Ngạn ngữ có câu đằng sau mỗi người đàn ông xuất chúng là một người phụ nữ tuyệt vời.
Điều này thực sự đúng trong trường hợp của Liêu Cảnh Tông. Hoàng hậu của
ông, Tiêu Xước, còn được gọi là Tiêu Yến Yến, đã hỗ trợ ông đưa triều
đại nhà Liêu (916-1125) lên đỉnh cao thịnh vượng, khiến bà trở thành một
trong số ít phụ nữ huyền thoại đã làm thay đổi lịch sử Trung Hoa.
Trong phim bộ truyền hình lịch sử Yến vân đài, nữ diễn viên Đường Yên (trái) vào vai nhân vật hoàng hậu nhà Liêu, Kinh Siêu, đóng vai hoàng đế phu quân Liêu Cảnh Tông
|
Bộ phim truyền hình 48 tập,
Yến vân đài / The Legend of Xiao Chuo,
đã phát sóng trên kênh truyền hình vệ tinh Bắc Kinh và trang web trực
tuyến Tencent Video kể từ ngày 3 tháng 11, hướng dẫn khán giả tìm hiểu
lịch sử và văn hóa của nhà Liêu, một triều đại ít xuất hiện trên màn ảnh
Trung Quốc.
Bộ truyện được chuyển thể từ tiểu thuyết cùng tên
từng đoạt giải thưởng của nhà văn Tưởng Thắng Nam đã đạt tỷ suất 1,74%
trong ngày đầu tiên, tăng vọt trở thành phim bộ truyền hình được xem
nhiều thứ hai khi đó, và các chủ đề liên quan đã tạo ra 880 triệu lượt “nhấp chuột” trên Sina Weibo Trung Quốc.
Câu chuyện tiểu sử kéo
dài khoảng bốn thập kỷ. Bắt đầu từ những năm tháng thiếu niên của Tiêu
Xước là cô con gái vô tư của một gia đình quan lại cấp cao. Miêu tả mối
tình lãng mạn của cô với người yêu thời thanh mai trúc mã Hàn Đức Nhượng.
Đậu Kiêu trong vai Hàn Đức Nhượng
|
Nhưng tài năng và tầm nhìn xa trong chiến lược và điều hành của cô đã
làm say đắm hoàng đế Cảnh Tông, cuộc hôn nhân của họ đã khiến cô trở
thành người phụ nữ quyền lực nhất đất nước và cho phép cô thực hiện tham
vọng dẫn dắt triều đại nhà Liêu đến sự ổn định và thịnh vượng chưa từng
có.
Nữ diễn viên Đường Yên, nổi tiếng với phim kỳ ảo phần tiếp theo
Chinese Paladin 3
năm 2009, đóng vai Tiêu Xước. Nam diễn viên Đậu Kiêu đóng vai Hàn Đức
Nhượng, sau này trở thành cận thần thân tín nhất của Tiêu Hoàng hậu, và
nam diễn viên Kinh Siêu, đóng vai hoàng đế phu quân của nhân vật chính.
Điều
thú vị là Tiêu Xước được miêu tả là một nhân vật phản diện, lãnh đạo
quân Liêu chiến đấu chống lại quân nhà Tống (960-1279) trong cuốn tiểu
thuyết thế kỷ 16,
Dương gia tướng.
Mối tình lãng mạn của cô với người yêu thanh mai trúc mã Hàn Đức Nhượng
|
Vì cuốn tiểu thuyết đó rất nổi tiếng và đã tạo ra nhiều vở kinh kịch, phim
truyền hình và phim điện ảnh, bộ phim mới này gây tranh cãi trên mạng. Tưởng
Thắng Nam, cũng là biên kịch của bộ phim truyền hình, nói cô tin sẽ là
công bằng khi nghĩ về lịch sử từ một góc nhìn khác.
Mặc dù có
nhiều chế độ tồn tại trong cùng một thời đại trong lịch sử Trung Quốc,
nhưng nhà văn Tưởng nói điều đó sẽ giúp khán giả hiện đại hiểu các thời
kỳ với một góc nhìn sâu sắc và đầy đủ hơn nếu lịch sử có thể được kể từ
góc độ của tất cả các chế độ.
Yến vân đài đánh dấu một nỗ lực như
vậy. Được lên kế hoạch là một phần trong bộ ba tác phẩm của cô để kể
lại câu chuyện về thời kỳ hỗn loạn ở Trung Hoa từ thế kỷ 8 đến thế kỷ
12, một chương quan trọng trong đó các dân tộc của Trung Quốc hội nhập
sâu rộng.
Tài năng và tầm nhìn xa trong chiến lược và điều hành của cô đã làm say đắm hoàng đế Cảnh Tông
|
Hai truyện khác trong bộ ba là về Lưu Nga, hoàng hậu của Tống Chân Tông,
trở thành người cai trị thực sự của nhà Tống vào đầu thế kỷ 11 và Một
Tạng, vợ của hoàng đế Lý Nguyên Hạo, người sáng lập nước Tây Hạ vào đầu
thế kỷ 11.
Nhà văn Tưởng Thắng Nam, quê ở Ôn Châu, tỉnh Chiết
Giang, đã đến Xích Phong và Ba Lâm Tả Kỳ ở khu tự trị Nội Mông, miền bắc
Trung Quốc, nơi sinh và cố đô của triều đại Liêu, để nghiên cứu.
Triều
đại nhà Liêu được thành lập bởi các bộ tộc Khiết Đan du mục, họ mang
theo lều để du cư theo mùa và triển vọng săn bắn. Tưởng Thắng Nam cho
biết cô đã điều chỉnh cách viết để làm cho lời thoại dễ hiểu và thẳng
thắn hơn để phù hợp với văn hóa du mục.
Trở thành người phụ nữ quyền lực nhất đất nước, thực hiện tham vọng
dẫn dắt triều đại nhà Liêu đến sự ổn định và thịnh vượng chưa từng có
|
Mặc dù Trung Quốc đã vươn lên trở thành một trong những nhà sản xuất
phim truyền hình lớn nhất thế giới, nhưng những câu chuyện trên màn ảnh
nhỏ về triều đại nhà Liêu vẫn còn hạn chế, khiến cho các đạo cụ và bối
cảnh trở thành một thách thức lớn với đoàn làm phim.
Trong một
phim tài liệu mới phát hành gần đây về bộ phim này, những người sáng tạo
kể lại họ đã tham khảo ý kiến các chuyên gia và đến thăm các viện bảo
tàng để may khoảng 800 bộ trang phục trong chín tuần, cũng như dựng gần
50 căn lều hình mái vòm trang trí vải vóc xa hoa để dựng phim trường
trên đồng cỏ Nội Mông .
Việc vua chúa và quý tộc sử dụng vàng
trong cuộc sống hàng ngày, bao gồm cả trong bộ đồ ăn, đồ trang sức và
yên ngựa - cũng được phản ánh trong phim.
Sự xa hoa của vua chúa được phản ánh trong phim
|
Tưởng Thắng Nam nói: “Chúng tôi hy vọng bộ phim truyền hình mới này có
thể thu hút sự quan tâm (về triều đại nhà Liêu), thu hút người xem biết
thêm về lịch sử.”
Mặc dù nhận được nhiều đánh giá trái chiều
trong nước, bộ phim đã giành được sự yêu thích ở nước ngoài, thể hiện
bằng điểm số 8,2 trên 10 trên MyDramaList và 9,3 điểm trên Viki, hai
trang web lớn dành cho người hâm mộ phim truyền hình châu Á.
Dịch: © Ngân Mai @Quaivatdienanh.com
Nguồn: China Daily