Ngoài
Zero Dark Thirty (đã phát hành ở Việt Nam với tựa
30 phút sau nửa đêm), những phim về cuộc chiến ở Afghanistan chưa bao giờ làm ăn tốt. Các chuyên gia dự đoán doanh thu của
Lone Survivor
từ 17-27 triệu đôla – không gì có thể khuấy động tháng giêng buồn tẻ
thường niên. Thế nên ai nấy đều ngạc nhiên với doanh thu công chiếu đại
trà của phim đạt 38,5 triệu đôla. Đây là một doanh thu công chiếu tháng
giêng lớn nhất mọi thời đại sau
Cloverfield – phim này đã kiếm được 40 triệu đôla mở màn vào năm 2008.
Làm sao mà
Lone Survivor vượt hơn các dự đoán nhiều đến vậy? Sau đây là một số lý do khiến phim thành công.
Dựa trên sự thật: Không như hầu hết phim về chiến tranh ở Iraq và
Afghanistan, phim này dựa trên một câu chuyện có thật. Với cả Marcus
Luttrell (người lính biệt kích SEAL do Mark Wahlberg thể hiện trong
phim) đã đưa câu chuyện đau lòng của anh trở thành một cuốn sách ăn
khách, thế nên đã có sẵn một lượng khán giả kha khá đã xem trước khi
Lone Survivor được phát hành rộng rãi.
Chất lượng:
Bất chấp các bài phê bình trái chiều, bộ phim rõ ràng là đủ hay để có
mặt trong mùa phim thu năm ngoái, và đủ hay để Universal phát hành hạn
chế ở một nhúm rạp chiếu trong tuần lễ cuối cùng của năm 2013 để phim đủ
tư cách tranh Oscars và các giải thưởng khác. Cho đến nay, phim chưa
chiếm được nhiều cảm tình của các nhà trao giải, ngoại trừ một đề cử từ
Hiệp hội các nhà biên kịch Mỹ, nhưng phim vẫn có một thanh thế mà mà
những phim chiến tranh bắn-chết-hết-chúng-đi điển hình không có.
Thời điểm:
Kiểu phát hành này – hạn chế để được cân nhắc ở các giải thưởng, sau đó
ra rạp đại trà trong tháng giêng – đã chứng minh là thành công về tài
chính cho các phim đề tài chiến tranh vài năm gần đây, từ
Black Hawk Down đến
Zero Dark Thirty. Chiến lược này xem ra sẽ lại hiệu quả cho
Lone Survivor.
Mark Wahlberg: Ngoài việc luôn là một sức hút phòng vé, Wahlberg
biết cách tung ra một phim vào thời điểm chết tháng giêng. Anh đã làm
tốt một vài tháng giêng trước đó với
Contraband (mở màn năm 2012 được 24,3 triệu – phim đã phát hành ở Việt Nam với tựa
Phi vụ ngầm), và năm ngoái với
Broken City (8,3 triệu – phim đã phát hành ở Việt Nam với tựa
Thành phố tội ác). Thêm vào đó, anh là người quảng bá không mệt mỏi và là một nhà sản xuất lọc lõi.
Peter Berg: Phim gần đây nhất của đạo diễn này là bom xịt
Battleship / Chiến hạm, thực tế không phải là một phim hành động dở mà được xem là bom tấn vì quá đắt đỏ. Với
Lone Survivor
(nghe nói tốn chỉ có 40 triệu đôla kinh phí), xem ra ông giải thoát
chính mình, chứng minh ông có thể làm được phim tâm lý chất lượng và
phim hành động hoành tráng.
Lời truyền miệng: Phim được điểm A+ trên CinemaScore, nghĩa là khán giả xem đêm thứ sáu đã dành cho phim những lời giới thiệu tốt đẹp nhất.
Thu hút khán giả cả hai giới: Một cuộc thăm dò ý kiến đã cho biết
Lone Survivor
có sức hấp dẫn cân bằng với cả nam lẫn nữ. ‘Fan’ của Wahlberg có lẽ
đóng góp rất lớn; dù sao đi nữa, đây là của hiếm với cả phim hành động
lẫn phim chiến tranh. Chắc chắn đây không là kỳ cuối tuần thuận lợi cho
một phim bom tấn khác,
The Legend of Hercules (dự kiến phát hành ở Việt Nam với tựa
Huyền thoại Hercules), do Kellan Lutz đóng chính. Lutz không có lượng ‘fan’ nam làm nền, còn ‘fan’ nữ của anh (từ vai diễn trong loạt phim
Twilight) thực sự đâu có muốn xem anh đập vỡ sọ trong một phim như thế này.
Không có cạnh tranh:
Hercules là phim mới duy nhất ra rạp cùng kỳ cuối tuần 10-12/1, thế nên
Lone Survivor, đã trình chiếu ở gần 800 rạp, không hề phải lo
Hercules làm giảm bớt sức mạnh của mình. Như đã thấy,
Hercules về thứ tư trên bảng xếp hạng phòng vé và chỉ kiếm được 8,6 triệu đôla, đúng như các chuyên gia đã dự đoán.
Dịch: © Ngân Mai @Quaivatdienanh.com
Nguồn: Moviefone
Hãy chia sẻ ý kiến của bạn về bài viết này trên
Facebook của chúng tôi