Bộ phim hãng lớn đầu tiên ra mắt với dàn diễn viên toàn châu Á đã Âu hóa kể từ sau
The Joy Luck Club cách đây 25 năm,
Crazy Rich Asians đang giúp các nhà sản xuất kiếm được vốn cho các bộ phim châu Á và dẫn đến nhiều hợp tác đồng sản xuất.
Ảnh chụp ngày 4/12/2018: một người đi xem phim bước ngang qua các bảng quảng cáo cho Crazy Rich Asians gần các máy bán vé tại một rạp chiếu ở Bắc Kinh. Khán giả Trung Quốc không phát cuồng với thành công phòng vé Mỹ Crazy Rich Asians, bất chấp dàn diễn viên tooàn châu Á và chủ đề về một châu Á đang lên
|
Đã qua rồi cái thời những người mua Trung Quốc mau mắn thâu tóm các hãng
phim Hollywood tên tuổi như STX Entertainment, Legendary Pictures, và
những người khác. Vốn tư bản đã khô cạn trong năm qua, khi các cuộc xung
đột thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc đã hạn chế kênh cung vốn một
thời sôi động này. Các thỏa thuận Hollywood-Trung Quốc đã dừng lại vào
năm 2017, và gần đây chỉ có các dự án quy mô thấp hơn được thông qua.
Sự
sụt giảm các khoản đầu tư xuyên biên giới có thể được nhìn thấy khắp
các ngành công nghiệp, không chỉ ở Hollywood. Trung Quốc đã có một cuộc
sắm sửa lu bù ở Hoa Kỳ trong một thập kỷ, đứng đầu ở mức 41 tỉ đôla vào
năm 2016, trước khi việc kiểm soát chặt chẽ hơn và điều tra đầu tư vào
Hoa Kỳ đã cắt giảm con số này còn 29 tỉ đôla vào năm 2017, theo hãng
nghiên cứu Rhodium Group.
“Có mối căng thẳng giữa Hoa Kỳ và Trung
Quốc, và điều đó thực sự ảnh hưởng đến quy mô của các thỏa thuận đang
tiến hành. Tôi không nghĩ rằng đây là cuối con đường — chỉ là một chương
trong một cuốn sách rất dài,” David Kaufman, một đối tác tại công ty
luật Nixon Peabody, chuyên xử lý các giao dịch Mỹ-Trung, nói.
Cảnh Điềm trong phim hợp tác Mỹ-Trung Kong: Skull Island (2017)
|
Bennett Pozil, phó chủ tịch điều hành tại East West Bank, đồng ý rằng sự
suy yếu trong quan hệ Mỹ-Trung đang tác động đến kinh doanh giải trí
kỹ thuật số. “Chúng tôi vẫn thấy các công ty Trung Quốc đầu tư vào các
phim / hãng phim Hollywood nhưng không rầm rộ như vài năm trước,” Pozil
nói. Ông nói thêm rằng đầu tư hiện tại đến từ các công ty cốt lõi của
Trung Quốc có cơ sở vốn ở nước ngoài và từ các công ty rất am hiểu về
lĩnh vực kinh doanh này. Thông thường, việc đầu tư được cấu trúc để bao
gồm quyền phát hành của Trung Quốc.
Sức hút của phòng vé Trung
Quốc, được dự đoán sẽ vượt qua Bắc Mỹ vào năm 2020, là một lý do chính
khiến Hollywood vẫn không quay lưng với Trung Quốc. Chắc chắn, thành
công toàn cầu gần đây của
Crazy Rich Asians đang mở ra những
cánh cửa mới cho các xuất phẩm xuyên biên giới — và không chỉ cho John
Penotti, chủ tịch của Ivanhoe Pictures và cũng là đồng sản xuất bộ phim
Hollywood nói ở đây. Phát biểu tại một diễn đàn Silicon Dragon gần đây ở
Los Angeles, Penotti lưu ý rằng ông đã cố gắng suốt nhiều năm để có nhà
phân phối cho bộ phim châu Á này, đến khi cuối cùng Warner Brothers ký
hợp đồng.
Hành động này đã cài số tới cho phong trào phim
Hollywood-châu Á trở thành chủ đề điện ảnh và trọng tâm đầu tư. Jean Su,
đồng sáng lập Broadvision Pictures, nói rằng ba trong số dàn phim của
công ty cô gần đây đã có nguồn cung vốn, tất cả đều có diễn viên chính
là người châu Á. Su nói rằng các nhà bỏ vốn hàng đầu là các nhà đầu tư
Hoa Kỳ, tiếp theo là các nhà đầu tư phim châu Á, mà cô nói là vẫn tránh
đi tiên phong.
Lý Băng Băng và Jason Statham trong một cảnh phim cá mập tiền sử The Meg
|
Các sản phẩm liên doanh kết hợp văn hóa và các nhà đầu tư Đông Tây đang
trở nên phổ biến. “Có một cơ hội hết sức lớn cho nghệ sĩ như chúng tôi
tiếp cận khắp lối đi, băng qua Thái Bình Dương và thực hiện các liên
doanh hiệu quả cho cả hai quốc gia, cả hai nền văn hóa cùng thắng, có
thể nâng cao hiểu biết lẫn nhau của chúng ta,” đạo diễn và nhà sản xuất
kỳ cựu Julia Jay Pierrepont III của Pierrepont Productions, nói.
Thật vậy, bộ phim đồng sản xuất Mỹ-Trung
The Meg,
một bộ phim khoa học giả tưởng về một con cá mập khổng lồ thời tiền sử,
đã đứng đầu phòng vé Bắc Mỹ hồi giữa tháng 8, và đang trên đường trở
thành hợp tác Trung-Mỹ thành công nhất đến nay. Vào cuối tuần mở màn, bộ
phim đã thu hút 50,3 triệu đôla ấn tượng ở Trung Quốc và 141,3 triệu
đôla toàn cầu. Pozil cho biết, “
The Meg là một thành công toàn cầu và lẽ đã không thể xảy ra nếu không có sự tham gia sản xuất và đầu tư của Trung Quốc.”
Các
xu hướng khác gần đây chỉ ra sự tập trung vào các dự án địa phương của
Trung Quốc nhận được phân phối trên toàn thế giới. Một ví dụ mà Pozil đã
chọn ra là bộ phim Thành Long-John Cena,
Project X nói tiếng Anh, được quay độc quyền tại Trung Quốc, nhưng được sản xuất như một xuất phẩm của Trung Quốc thay vì đồng sản xuất.
Phim trường Wanda Studios tại Thanh Đảo, Trung Quốc
|
Các cơ sở sản xuất rộng lớn của Wanda Studios tại Thanh Đảo, Trung Quốc,
được xây dựng với giá 8 tỉ USD, khai trương vào tháng 4 năm 2018 và là
một thử nghiệm về tiềm năng hợp tác sản xuất giữa Hollywood và Trung
Quốc, nhưng đã khai trương không có phô trương từ Hollywood. Thay vào
đó, sức thu hút là từ các xuất phẩm quốc tế và những người cộng tác
xuyên biên giới, Sarah Platt, đứng đầu bộ phận phát triển quốc tế tại
Wanda Studios, nói. Các hãng phim có trụ sở tại Trung Quốc đã cung cấp
các ưu đãi hào phóng và hoàn tiền cho các nhà làm phim toàn cầu để lôi
kéo họ sử dụng các cơ sở ở Thanh Đảo.
Trường quay khổng lồ của
Wanda là một trong những câu trả lời của Trung Quốc trong việc xây dựng
Tinseltown của riêng mình. Cứ như Trung Quốc đã sao chép và học hỏi
những cách tân từ các nhà lãnh đạo công nghệ ở Thung lũng Silicon, các
nhà sáng tạo phim của họ đã tìm đến Hollywood để học hỏi về làm phim
hiện đại và xây dựng các cơ sở chế tác. Chẳng hạn, Jack Ma của Alibaba
đã hợp tác với tập đoàn phim Amblin của Steven Spielberg để sản xuất và
đưa phim vào Trung Quốc, và ông đã thành lập Alibaba Pictures thành
trung tâm giải trí Hollywood-Trung Quốc. Tencent đã hậu thuẫn cho hãng
phim STX Entertainment ở Burbank, hợp tác với Dick Clark Productions để
đưa Giải Quả cầu vàng và Billboard Music Awards đến Trung Quốc, và đầu
tư vào bom tấn Hollywood,
Wonder Woman.
Jack Ma của Alibaba đã hợp tác với tập đoàn phim Amblin của Steven Spielberg (trái)
|
Những động thái này đi vào văn hóa Tinseltown là cốt lõi để Trung Quốc
đưa quyền lực mềm vào lĩnh vực mang tính biểu tượng nhất của nước Mỹ. Đó
cũng là nền móng cho Hollywood riêng của Trung Quốc.
Với sự phát
triển kinh tế và tham gia nhiều hơn vào Hollywood của Trung Quốc, đã có
một số xuất phẩm đồng sản xuất thành công và những thỏa thuận sinh lợi
giữa các doanh nghiệp và hãng phim. Hai nhà đầu tư doanh nghiệp tích cực
nhất của Trung Quốc tại Hoa Kỳ — Tencent và Alibaba — đang hoạt động ở
cả Thung lũng Silicon lẫn Hollywood. Hai công ty này đã cùng nhau thực
hiện khoảng hai phần ba trong số 44 tỉ đôla giao dịch công nghệ Hoa
Mỹ-Trung trong giai đoạn 5 năm kết thúc vào năm 2017, dữ liệu Capital IQ
cho thấy. Họ đã đầu tư vào các thương hiệu công nghệ hàng đầu của Mỹ,
như Uber, Lyft, Magic Leap và Tesla.
Liệu kiểu cơn cuồng thỏa
thuận xuyên biên giới Hoa Kỳ-Trung Quốc này có quay trở lại hay không là
câu hỏi trong kỷ nguyên mới của việc xem xét kỹ về đầu tư nước ngoài
vào các công ty Mỹ. Việc quản lý tập trung vào các công nghệ quan trọng
và an ninh mạng. Tuy nhiên, các nhà đầu tư Trung Quốc có thể chuyển sang
các thị trường họ được chào đón hơn, Hans Tung, một đối tác quản lý tại
GGV Capital, cũng là người ủng hộ đầu tiên của Alibaba, cho biết. Chẳng
hạn, gần đây, Alibaba đã ký một vài thỏa thuận ở Israel sau nhiệm vụ
tìm hiểu thực tế về thành trì công nghệ này vào tháng 5 năm 2018. Chuyến
đi của Jack Ma đến sau việc Alibaba đấu thầu mua dịch vụ chuyển tiền
MoneyGram bị chặn vào đầu năm 2018.
Áp phích tiếng Trung của Bumblebee, một trong những dự án đầu tư mới nhất của Tencent ở Hollywood
|
Các thỏa thuận bom tấn Mỹ-Trung của quá khứ đã qua rồi. Nhưng các dự án
có ý nghĩa kinh doanh đang tiếp tục giữ cho Trung Quốc và các nhà đầu
tư, nhà sản xuất và nhà giao dịch ở Hoa Kỳ làm việc cùng nhau — ngay bây
giờ trên cơ sở theo từng thỏa thuận.
Dịch: © Xuân Phong @Quaivatdienanh.com
Nguồn: China Film Insider