Ông đã đương đầu với người ngoài hành tinh, găng-xtơ, người máy, đấu sĩ
và Robin Hood. Giờ đây đạo diễn Ridley Scott xử lý câu chuyện từ kinh
thánh với Exodus: Gods and Kings / Cuộc chiến chống pharaon.
Phim công chiếu ở Mỹ vào ngày 12/12, biến câu chuyện về Moses (Christian
Bale) và cuộc nổi dậy chống lại vua Ai Cập (Joel Edgerton) thành một
chuyến phiêu lưu. Phim này, như câu chuyện nguyên bản, có thể là một
thiên anh hùng ca, nhưng cách tiếp cận của Scott rõ ràng thực tế hơn.
Dịch châu chấu trong phim
“Tôi có xu hướng trở thành người xuất phát từ điều thực tế,” Scott nói
trong một cuộc phỏng vấn qua điện thoại. “Tôi cố gắng tiếp cận thông tin
và hiểu ra chuyện gì có thể là thật.”
Đó là suy nghĩ của ông khi
nói đến việc mô tả 10 dịch bệnh xảy ra với người Ai Cập. Mặc dù cố gắng
giữ đúng câu chuyện về đức tin, Scott muốn câu chuyện về dịch bệnh thể
hiện một cách tự nhiên.
Dưới đây là cái nhìn cận cảnh hơn về bốn
dịch bệnh trong phim, với Scott, và chuyên gia hiệu ứng hình ảnh Peter
Chiang, giải thích cần những gì để đưa một loạt thảm họa lên màn ảnh
rộng.
Sông Nile máuTrong phim của Scott, bệnh dịch
là một chuỗi thiên tai, xuất phát từ một sự kiện kích động: cá sấu tấn
công ngư dân trên tàu và chuyển sang tấn công lẫn nhau. Với quá nhiều sự
tàn sát, hẳn dẫn đến một dòng sông máu.
Sông Nile máu trong phim
“Tôi lấy ý tưởng từ
National Geographic,” Scott nói, “tôi đã xem một con cá sấu điên cuồng tấn công con bò rừng đáng thương trong chương trình này.”
Nhiều
cuộc tàn sát thì được ám chỉ hơn là nhìn thấy. Để duy trì phân loại
PG-13, sự đổ máu của con người không được mô tả. Nhóm phụ trách hiệu ứng
hình ảnh đã tạo nên những con cá sấu chảy máu hoàn toàn bằng vi tính.
“Hầu
hết màu đỏ trong cảnh sông Nile là kỹ thuật số,” Chiang nói trong cuộc
phỏng vấn qua điện thoại. Nhuộm màu dòng nước trực tiếp là một thách
thức về thị giác và logic lớn hơn nhiều.
“Thật kỳ diệu,” ông cho biết thêm, “sự phản chiếu và ánh sáng giấu đi màu sắc của nước.”
Đại dịch ếch trong Exodus: Gods and Kings
Đưa ếch lên màn ảnhBởi vì dòng sông máu giết chết nhiều
sinh vật ở dưới sông, ếch trồi lên mặt sông tìm kiếm thức ăn. Ở đây, sự
kết hợp giữa biện pháp kỹ thuật số và thực tế được sử dụng.
“Chúng tôi khởi đầu bằng việc Ridley chọn loài ếch ông muốn mô tả,” Chaing nói. “Đây là một loài ghê tởm hơn.”
Khoảng
400 con ếch sống, do sáu người kiểm soát, được đưa lên phim trường. Ở
cảnh này, những con ếch được trút xuống đầu nữ diễn viên Golshifteh
Farahani.
Song, cần nhiều hơn nữa. “Khi bạn đưa 400 con ếch sống
lên phim trường, chúng vừa vặn một cái bàn và trông không hề thú vị,”
Chiang nói.
Vì thế những con ếch trở thành quy chiếu cho sự tái
tạo kỹ thuật số. Họ dùng hoạt hình để làm lũ ếch sống động hơn, vì những
động vật lưỡng cư thực sự này có chút ương ngạnh và chậm chạp. Kết quả
là, thật khó mà phân biệt ếch thật với ếch tạo bằng kỹ thuật số.
Moses, Chirtian Bale đóng, phải, chịu đựng đại dịch ruồi nhặng
Sẵn sàng đập nátKhi ếch chết, ruồi nhặng xuất hiện. Và
tiếp theo là châu chấu. Chiang và nóm của ông xem những phim thế giới tự
nhiên của David Attenborough. “Trong những phim này, đúng là nhiều ruồi
nhặng bay đến ống kính,” ông nói.
Mục tiêu là ‘nhấn chìm’ khán giả, vì thế họ tạo nên một lớp ruồi nhặng mờ mờ rất gần để khán giả cảm giác bị đám mây bao quanh.
Các
nhà làm phim cũng cảm thấy cần thiết thấy đàn ruồi ở hậu cảnh, vì thế
họ sử dụng kỹ xảo phối cảnh và tỷ lệ, Chiang nói. “Trong những cảnh nhất
định, vì ống kính góc rộng, chúng tôi tạo nên những con ruồi to bằng
con mèo.”
Đối với châu chấu, các nhà làm phim dùng kỹ xảo khác, làm chúng bay nhanh hơn bình thường để trông đáng sợ hơn.
Dịch: © Minh Phát @Quaivatdienanh.com
Nguồn: The New York Times
Hãy chia sẻ ý kiến của bạn về bài viết này trên
Facebook của chúng tôi