Tin tức

Điện ảnh không chết mà đang cầm cố linh hồn để kiếm lợi nhuận

08/01/2014

Đối với phim ảnh: đây được đánh dấu là thời hoàng kim của truyền hình, nhưng không gì có thể ôm trọn lấy người xem như phim điện ảnh. Nhưng tầm quan trọng của lợi nhuận đối với các hãng phim lại đang làm hại đến nội dung.

Thời buổi này là thời buổi khó khăn để làm một nhà phê bình điện ảnh. Không phải tại số phim có chất lượng cho người trưởng thành đang teo tóp – điều này đúng, song đấy là chuyện xưa như trái đất – mà bởi điện ảnh đang không nhận được sự trân trọng xứng đáng với nó.

Chris Evans (trái) và Alice Eve trên trường quay phim truyền hình 1:30 Train

Ở đâu người ta cũng viết những bài báo cả quyết rằng “trò chuyện đang bỏ phim điện ảnh đi sang phim truyền hình” và “tivi đang thay thế rạp chiếu bóng” hoặc hỏi những câu kiểu như “liệu điện ảnh có còn làm ta xúc động?” Đến mức có cả một bài báo phán rằng những sinh viên tốt nghiệp trường điện ảnh thà – à, hãnh diện – thực hiện một loạt phim truyền hình còn hơn ngồi vào ghế chỉ đạo phim điện ảnh.

Đằng sau sự say mê mới hồi sinh của nền văn hóa chúng ta với những lời xu nịnh về màn ảnh nhỏ là gì? Phải chăng chỉ là nhu cầu bức bách của cỗ máy truyền thông không ngừng tạo ra cái gì đó mới mẻ để viết lách, đăng lên blog, Twitter, hay sự thay đổi tất yếu của xã hội từ hình thức giải trí này sang cái khác?

Bản thân là một nhà phê bình điện ảnh, không ngạc nhiên gì khi người viết là người ủng hộ điện ảnh vô điều kiện, nhiều đến mức người viết thực sự không tin rằng điện ảnh lại phải cần bất cứ kiểu biện hộ nào, từ bản thân tác giả hay từ bất kỳ ai. Nhưng tất cả bàn cãi huyên náo trong giới có ăn có học đã cho người viết cái cớ để nghiên cứu tình hình này mà biết được chuyện gì đang xảy ra.

Khi nói đến câu chuyện băng hình trong trận chiến giữa điện ảnh và truyền hình, có hai phạm trù so sánh liên quan. Đầu tiên là bản chất của phương tiện truyền thông, thứ hai là những nội dung có trên phương tiện truyền thông đó. Kể cả khi phim điện ảnh dẫn trước về phương diện thứ nhất, kết quả cuộc chiến trên phương diện thứ hai có vẻ phức tạp hơn.

Đó đây người ta vẫn chí thú với những phần phim bom tấn tiếp theo. Ảnh trên: Mark Wahlberg diễn
xuất trong một cảnh quay
Transformers: Age of Extinction ở Hồng Kông ngày 26/10/2013

Nhắc lại điều hiển nhiên, truyền hình có thể xem ở nhà, trải nghiệm điện ảnh thì phải ra ngoài. Truyền hình làm mọi chuyện đơn giản hơn khi nó luôn ở ngay trong nhà, chẳng cần gì khác ngoài một nút bấm để bật lên.

Cái bản chất tại nhà đó khiến truyền hình dễ dàng sử dụng thuộc tính ấn tượng nhất của nó, trải nghiệm xem dài tập. Khi những nhà sản xuất tài năng như David Simon và các cộng sự trong The Wire nhúng tay vào, khả năng kéo dài một câu chuyện ra nhiều giờ đồng hồ trong nhiều năm có thể dẫn đến những kết quả ấn tượng ngoài sức tưởng tượng.

Mặc cho thời kỳ vàng son của hình thức dài tập, đến cuối cùng truyền hình về cơ bản vẫn chỉ là loại hình truyền thông tí hon. Nó không có khả năng bao hàm hoàn toàn trong một trải nghiệm theo cách mà những sử thi màn ảnh rộng kiểu xưa như Lawrence of Arabia đem lại, đấy là chưa kể đến những sản phẩm 3D hiện đại, hoành tráng như Avatar hay Gravity.

Và truyền hình không cho phép bạn có niềm vui chia sẻ những cảm xúc phi thường khi xem một phim trong khán phòng lớn với những người có cùng suy nghĩ. Nói về dài tập, vài năm trước làm một phần của đám đông cuồng nhiệt 3.000 người tại lâu đài phim Oakland để xem bộ phim sử thi Napoleon (1927) dài hơn 5 tiếng đồng hồ của Abel Gance là một trải nghiệm trân trọng suốt đời.

The Wire trên kênh HBO khai thác tài tình cách kể chuyện
dài tập, một lợi thế khác biệt cho truyền hình

Với tất cả mọi người, George R.R. Martin, tác giả bộ tiểu thuyết làm nên Game of Thrones và một số người được hưởng lợi không nhỏ từ việc chuyển thể thành phim truyền hình, đấy chính là vấn đề của điện ảnh nói một cách súc tích. Khi thu nhập bắt đầu đến, Martin không bằng lòng với việc mua một hệ thống xem phim đỉnh cao tại nhà. Thay vào đó, ông mua lại rạp Jean Cocteau tại Santa Fe, New Mexico. Nhà văn này nói với Đài phát thanh quốc gia rằng, “Nếu bạn xem phim một mình trong phòng khách nhà bạn, sức ảnh hưởng không như nhau."

Nói đến cuộc đua trên phạm trù thứ hai, những gì được chiếu, những kênh truyền hình cáp cao cấp và những nội dung dành cho người trưởng thành kiểu như Mad Men hay Breaking Bad, có vẻ có lợi thế nhất định. Nhưng người ta có thể lập luận rằng vấn đề ở đây không phải là chuyện nội dung trên truyền hình hay hay dở. Mà phải nói điện ảnh đang chiến đấu ở phạm trù này với một tay bị trói ra sau lưng.

Nhiều cuốn sách có thể và đã được viết về những gì đang diễn ra cho các hãng phim vài chục năm trở lại đây, nhưng nói ngắn gọn là ngành công nghiệp này đang cầm cố linh hồn của mình để kiếm lợi nhuận đang gia tăng hơn bao giờ hết, một cuộc tìm kiếm chắc chắn dẫn đến vùng đất của những phần tiếp theo, truyện tranh chuyển thể và, đúng, phần tiếp theo của truyện tranh chuyển thể.

Không còn là những thực thể tồn tại độc lập như thời hoàng kim của Hollywood, các hãng phim lớn được sở hữu bởi những tập đoàn khổng lồ quan tâm tới giá cổ phiếu hơn là chất lượng phim. Hãng phim hiện đại đã nắm lấy một phương tiện truyền thông từng có thời làm choáng váng cả thế giới bằng tài làm ra những câu chuyện kịch tính rồi, nói thẳng nha, khai thác đến cạn kiệt.

Life Itself - phim cho khán giả lớn tuổi hiếm hoi, sẽ ra rạp
trong năm 2014 - với Diane Keaton (trái) và Morgan Freeman

Những người đi tiên phong trong truyền hình cáp thấy sự bỏ rơi khán giả người lớn này là một cơ hội và tóm lấy. Trong khi các hãng phim lớn ngày càng mù quáng gắn bó với một mẫu số chung thấp nhất, chỉ trích biên kịch vì những kịch bản “quá thông minh cho những người trong phòng chiếu”, truyền hình cáp lại sử dụng cách tiếp cận hoàn toàn ngược lại.

Khoảng mười năm trước, người viết có ăn trưa tại Liên hoan phim Sundance với Colin Callender, giám đốc HBO Films. Những gì ông này nói là hiển nhiên, mà chính yếu. Với việc những hãng phim bị hút vào một quỹ đạo từa tựa nhau, ông cảm thấy mình có nhiệm vụ đi theo hướng ngược lại. HBO có một lượng khán giả trả tiền thuê bao hàng tháng để xem gì đó khác biệt, những thứ không thể tìm thấy ở đâu khác, và ông có trách nhiệm thỏa mãn những gì họ cần. Kết quả tự nói lên tất cả.

Thực ra, chẳng có gì truyền hình có thể làm mà điện ảnh lại không thể nếu điện ảnh để tâm vào, rằng còn lâu điện ảnh mới làm đúng nếu nó hèn nhát chối bỏ trách nhiệm giải trí cho khán giả người lớn để đổi lấy doanh thu toàn cầu. Những phim như Captain Phillips, LincolnSilver Linings Playbook tồn tại, song ít và cách xa nhau.

Toàn bộ tình hình này làm người viết chợt nhớ lại một câu chuyện từ thời còn viết tin thể thao cho tờ Washington Post, một giai thoại liên quan đến Dave Brady quá cố, biên tập viên mục quyền anh lúc đó.

Dường như một bản tin đã được đăng tải trên mạng rằng một võ sĩ đáng kính mà Dave quen biết đã qua đời. Muốn biết rõ ràng hơn, Dave gọi điện đến nhà võ sĩ đó và sốc khi nghe chính anh này trả lời.

"Bill," Dave buột miệng, "Tôi tưởng anh chết rồi chứ.” "Không," anh kia đáp, "Tôi thậm chí còn không ra khỏi nhà."

"Nếu bạn xem phim một mình trong phòng khách nhà bạn, sức ảnh hưởng không như nhau."
Ảnh trên:
Lego Movie, một chuyển thể thông minh của hãng
DreamWorks đưa lên màn ảnh rộng những nhân vật đồ chơi Lego

Ngành điện ảnh không chết, nó thậm chí còn không ra khỏi nhà. Vấn đề là làm những thể loại phim có thể vực nó dậy và kiểm tra xem liệu nhịp đập của nó có lỗi thời không. Truyền hình khó mà là phương tiện truyền thông tốt hơn, nó chỉ sử dụng những gì nó có tốt hơn đối thủ. Chuyện này sẽ đi xa đến mức nào là ước đoán của từng người.

Dịch: © Ngô Bình @Quaivatdienanh.com
Nguồn: Los Angeles Times


Hãy chia sẻ ý kiến của bạn về bài viết này trên Facebook của chúng tôi