Nhưng trước bộ phim tâm lý về tuổi nổi loạn
River's Edge, vị
đạo diễn 49 tuổi này chưa bao giờ làm phim chuyển thể truyện tranh (một
thể loại hứa hẹn của ngành công nghiệp điện ảnh Nhật Bản). Khi người
viết gặp anh tại văn phòng của Kino Films, anh đang chuẩn bị cho Liên
hoan phim quốc tế Berlin, nơi
River's Edge được trình chiếu trong hạng mục Panorama.
Cao gầy, mái tóc dài lượn sóng và kính gọng đen, Yukisada nhìn giống hệt
trong ảnh, đặc biệt sau khi anh bỏ khẩu trang ra. (“Tôi sợ bị lây cúm,”
anh giải thích.) Câu hỏi đầu tiên của người viết là, tại sao truyện
tranh không có chỗ đứng trong danh sách phim của anh?
"Tôi không
thích đem một thứ vốn đã bằng hình ảnh lên màn bạc cho lắm," anh giải
thích, nói thêm rằng anh là người hâm mộ trung thành tác giả của
River's Edge,
Kyoko Okazaki. “Khi tôi mới bước vào tuổi 20, bà là tác giả mà tôi đọc
nhiều nhất. Bà đem lại cho tác phẩm của mình một hương vị văn chương
đích thực. Điều này trở thành một phần trong xương máu của những gì tôi
làm về sau trong vai trò đạo diễn.”
“
River's Edge,” anh nói, là “một sự trở về với cội nguồn, cũng là điều gì đó mới mẻ.”
Anh
lưu ý, truyện tranh này lấy bối cảnh hai năm trước trận động đất lớn
Hanshin năm 1995 khiến gần 6.500 người thiệt mạng. Cùng năm, những kẻ
cuồng giáo Aum Shinrikyo đã tấn công hệ thống tàu điện ngầm Tokyo, làm
chết 13 người và hàng trăm người khác bị thương.
Fumi Nikaidō trong vai Haruna Wakakusa (trái) và Ryo Yoshizawa trong vai Ichiro Yamada
|
“Giá trị của nhiều người Nhật Bản, trong đó có tôi, đã thay đổi sau đó,”
anh nói. "Chúng tôi đã đối mặt trực tiếp với cái chết không thể báo
trước; chứ không còn là một khả năng xa xôi gì nữa. Quan điểm về cuộc
sống và cái chết của chúng tôi trở nên mơ hồ và rồi, (trong năm 1995),
đột nhiên thay đổi hoàn toàn.
River's Edge nhìn thấy trước sự thay đổi này. Trong truyện, những chàng trai và cô gái trẻ tìm cách để sống khi đối mặt với cái chết.”
Yukisada
nói anh đã vật lộn với vấn đề “cảm giác sinh tồn trong sự hiện diện của
cái chết” nghĩa là thế nào, qua ví dụ khi nhân vật chính Haruna gặp một
xác chết. “Tôi làm phim này để chuyển tải cảm giác đó đến người xem.”
Mặc cho tầm quan trọng của năm 1995, đạo diễn này thừa nhận anh đã nghĩ đến việc lấy bối cảnh Nhật Bản ngày nay cho bộ phim.
“Nội
dung và đề tài có thể giống nhau, nhưng tôi sẽ đánh mất nhiều thứ," anh
nói. “Tất cả những dấu vết cảm xúc của truyện gốc sẽ biến mất. Tôi đã
nghĩ cách tốt nhất để tái hiện thế giới quan gốc trong manga là đưa nó
về những năm đầu thập niên 1990.”
Yamada trong phim là nạn nhân của nạn bắt nạt
|
Dù một phần tư thế kỷ đã đi qua, Yukisada chỉ ra rằng nhiều cái xấu của
xã hội vẫn tồn tại, như việc bạn bè cùng lớp bắt nạt tàn bạo một thiếu
niên đồng tính miêu tả trong phim.
“Kiểu chuyện này không thuộc về quá khứ đã xa, nó vẫn diễn ra trong hiện tại,” anh nói.
Để
cho bộ phim có đúng chất thời đại, Yukisada cảm thấy anh cần củng cố
mối liên hệ giữa dàn diễn viên trẻ với nhân vật họ đảm nhiệm. Để làm
được điều này, anh phỏng vấn họ trong vai diễn và trước máy quay và để
họ ứng khẩu trả lời.
“Đó là ý tưởng của riêng tôi; cuộc phỏng vấn
không có trong truyện,” anh nói. “Họ phải tự nghĩ. Đôi lúc câu trả lời
của họ trùng khớp với đời thực; điều này thật thú vị.”
Những nhân vật tuổi mới lớn của bộ phim — bao gồm cả Haruna — là sự hòa quyện giữa cái xấu và cái tốt
|
Những nhân vật tuổi mới lớn của bộ phim — bao gồm cả Haruna xa cách, hút
thuốc liên tục, do Fumi Nikaido đảm nhận — là sự hòa quyện giữa cái xấu
và cái tốt. Yukisada nhận xét, sự hòa quyện này là phổ biến trong văn
học nhưng không phổ biến trong điện ảnh Nhật Bản về giới trẻ.
“Hầu hết đều là những phim tâm lý
jun'ai
(tình cảm trong sáng),” anh nói với một nụ cười ngượng nghịu. Là người
làm phim tâm lý, anh cho biết thêm, “Thật đau khổ khi phải thừa nhận
vậy.”
Các nhân vật, bao gồm Haruna và người bạn đồng tính nam
Yamada (Ryo Yoshizawa), cũng có vẻ trưởng thành hơn so với những khắc
họa thường thấy trong thể loại này.
“Tôi có con ở độ tuổi của
Nikaido và khi nhìn chúng, tôi thực sự cảm giác rằng chúng trưởng thành
một cách đáng kinh ngạc.” Yukisada nói. “Khi ở nhà chúng có vẻ giống trẻ
con, nhưng khi ra ngoài với người khác...
Đạo diễn muốn đặt ra vấn đề bắt nạt và bạo lực không phải là một đặc quyền của tuổi trẻ
|
“Tôi bắt đầu với vai trò trợ lý đạo diễn khi 18 tuổi, vẫn là trẻ con,
nhưng trong ký ức của minh, tôi không quá khác biệt với tôi bây giờ. Độ
tuổi đó thực sự rất thú vị: Có vẻ như đã trưởng thành nhưng vẫn còn là
trẻ con. Những đứa trẻ trong
River's Edge cũng vậy.
“Nhưng
tôi thắc mắc tại sao chúng lại làm tổn thương người khác một cách không
cần thiết, tại sao chúng phải bắt nạt và bạo lực. Đó không phải
là một đặc quyền của tuổi trẻ, nhiều người vẫn tiếp tục như vậy kể cả
khi họ đã trưởng thành.”
Yamada trong phim là nạn nhân của tệ bắt nạt, mặc dù đạo diễn Yukisada chỉ ra rằng cậu cũng tự xem mình là như vậy.
“Cậu
ta không mong đợi điều gì từ bất cứ ai, mặc dù có lẽ cậu mong đợi điều
gì đó từ chính mình. Nhưng trong thế giới này, cậu cố gắng hành xử một
cách trưởng thành, như thể cậu không mong đợi điều gì, hết chuyện,” đạo
diễn nói. “Tôi luôn nghĩ rằng khi bạn mong đợi điều gì đó từ người
khác, người tổn thương là bạn, không nghi ngờ gì nữa.”
Đạo diễn Isao Yukisada trong buổi phỏng vấn khi River's Edge trình chiếu ở Liên hoan phim Berlin năm nay
|
“Khi người khác không đánh giá bạn cao như bạn nghĩ, hoặc không cư xử
theo cách bạn nghĩ họ nên, bạn thấy tổn thương và bị phản bội. Bị tổn
thương như vậy luôn đồng hành cùng tuổi trẻ. Ở tuổi đó người ta đều mong
đợi điều gì đó ở người khác. Mong đợi điều gì đó sẽ xảy ra. Rồi khi
mong đợi không trở thành hiện thực, họ trở nên bạo lực, xua đuổi và làm
tổn thương người khác, và trở nên bị xa lánh.”
Giải pháp nào? “Đừng trông chờ người khác,” Yukisada nói. “Hãy trông chờ ở chính mình. Tôi nghĩ đó là cách sống tốt nhất.”
Dịch: © Chi Nguyễn @Quaivatdienanh.com
Nguồn: Japan Times