mỗi độ đông về, giới quan sát Oscar lại nói năm nay hạng mục này hạng mục nọ là đặc biệt cạnh tranh. Nhưng không có sự cạnh tranh nào ở Giải thưởng Viện Hàn lâm lại vốn dĩ là tàn khốc và chắc chắn xảy ra cho bằng hạng mục phim nói tiếng nước ngoài.

Ở hạng mục trải rộng toàn cầu này, mỗi quốc gia được cho phép gửi một và chỉ một phim duy nhất đại diện cho toàn bộ sản phẩm đầu ra của nền điện ảnh nước mình năm đó. Thế cho nên, dù đó là nước Pháp (tự hào có hơn 250 xuất phẩm điện ảnh một năm) hay Yemen (phim điện ảnh rất hiếm) thì cũng chỉ gửi một phim dự tranh. Năm 2016, một con số kỷ lục là 85 quốc gia đã thành công trong việc nộp phim cho quy trình cân nhắc chọn đề cử. Quy trình này sẽ sàng lọc cho ra danh sách tuyển chọn, đến cuối cùng, chỉ có năm phim sẽ được công bố được đề cử vào ngày 24/1.

Sandra Hüller trong phim hài Toni Erdmann của Đức, đang chạy đua ở hạng mục phim nước ngoài xuất sắc

Tuyển lựa đó không thua trong Kinh Thánh: so sánh gần gũi nhất cho quy định mỗi nước một phim có lẽ là con thuyền của Noah. Thế nhưng hạng mục này vẫn là sự ca ngợi được chào đón của điện ảnh thế giới, cho phép phim may mắn được đề cử chia sẻ hào quang bên cạnh các đấu thủ nặng cân của Hollywood. Năm nay, chiến trường này có vẻ không chỉ đầy hứa hẹn mà còn sôi sục.

Một vài tựa phim không ngừng nổi lên hàng đầu thành phim đủ điều kiện đi suốt các liên hoan phim quốc tế và sau đó bắt đầu đối mặt với phép thử ở phòng vé và với giới phê bình. Danh sách các dự đoán nên bắt đầu với hai phim hài khác thường và rất được ca ngợi. Toni Erdmann của Đức, từ đạo diễn Maren Ade, đã thể hiện tiềm năng hiếm có là một phim được giới phê bình ưu ái lẫn một phim làm hài lòng đám đông bằng câu chuyện giàu sức tưởng tượng về một cô gái trẻ có sự nghiệp bị nản chí bắt đầu nỗ lực hiểu cuộc sống của mình và người cha ranh mãnh. Bộ phim dài gần ba tiếng đồng hồ này mãi đến cuối tháng 11 mới ra rạp ở Mỹ, nhưng tuần trước Hiệp hội phê bình phim New York đã cài ruy-băng xanh phim nước ngoài hay nhất cho Toni Erdmann.

Isabelle Huppert trong phim Elle

Một đấu thủ nổi bật khác là Elle, từ Pháp, đã trình chiếu ở Mỹ và nhận được hoan nghênh nhiệt liệt dành cho ngôi sao của bộ phim, Isabelle Huppert. Trong tác phẩm hài đen tối và khiêu khích này từ nhà đạo diễn Paul Verhoeven, Huppert đóng vai một nhà điều hành hãng trò chơi video đương đầu với việc bị cưỡng hiếp không lường. Nữ minh tinh điện ảnh Pháp đã băng qua Đại Tây Dương lấy giải nữ diễn viên chính xuất sắc tại Gothams và của Hiệp hội phê bình phim Los Angeles rồi. (Huppert cũng là ngôi sao của Things to Come, một phim chính kịch được giới phê bình khen ngợi có thể vừa với một chỗ trong hạng mục phim nước ngoài; không may vì đây cũng là phim Pháp trong cái cơ chế chỉ một đại diện.)

Những phim truyền thống hơn cũng đang chạy đà. Land of Mine của Đan Mạch là một cái nhìn đau đớn vào tù binh Đức trẻ bị bắt làm công việc phá mìn sau khi Đức quốc xã bại trận. Bộ phim đã đoạt Giải thưởng Điện ảnh châu Âu. The Salesman của Iran cũng mang tem chứng nhận thành công mới tinh — được Hội đồng phê bình điện ảnh Hoa Kỳ công nhận — cùng một đạo diễn từng đoạt giải: Asghar Farhadi, bộ phim A Separation của ông đã lấy Oscar phim nước ngoài năm 2012. Neruda, bộ phim ly kỳ đúng nghĩa đen về nhà thơ đoạt giải của Chilê, cũng hưởng lợi từ tên tuổi đạo diễn: Pablo Larraín.

Cảnh phim Land of Mine của Đan Mạch

Hiếm ứng viên Oscar hạng mục phim nước ngoài nào lại có những liên hệ có lợi đến thế. Sự thật phũ phàng là nhiều phim còn chưa vào danh sách tuyển chọn ngay tại quê nhà. Không thể bỏ qua quy trình gây tranh cãi của Brazil. Bộ phim Aquarius, do Sonia Braga đóng chính, được giới phê bình lẫn các nhà làm phim xem là lựa chọn mạnh nhất của quốc gia này, nhưng quy trình được cho là chính trị hóa đã chọn Little Secret ít được biết đến hơn làm đại diện.

Một vài phim đại diện khiến người ta cau mày khác. Hàn Quốc bỏ qua The Handmaiden của Park Chan Wook để lấy The Age of Shadows của Kim Jee Woon. Cả hai đạo diễn này đều có những người ủng hộ họ, nhưng bộ phim nghệ thuật nhà nòi của Park được kỳ vọng đưa sự hoành tráng điện ảnh của ông đi xa hơn. (Chắc chắn là giới phê bình Los Angeles thấy ông xứng đáng.) Ở Bỉ, một sự tráo đổi tương tự đã xảy ra. The Unknown Girl, từ Jean-Pierre và Luc Dardenne từng được Cannes không ngừng vinh danh, thua trước The Ardennes từ Robin Pront.

Fire at Sea của Gianfranco Rosi, từ Italy

Dù các nước có chọn khác đi chăng nữa, danh sách phim dự tranh Giải thưởng Viện Hàn lâm mở ra những cơ hội phong phú. Liệu phim tài liệu về đề tài người nhập cư Fire at Sea của Gianfranco Rosi, từ Italy, có trở thành phim phi hư cấu hiếm hoi được đề cử phim nước ngoài xuất sắc không? Liệu các nhà bầu chọn có tính hoài niệm có tưởng nhớ bậc thầy quá cố Andrzej Wajda của Ba Lan bằng cách chọn phim cuối cùng của ông, Afterimage, không? Liệu một tựa phim phi-châu Âu có lọt được vào tốp năm làm một cuộc thay đổi, như Ma’ Rosa của Philippines, chiến thắng bất ngờ tại Cannes? Hay liệu những phim ấm lòng ngọt ngào mà cay đắng, bất luận là hoạt hình stop-motion My Life as a Zucchini của Thụy Sĩ, The Idol (từ Hany Abu Assad kỳ cựu) của Iran hay The Happiest Day in the Life of Olli Maki của Phần Lan, có thể chiến thắng? Liệu đợt sóng mới rất được khen ngợi của Romania cuối cùng có làm nên chuyện với Sieranevada, có thể sẽ là đề cử đầu tiên mà quốc gia này nhận được sau nửa thế kỷ thử sức? Và còn Pedro Almodóvar được đề cập đã lâu (Julieta) thì sao?

Không thể phủ nhận đây là một năm thượng hạng cho hạng mục này, và, vào lúc mà những nhà làm phim nữ vẫn chưa được miêu tả đúng, đây lại càng là cơ hội quan trọng để có sự chú ý rộng rãi hơn cho những tiếng nói táo bạo: chẳng hạn, ngoài Ade, còn có đạo diễn Elite Zexer của Israel với Sand Storm, và Athina Rachel Tsangari của Hy Lạp với Chevalier.

Cảnh phim Sand Storm của nữ đạo diễn người Israel Elite Zexer

Hạng mục phim nói tiếng nước ngoài cuối cùng có thể tỏa sáng với một vài đề cử, nhưng hào quang đó có ý nghĩa rất nhiều.

Dịch: © Hải Đăng @Quaivatdienanh.com
Nguồn: The New York Times