Tin tức

Hiệp hội quảng cáo Hàn Quốc tuyên chiến với các phim truyền hình ‘phi đạo đức’

15/11/2011

Các nhà quảng cáo Hàn Quốc đã tiến một bước để ngăn chặn việc phát sóng các phim truyền hình bị cho là phi đạo đức.

Căn cứ vào quyết định của tổ chức dân sự rằng ảnh hưởng bất lợi không mong muốn của các phim truyền hình có thể gây tranh cãi được phát sóng đã đến ngưỡng đáng báo động, Hiệp hội Quảng cáo Hàn Quốc yêu cầu mỗi đài truyền hình phải hiệu chỉnh lại.

Nhận thấy các phim truyền hình có chứa nhiều yếu tố bị cho là phi đạo đức xúc phạm đến hình ảnh quảng cáo cá nhân, hiệp hội cũng khuyến khích những thành viên không chỉ quan tâm đến tỷ suất của một phim truyền hình mà còn tính đạo đức đúng đắn khi quyết định bố trí quảng cáo.

Trong “Năm phim truyền hình phi đạo đức tồi nhất” do liên hiệp khán giả của Hiệp hội Thanh niên Cơ đốc Seoul công bố hôm 1/11/2011, hiệp hội cho biết họ sẽ tiến một bước trong việc cải thiện chất lượng phim truyền hình.

Một cảnh trong Twinkle Twinkle

Hiệp hội sẽ yêu cầu từng nhà đài ngưng phát sóng các phim phi đạo đức và làm nhiều phim mang tính giáo dục hơn. Điều này cũng khuyến khích thực hiện nhiều bộ phim lành mạnh hợp tác với nhà quảng cáo và ủng hộ chiến dịch giám sát phim truyền hình do các nhóm dân sự dẫn đầu.

Hiệp hội Thanh niên Cơ đốc Seoul đã cần đến sự hợp tác của hiệp hội quảng cáo, cho biết, “Chúng tôi thuyết phục hiệp hội chủ động hợp tác cải thiện các bộ phim phi đạo đức kể từ khi những phim truyền hình như thế không thể được sản xuất mà không có quảng cáo và tài trợ.”

Một nguồn tin từ hiệp hội cho biết, “Các phim phi đạo đức không được xã hội chấp nhận và làm giảm lợi nhuận qua những tác động tiêu cực từ quảng cáo,” nguồn tin cho biết thêm, “Chúng tôi thấy rằng vấn đề nên được giải quyết cấp bách.”

Một nghiên cứu cũng cho thấy quảng cáo trên những phim truyền hình bị xem là phi đạo đức gây tác động tiêu cực đến hình ảnh của nhà quảng cáo.

Kim Bong Hyeon, giáo sư chuyên ngành quảng cáo và quan hệ công chúng tại Đại học Dongguk ở Seoul, đã viết trong bài báo cáo “Ảnh hưởng từ nội dung phim truyền hình đến đơn vị quảng cáo và việc quảng cáo” rằng khán giả mà có mối ác cảm với phim truyền hình có nội dung tiêu cực thì cũng ác cảm với quảng cáo được chiếu sau bộ phim đó và nhãn hiệu trong quảng cáo.

Temptation of Wife (ảnh trên) và Miss. Ripley nằm trong số những phim truyền hình tồi nhất

Đặc biệt, quảng cáo có nam hoặc nữ diễn viên đóng vai một nhân vật phản diện trong phim truyền hình có một ảnh hưởng tiêu cực lớn, theo bài báo cáo của giáo sư Kim Bong Hyeon, được trình bày tại buổi hội thảo cho các nhà quảng cáo hồi năm ngoái.

Hiệp hội Thanh niên Cơ đốc Seoul giám sát 29 bộ phim truyền hình được KBS, MBC và SBS, ba nhà đài Hàn Quốc phát sóng từ tháng 7 đến tháng 9 năm nay, và kết luận rằng cả thảy đều chứa yếu tố phi đạo đức.

Nhóm dân sự đã chọn Twinkle TwinkleMiss. Ripley của MBC, Miss AjummaNew Gisaeng Story của SBS, và Believe in Love của KBS2 là những phim truyền hình tồi nhất.

Nguồn tin của Hiệp hội Thanh niên Cơ đốc Seoul cho biết, “Những phim truyền hình này bóp méo sự thật và khích động khán giả với nội dung bạo lực và phi đạo đức để đạt tỷ suất cao hơn."

Những phim truyền hình như thế có chứa cốt truyện và các yếu tố gợi dục chẳng hạn những cảnh không hợp với khuôn phép được sản xuất một cách cẩn thận bất chấp bị chỉ trích. Nhiều người nói rằng hành vi trái luân thường đạo lý đã đến ngưỡng báo động.

Bread, Love and Dreams không thoát khỏi những lời chỉ trích

New Tales of the Gisaeng bị chỉ trích sau khi chiếu một cảnh kỳ dị trong đó nhân vật bị một hồn ma chiếm hữu.

Bộ phim truyền hình trên kênh SBS năm 2008 Temptation of Wife, trong đó nữ nhân vật chính cải trang thành một người khác bằng cách thêm một nốt ruồi trên mặt nhằm trả thù người chồng cũ, được bình là “phim tồi nhất của những phim tồi nhất”.

Bread, Love and Dreams phát sóng vào năm trước đạt tỷ suất người xem gần 50% nhưng vẫn không thoát khỏi những lời chỉ trích. Vì cốt truyện chứa đầy những bí mật về sự ra đời, trả thù và thủ đoạn của nhân vật chính.

Ủy ban tiêu chuẩn truyền thông Hàn Quốc cũng giám sát những phim truyền hình đang gây chỉ trích. Phải mất 13 biện pháp kỷ luật với nhà đài phát sóng các phim truyền hình gây tranh cãi năm vừa rồi nhưng con số này đã tăng lên 24 trong 10 tháng đầu năm nay.

Indomitable Daughters-In-Law (ảnh trái) có yếu tố phi đạo đức;
Ojak Brothers phô bày ngôn ngữ tục tĩu và thể hiện sự khiếm nhã

Trong số các phim truyền hình hiện đang phát sóng, Indomitable Daughters-In-Law của MBC bị cảnh cáo vì có yếu tố phi đạo đức và làm náo động dư luận chẳng hạn như ngoại tình và bạo lực. Ojak Brothers của KBS cũng bị cảnh cáo vì phô bày ngôn ngữ tục tĩu và khiếm nhã.

Hiệp hội các nhà quảng cáo khuyến khích các thành viên quyết định bố trí quảng cáo dựa trên tính lành mạnh của một bộ phim trong khi hỗ trợ tích cực cho những phim hay.

Một nguồn tin từ hiệp hội cho biết, “Chúng tôi khuyến khích sản xuất các phim truyền hình lành mạnh mà toàn gia đình có thể quây quần xem bằng cách thuyết phục các nhà quảng cáo chọn lựa những chương trình tốt nhất."


Dịch: © Minh Phát @Quaivatdienanh.com
Nguồn: Dong-A Ilbo


Hãy chia sẻ ý kiến của bạn về bài viết này trên Facebook của chúng tôi