Mắt dán vào đĩa nghi ngút khói trước mặt, Lee Soo Kyong hồ hởi nuốt một
miệng đầy cơm, không màng gì đến máy quay đang cách mặt mình có mấy tấc.
Nhưng sự quấy rầy liên tục của Park Joon Wha làm cho nữ diễn viên có
những nét xinh xắn đang bị chiếc áo cổ cao án bóng này không có cơ hội
thưởng thức bữa ăn.
“Cứ ăn hết sức!” vị đạo diễn của bộ phim
Let’s Eat la lên, ra
lệnh cho cô từ sau hai màn hình và cặp kiếng gọng đen dày của ông. “Nếu
thức ăn nóng hãy thể hiện ra – để thấy được cô nuốt trọn! Và thêm vào
nhiều rau để trông cho đẹp hơn!”
Khi các thành viên trong đoàn cho thêm thức ăn vào đĩa, Lee Soo Kyung kín đáo nhả một mớ đồ ăn đang nhai vào cái xô bên cạnh.
Let's Eat
Làm phim truyền hình Hàn Quốc vất vả, và không phải lúc nào cũng vinh
quang. Nhưng kết quả đã được người xem khắp nơi chào đón, từ vùng thảo
nguyên Mông Cổ đến những con đường đông đúc ở Jakarta.
Doanh thu
xuất khẩu phim truyền hình của Hàn Quốc đã đi từ 8 triệu USD năm 2001
lên 155 triệu USD năm 2011 – theo con số chính thức gần nhất – và các
nhà sản xuất cho rằng vẫn còn khả năng mở rộng ở châu Á cũng như trên
toàn thế giới.
Dù phát triển ấn tượng, các nhà làm phim truyền
hình cũng không soán nổi ngôi của các tập đoàn điện tử có doanh thu
nhiều triệu USD của Hàn Quốc như Samsung, hoặc các công ty đóng tàu.
Nhưng sự phát triển của họ cũng phản ánh sự thu hút của nền văn hóa của
một trong những nước giàu nhất châu Á – cũng như văn hóa kinh doanh dữ
dội tại đây.
Cái chết cô độc của đạo diễn nổi tiếng Kim Jong Hak
hè 2013, tại phòng tắm của một căn hộ cho thuê, là lời nhắc nhở đến các
nguy cơ ở nhóm đứng đầu ngành công nghiệp truyền hình Hàn Quốc. Ông Kim
Jong Hak đã đầu tư nhiều triệu đôla vào
Faith – phim truyền
hình dài 24 tập về một vị bác sĩ thẩm mỹ đi ngược thời gian – để rồi rốt
cục thấy mình thất bại về mặt thương mại còn dàn diễn viên tức giận thì
cứ theo ông đòi lương chưa trả.
Đạo diễn quá cố Kim Jong Hak
Vụ tự sát của ông đã làm dấy lên việc tìm kiếm lòng nhân từ trong một
ngành công nghiệp có kinh phí tăng trưởng mạnh trong những năm gần đây.
“Khi tôi vào ngành 20 năm trước, mỗi tập 70 phút chỉ có kinh phí khoảng
50 triệu won (47.000 USD),” Kim Young Seop, người chịu trách nhiệm nội
dung ở SBS, một trong ba nhà đài lớn của Hàn Quốc, nói. “Giờ nó đã lên
đến 450 triệu won.”
SBS và các công ty đối thủ, KBS và MBC, đã
bắt đầu chuyển phần lớn phim truyền hình của họ cho các công ty độc lập
làm. Hai bên thường chia đôi chi phí quay và tiền lương nhân viên nhưng
nhà đài thường lấy hết lợi nhuận quảng cáo trong nước. Để có lời, các
nhà sản xuất độc lập phải dựa vào doanh thu ở nước ngoài, tiền tài trợ
và quảng cáo sản phẩm.
Các nhà phê bình cho biết hệ thống này có
xu hướng dồn nguy cơ tài chính qua các nhà sản xuất độc lập. Nhưng chính
cuộc cạnh tranh tàn khốc này đã giúp thúc đẩy một nền công nghiệp năng
động thu hút sự chú ý của thế giới.
Faith
Đến nay, Nhật Bản vẫn là thị trường nước ngoài lớn nhất từ thành công năm 2003 của
Winter Sonata / Bản tình ca mùa đông,
một sự kết hợp của tình cảm sướt mướt và kịch tính đã thu hút nhiều phụ
nữ trung niên. Tuy nhiên, các nhà sản xuất thấy ít cơ hội phát triển
hơn nữa ở đây. Sự tươi mới này đã dần phai nhạt với người Nhật, cùng với
việc gần đây thái độ với Hàn Quốc đã thay đổi vì mâu thuẫn ngoại giao
giữa hai quốc gia về mối quan hệ trong quá khứ.
Ngành công nghiệp
này đang nhìn xa hơn. Các nhà phát sóng ở Iran, Iraq, và Các tiểu vương
quốc Ả rập thống nhất đã dành giờ vàng cho các phim cổ trang bảo thủ
của Hàn Quốc. “Ở các nước đó, họ không muốn xem phụ nữ mặc váy ngắn,” Jo
Han Sang, một giám đốc phân phối nước ngoài của KBS, giải thích.
Khoảng
hơn 10 phim của KBS hiện đang được chiếu ở đài truyền hình quốc gia
Romania, theo lời Jo Han Sang, trong lúc đó các nhà sản xuất Thổ Nhĩ Kỳ
cũng đang mua quyền làm lại các phim này.
Thành công ở nước ngoài
của nền công nghiệp này gợi nhớ đến phim tâm lý xã hội của Mexico, còn
gọi là telenovela – và SBS đang nhắm đến đất nước trung tâm Mỹ Latinh
này thông qua hợp đồng phân phối.
Winter Sonata
Nhưng hiện nay, doanh thu nằm ở châu Á, từ những thị trường lâu năm như
Nhật Bản và Đài Loan hay những thị trường mới phát triển như Việt Nam và
Campuchia. “Các chương trình của Mỹ có thể loại riêng – phim cảnh sát
hay bác sĩ – còn chúng tôi có những câu chuyện chung,” Park Man Young,
một nhà sản xuất của KBS, nói.
“Đột nhiên mọi thứ đều hướng về
Hàn Quốc,” Leung Yuk Ming, một giáo sư nghiên cứu văn hóa ở Đại học Lĩnh
Nam tại Hồng Kông, nói. Bà cũng nói thêm là trong lúc truyền hình là
nơi bắt đầu “làn sóng Hàn”, thì hiện nay trung tâm chú ý là K-pop –
những ban nhạc mặt hoa da phấn nhảy đồng đều như một đã thu hút thị
trường thiếu niên châu Á hơn.
Các công ty truyền hình đã tìm cách
kiếm tiền bằng cách mời ca sĩ tham gia chương trình. “Chúng tôi thích
chọn các ‘thần tượng’ có sức hút với thị trường quốc tế,” Suh Jang Ho
nói. Ông là người chịu trách nhiệm nội dung cho tập đoàn giải trí CJ
E&M, từng dùng ngôi sao Yoon Doo Joon trong
Let’s Eat.
Việc
mời các ngôi sao tốn nhiều tiền. Với các ngôi sao quốc tế hiện nay thì
thù lao là khoảng 100 triệu won một tập, theo lời các nhà sản xuất. Yoon
Tae Jon, giáo sư tại trường Đại học Yonsei tại Seoul, cho biết là phải
tiết kiệm nhiều chỗ để mời được các tên tuổi lớn. “Bỗng nhiên nay các
nhân vật chính không còn cha mẹ nữa.”
Logo của CJ E&M
Tuy nhiên, hệ thống quay “ăn liền” đặc biệt của nước này có nghĩa là các
ngôi sao cũng thấy khó khăn. Các nhà sản xuất thường chỉ quay vài tập
trước khi phát sóng, và tiếp tục quay cùng lúc phim đang chiếu.
Điều
này cho phép biên kịch phát triển kịch bản theo phản ứng của khán giả,
được theo dõi trên mạng xã hội và các trang fanpage. Ví dụ, họ có thể
kết liễu một nhân vật không được chú ý.
Nhưng hệ thống này thường
dẫn đến việc đoàn làm phim phải làm việc thâu đêm để chạy đua với thời
gian nhằm hoàn thành các tập trước khi lên sóng.
KBS, một trong ba nhà đài lớn của Hàn Quốc
“Có thể ví dụ là nếu tập đó được chiếu lúc 10 giờ đêm thì có khả năng
phim sẽ đóng máy vào lúc 7 giờ tối cùng ngày,” Park Tae Young, một nhà
sản xuất chính của Samwha Networks, một trong những công ty truyền hình
độc lập lớn nhất, cho biết. “Nếu băng ghi hình được chuyển đến nhà đài
trễ, họ có thể để màn hình trắng khoảng một hai phút. Thỉnh thoảng cũng
có chuyện đó.”
Dù kinh phí tăng và các ngôi sao than thở đến mức
nào, các nhà sản xuất chưa tỏ dấu hiệu muốn từ bỏ hướng tiếp cận cuốn
chiếu đã tạo nên tính cách cho các nền công nghiệp xuất khẩu khác của
Hàn Quốc nhiều thập kỷ trước. “Nếu chúng tôi quay xong rồi mới chiếu thì
sẽ lâu hơn,” ông Park Tae Young ở KBS cho biết. “Thực ra, cách đó hơi
điên cuồng. Nhưng chúng tôi đã làm thế nhiều năm rồi.”
Những phim tình cảm Hàn Quốc được khán giả nước ngoài yêu thích
- Winter Sonata / Bản tình ca mùa đông
Joon Sang bị
mất trí nhớ chuyển đến Mỹ, bỏ lại người bạn gái ở quê nhà – để rồi nhiều
năm sau đó hai người trùng phùng. Phim nổi tiếng ở Nhật đến nỗi thủ
tướng Nhật lúc đó là Junichiro Koizumi đã phàn nàn rằng một trong hai
nhân vật chính còn suýt nổi tiếng hơn cả ông.
- The Jewel in the Palace / Nàng Dae Jang Gum
Jang
Geum, một nữ ngự y thế kỷ 16, là nhân vật chính của bộ phim đầy nghi
vấn về bí mật hoàng cung này. Phim đã được chiếu ở hơn 60 nước, từ
Belarus đến Sierra Leone.
Nàng Dae Jang Gum
- Full House / Ngôi nhà hạnh phúc
Việc chọn ca sĩ
Rain vào vai chính đã tạo nên trào lưu cho các ngôi sao Kpop tham gia
diễn xuất trong phim truyền hình Hàn Quốc. Phim đã được Việt Nam, Thái
Lan, và Philippines làm lại.
Là
một trong những phim Hàn có kinh phí sản xuất cao nhất từ trước đến
nay, kịch bản phim đào sâu vào cuộc chiến bí mật của lực lượng an ninh
Hàn Quốc với Bình Nhưỡng. Phim thành công về mặt thương mại, đã bán bản
quyền phân phối cho Nhật Bản với giá kỷ lục là 4,2 triệu USD.
- Queen of Housewives / Vợ tôi là số một
Cuba
không có mối quan hệ chính thức với Seoul và tiếp tục hỗ trợ quân sự
cho Bắc Triều Tiên. Nhưng điều đó không ngăn nước này phát sóng bộ phim
hài gia đình này bốn lần một tuần trên kênh truyền hình quốc gia Canal
Habana.
|
Dịch: © Mai Khanh @Quaivatdienanh.com
Nguồn: Financial Times
Hãy chia sẻ ý kiến của bạn về bài viết này trên
Facebook của chúng tôi