Có một nguyên tắc phổ quát - được chứng minh là đúng lần đầu tiên bởi
nhà biên kịch khoa học giả tưởng vĩ đại Theodore Sturgeon - rằng "90%
của bất cứ thứ gì cũng là cặn bã." Nhà hàng, chính trị gia, tiểu thuyết
bí ẩn, cứ mười cái thì có một đúng theo nguyên tắc này.
Giờ nếu bạn là loại người chỉ xem ngẫu nhiên chừng 10 phim một năm, thế thì bất lợi cho bạn rồi đây.
Nhưng
nếu, như tác giả bài viết này, bạn xem chừng 250 phim một năm - à thì,
cơ may lại mỉm cười với bạn. Và một lần nữa, nhìn lại hơn 20 tá phim mà
tác giả đã xem trong vòng 12 tháng của năm vừa qua, có thể dễ dàng kể
tên 15 phim hay, và chừng 10 phim gọi là cực hay mà không phải xấu hổ.
Cảnh trong phim Take This Waltz
Một số trong những phim đó tác giả yêu thích ngay từ khi xem chúng. Những phim khác tác giả rất thích, và đã đánh giá cao hơn.
Danh
sách đó bao gồm một phim hoạt hình, một phim tâm lý của nước ngoài, một
phim tội phạm đẫm máu và một phim - à, có người còn không biết phim
chết tiệt gì. Thực ra, một số là những tựa phim có lẽ đã rơi vào danh
sách 10 phim tệ nhất của các nhà bình luận khác (và tác giả hy vọng một
số phim họ chọn sẽ có mặt trong danh sách phim tệ nhất của tác giả).
Có vô số phim cũng suýt nữa đã vào danh sách ở đây rồi, thường là vì chúng khởi đầu những hướng đi mới.
Bạn muốn yêu những câu chuyện không giống những câu chuyện tình phải không?
Rust and Bone và
The Sessions nổi bật nhờ diễn xuất của dàn diễn viên, và nói những điều mới mẻ về đam mê và sự bất lực.
Take This Waltz là một phim lãng mạn không ủy mị một cách mạnh mẽ, còn
Seeking a Friend for the End of the World và
Silver Linings Playbook cho thấy người ta tìm được nhau trong những hoàn cảnh khác thường.
Đói phim hài đến độ không sợ bị khó chịu ư?
This Is 40 nghiên cứu một đôi gắn bó với nhau vì thói quen, rồi chứng kiến họ tìm ra những mối dây bện chặt sâu sắc hơn;
Seven Psychopaths xoắn xuýt câu chuyện từ trong ra ngoài, rồi để cho những kẻ lập dị như Sam Rockwell mặc tình điều khiển. Và
God Bless America
chạm đến cảm xúc của mọi người, trong đó có khán giả - dù, thời bây
giờ, cái hài đen tối bạo lực súng đạn của phim này không còn cảm thấy
hài được như vậy nữa.
Một cảnh trong phim Quill
Tìm kiếm những phim nghệ thuật vượt ra ngoài sự đăm chiêu triết lý, học thức ư? Những phim tư liệu như
The Central Park Five và
Mea Maxima Culpa: Silence in the House of God miêu tả tỉ mỉ một cách giận dữ cả đống thất bại của công lý; những phim nhập khẩu phong phú như
This Is Not a Film của Iran (về một nghệ sĩ bị kiểm duyệt) và
Quill của Nhật Bản (một phim lấy nước mắt về một chú chó dẫn đường) cho thấy thế giới điện ảnh bao la biết dường nào.
Và
nếu tất cả những gì bạn muốn là một bom tấn hành động táo bạo mà cuối
phim không để cho bạn cảm thấy ngớ ngẩn hơn lúc bạn bước vào rạp thì sao
à? Có một vài bom tấn khôn ngoan hơn vẻ bề ngoài của chúng, trong đó có
phim
Prometheus ớn lạnh,
The Dark Knight Rises giác ngộ giai cấp và
Django Unchained hoan hỉ vượt bậc.
Có 15 phim, và tất cả đều hay tuyệt.
Nào, theo thứ tự chữ cái, sau đây là 10 phim tác giả thấy là hay nhất của năm 2012.
Amour.
Có hàng trăm phim về tình yêu chớm nở. Nhưng còn những ngày cuối cùng
thì sao, khi mọi thứ đã phai tàn, không phải từ việc không còn yêu
thích, mà từ bệnh tật; khi tuổi già hom hem bắt đầu cướp đi của chúng
ta, với sự tàn nhẫn chậm chạp một cách chắc nịch, con người mà ta đã yêu
thương?
Bộ phim về cái chết lặng lẽ, được biên soạn cẩn thận của Michael Haneke
kể đúng câu chuyện đó, khi nam diễn viên người Pháp Jean-Louis
Trintignant - ngôi sao của
A Man and a Woman cách đây nhiều năm
lắm rồi - quan tâm, khóc thương và đôi khi nguyền rủa cay đắng sự ốm
yếu của mình, bị mất người vợ nhiều năm chung sống. Một phim xúc động
sâu sắc, não nề sâu sắc.
Argo. Phim tâm lý dựa
theo chuyện có thật là một công thức cũ kỹ, đã chìm sâu đáy nước của bao
năm phim thời sự truyền hình rẻ tiền. Nhưng bộ phim của đạo diễn Ben
Affleck về khủng hoảng bắt cóc con tin người Iran đã khôn ngoan tập
trung vào khía cạnh ít được biết đến, chọn hầu hết những gương mặt không
quen thuộc vào vai phản diện và nạn nhân, rồi khéo léo xen cảnh với câu
chuyện đằng sau hậu trường lố bịch một cách tàn bạo về việc một cặp đôi
xấc xược kiểu Hollywood đã giúp sắp đặt toàn bộ điệp vụ giải cứu trên
phim
Đúng, có một số chi tiết bị cấu véo. Nhưng đây vẫn là một phim hấp dẫn
thông minh dành cho người trưởng thành, được Affleck đạo diễn khéo léo,
John Goodman và Alan Arkinb diễn xuất cuồng loạn.
Flight.
Thói nghiện ngập thường có cấu trúc ba hành vi - chủ nghĩa khoái lạc,
chạm đáy và (nếu bạn may mắn) phục hồi - và bao năm nay, phim Hollywood
đi theo mô hình đó một cách trung thành.
Nhưng Robert Zemeckis vặn xoắn câu chuyện này, bằng cách để cho nhân vật
tương đương người hùng của ông là một con nghiện rượu -- vẫn đương đầu
với sự kiện, lo lắng cho đứa con trai, và trung thành với một người bạn.
Cộng thêm một cảnh tai nạn máy bay hết sức thương tâm và một diễn xuất
kiềm chế tuyệt vời từ Denzel Washington, vậy là bạn không chỉ có một
phim hành động người thật đóng đầu tiên của Zemeckis từ sau
Cast Away, mà còn là một phim cực kỳ xuất sắc của ông.
Frankenweenie.
Không phải mọi sự cộng tác huyền thoại đều đưa đến những đối tác tuyệt
vời; hơn một thập niên qua, sự cộng tác giữa Tim Burton và Johnny Depp
đã trở nên ngột ngạt khủng khiếp (hãy xem
Dark Shadows). Thế
nên thật là hay khi chứng kiến Burton có chút thời gian làm việc một
mình và kết nối với gốc rễ của ông, trong bộ phim hoạt hình độc đáo,
tuyệt vời về một cậu bé và chú chó không chết của cậu.
Trong một năm điện ảnh nhồi nhét đầy những hoạt hình quái vật, đây là
một phim tân kinh điển, đầy ắp chất hài u ám, tình yêu phim xưa cũ và
xúc động trào nước mắt chân thực. Yếu tố kinh dị thực sự: Thay vì vậy,
các bậc cha mẹ lại dắt con cái đi xem cái phim xua đuổi bọ chét
Hotel Transylvania.
Killing Them Softly.
Bề nổi, đây là một phim 'noir' kinh điển, gai góc - một sòng bạc do xã
hội đen bảo kê bị sập tiệm, vì thế một gã ngoài cuộc được đưa về để báo
thù. Đơn giản vừa đủ. Ngoại trừ việc kịch bản của Andrew Dominik sau đó
đã biến thành một cái nhìn giễu cợt về nước Mỹ hậu suy thoái, nơi mà
những doanh nhân cỡ bự là kẻ cướp, những người thực thi pháp luật thì
đần thối và câu khẩu hiệu mới đơn giản là "Trả tiền đây."
Một số nhà phê bình gọi bộ phim này là kiêu ngạo, nhưng không là kiêu
ngạo nếu bạn có thể làm được - và bộ phim ly kỳ này đã làm được chuyện
đó, với những diễn xuất tinh tế từ Brad Pitt, Ray Liotta và James
Gandolfini.
Life of Pi. Năm nay nhiều phim hay
nhất đã đánh vật với chủ đề đức tin, hay ít nhất là số mệnh - còn có
khuôn mẫu nào cho những cuộc chiến đấu ngẫu nhiên của chúng ta, một cứu
cánh nào đó cho cuộc đời ta? Hầu hết mọi người chỉ nhún vai, nhưng Lý An
đối mặt một cách thẳng thắn với cùng những câu hỏi đó, và không ngại
nói, Vâng, có ý nghĩa. Và để nói điều đó theo cách trực quan nghẹt thở,
sử dụng máy quay 3D tạo nên mức độ mới cho phim hành động, khi mặt hồ
phẳng lặng biến thành trời cao xanh thẳm và đại dương mênh mông trở
thành màn đêm đầy sao lấp lánh. Một bộ phim tráng lệ một cách khác
thường và vẫn trong khuôn khổ tác phẩm nghệ thuật.
The Master. Một câu chuyện về đức tin khác -- và là một
phim lập tức bị cách ly thành "phim Khoa học giáo". Nhưng còn hơn cả
việc nói về đức tin của bất cứ ai, bộ phim của Paul Thomas Anderson là
về bản thân đức tin - chúng ta cầu khẩn đức tin thế nào, làm sao đức tin
đưa đường dẫn lối cho cuộc sống của chúng ta, và làm thế nào mà đức tin
cũng có thể cướp đi của chúng ta sự độc lập và ý chí. Và làm thế nào
đức tin lại có thể làm tất cả những điều đó mà không nhất thiết phải
"đúng", hoặc thậm chí là một tín ngưỡng thực thụ. Lại thêm một phim được
quay rất xuất sắc, với diễn xuất kỳ diệu của Philip Seymour Hoffman và
Joaquin Phoenix và một cái kết để bạn tự vấn.
Moonrise Kingdom. Có một cảnh xuất hiện rất nhiều trong
các phim của Wes Anderson - một lối đi băng qua căn phòng nối nhau thành
như những cái hộp của Joseph Cornell [họa sĩ, điêu khắc gia người Mỹ -
ND], một cuộc đời tách biệt mở ra trong từng chiếc hộp đó. Đây là một
hình tượng đặc trưng, nhưng cũng là một nhắc nhớ về việc chúng ta tách
biệt thế nào - như những phim của Anderson thường nói về việc chỉ kết
nối với nhau thôi thì chúng ta có thể tốt lên biết bao nhiêu.
Đây là một chủ đề đẹp để làm phim này, khi hai đứa trẻ bỏ nhà ra đi, và
cả cộng đồng những người thui thủi một mình đi tìm chúng - cuối cùng là
cách để một đống nhạc cụ trở thành một dàn hòa tấu. Bâng khuâng, ngây
thơ, thâm thúy.
Not Fade Away. Với bối cảnh
ngoại ô những năm 1960, người hùng ban nhạc trong nhà xe và rất nhiều
"Cuộc xâm lăng của nước Anh"* trong phần nhạc nền, bộ phim đầu tay của
David Chase có vẻ là một cái nhìn hoài niệm, giản dị dành cho nhạc
rock-n-roll - tức thị, nếu bạn là dạng người nghĩ rằng
The Sopranos là một cái nhìn giải trí về Mafia.
Nhưng phim của Chase thực ra là về bản chất tự do của nghệ thuật, về
cách mà một cuốn sách, một bộ phim, một bài hát chỉ dài ba phút có thể
cho chúng ta thấy điều có tính cách mạng hơn hết thảy: tiềm năng. Vì tận
cùng bộ phim này không phải là sự hoài niệm. Mà là về sự phấn khích của
việc nhìn tới trước.
Zero Dark Thirty. Cực kỳ
thông minh, cực kỳ tập trung, phim của Kathryn Bigelow thường nói về
hoặc là một nhóm lính chịu áp lực, hoặc là trận chiến đơn độc của một
phụ nữ được xem xét nghiêm túc. Bộ phim kịch tính nhịp điệu chặt chẽ,
được nghiên cứu thấu đáo này nói về cả hai chuyện đó, khi một nữ chuyên
viên phân tích của CIA đơn thương độc mã truy lùng Osama Bin Laden - và
rồi, trong một hành động làm xoắn não tột cùng, một nhóm biệt kích Mỹ
Navy SEALs đến bắt hắn.
Chúng ta đã biết kết cuộc này trước cả khi bộ phim được bắt đầu - vậy mà
vẫn cứ xem, nín thở, và từng chút từng chút điền vào ô chữ - chỉ nhờ kỹ
năng của Bigelow với tư cách là một nhà làm phim phong cách kinh điển.
Dịch: © Yên Khuê @Quaivatdienanh.com
Nguồn: The Star-Ledger
Hãy chia sẻ ý kiến của bạn về bài viết này trên
Facebook của chúng tôi* Cuộc xâm lăng của nước Anh (British Invasion) là thuật ngữ chỉ hiện
tượng các nghệ sĩ đến từ nước Anh xuất hiện và chiếm lĩnh thị trường âm
nhạc Mỹ vào nửa đầu thập niên 1960 của thế kỷ 20. (ND)