Tin tức

Phim kinh dị Hàn Quốc Gonjiam: Blair Witch trong bệnh viện tâm thần

26/03/2018

Chernobyl, Hashima, Isle of Dolls – những cái tên gợi lên hình ảnh về sự bỏ hoang, siêu linh, một thế giới khác. Chỉ cần những cái tên này thôi cũng khiến người yếu tim rùng mình.

Ở Hàn Quốc, có một địa điểm ít được biết đến hơn được cho là bị quỷ ám nhưng không kém phần đáng sợ: Bệnh viện tâm thần Gonjiam.

Năm 2012 CNN Travel gọi nơi đây là một trong “bảy địa điểm ghê sợ nhất hành tinh”, cơ sở đổ nát ở Gwangju, Gyeonggi này là bối cảnh của bộ phim kinh dị Gonjiam: Haunted Asylum.

Trước khi phát hành, chỉ cái tên Gonjiam thôi cũng đã đủ làm dấy lên sự cường điệu ở trong lẫn ngoài Hàn Quốc. Showbox, nhà phát hành bộ phim, đã bán trước được 47 thị trường trong đó có Australia, Nhật Bản và Đài Loan. Bất chấp sự chờ đợi cao ngất, Gonjiam không thoát khỏi khuôn sáo “thử đi rồi biết” của thể loại kinh dị đã làm cho nhiều khán giả phát chán.

Truyền thuyết địa phương về Bệnh viện tâm thần Gonjiam liên quan đến vụ tự sát hàng loạt của các bệnh nhân dẫn tới việc đóng cửa của bệnh viện. Trong phim, có tin đồn giám đốc bệnh viện đã giết chết tất cả các bệnh nhân và biến mất không dấu vết.

Mặc dù cảnh quay được thực hiện tại Trường Cao đẳng Hàng hải Quốc gia Busan, nhưng đoàn làm phim vẫn trung thành với sơ đồ của bệnh viện thực tế, tái tạo ngoại cảnh và các hành lang.

Câu chuyện cũng vậy, dựa theo truyền thuyết rùng rợn bao quanh Gonjiam thực. Ha Jun, do Wi Ha Joon đóng, là một vlogger điều hành một kênh YouTube chủ đề kinh dị được gọi là “Horror Times”. Anh tuyển mộ sáu người — ba chàng trai và ba cô gái — đi vào bên trong Gonjiam như một chuyến đi chơi giải trí. Mục tiêu của anh là kiếm được hơn một triệu lượt xem kênh của mình, nhưng theo đuổi danh vọng và tiền bạc đó đặt cả đội vào nguy hiểm.

Bộ phim được quay kiểu giả tài liệu nghiệp dư, với kiểu đẹp run giật hầu hết mọi người sẽ nhận ra là từ bộ phim The Blair Witch Project năm 1999. Từng người trong số sáu người tìm kiếm đều đeo máy quay trong khi chạy qua mê cung của bệnh viện Gonjiam và khám phá các khu vực khác nhau. Có một căn phòng từng được sử dụng để thử nghiệm và phòng tắm. Nhiệm vụ của họ là tìm ra căn phòng bị ám, phòng số 402, mà không ai có thể mở ra kể từ khi bệnh viện đóng cửa. Truyền thuyết kể rằng bất cứ ai cố gắng đi vào đó đều không sống sót.

Thời gian họ ở trong bệnh viện bỏ hoang này bị ngắt quãng bởi những khuôn sáo kinh dị điển hình, những hiện tượng không thể giải thích được, như chữ viết xuất hiện trên tường và các thành viên trở nên bị ma ám. Trong một cảnh, những từ “let's live” được viết trên một bức tường màu xám xịt đổ nát bí ẩn biến đổi thành “let's die”. Mặc dù những ngắt quãng đó có thể khiến tim ngừng đập, không có cảnh nào trong bộ phim kinh dị này mà một ‘fan’ bất kỳ nào của thể loại chưa từng thấy. Những yếu tố cũ rích bao gồm một con búp bê đáng sợ, lễ cầu hồn và thiết bị theo dõi trường điện từ gợi nhớ Ghostbusters.

Bộ phim sử dụng góc nhìn ngôi thứ nhất cho khán giả trải nghiệm thực tế (có rất nhiều cận cảnh những gương mặt kinh hoàng), nhưng điều đó cũng làm cho bộ phim có vẻ như là một đoạn video YouTube kéo dài chiếu trên màn ảnh rộng. Thay vì cung cấp câu chuyện nền về những hồn ma ẩn náu để trả thù, bộ phim tập trung hoàn toàn vào trải nghiệm kinh dị của nhóm, củng cố mục tiêu của đạo diễn là “tập trung kích thích sự sợ hãi ở khán giả.”

Để phục vụ cho nhiệm vụ đó, Gonjiam hoàn tất câu chuyện 94 phút của mình mà không sử dụng bất kỳ âm thanh hay nhạc nền nào. Tầng âm thanh duy nhất là tiếng ping-pong báo điềm gở của một quả bóng bàn nghe nói là được giám đốc bệnh viện rất thích.

Tuy dựa trên Bệnh viện tâm thần Gonjiam có thực ở Gwangju, không có bằng chứng rõ ràng cho thấy các bệnh nhân thực sự đã tự tử và không có bằng chứng nào cho thấy giám đốc bệnh viện biến mất.

Thực tế, trước khi bộ phim công chiếu ở Hàn Quốc, chủ nhân bất động sản nơi bệnh viện thật tọa lạc nộp đơn xin tòa đưa ra lệnh cấm phát hành, nhưng tòa đã bác.

Dịch: © Xuân Phong @Quaivatdienanh.com
Nguồn: JoongAng Daily