Kỳ nghỉ lễ Quốc khánh Trung Quốc kéo dài một tuần đầu tháng 10 hằng năm ở
đất nước này thường mang đến thu hoạch rủng rỉnh cho các hãng phim, vốn
đã dồn hết sức để đưa những bộ phim hay nhất của mình lên màn ảnh rộng.
Phim mở màn cho lực lượng ‘fan’ trong “tuần lễ vàng” này và nhận được
sự chú ý của giới truyền thông. Lượng lớn khán giả thường theo sau.
Legend of the Ancient Sword có bối cảnh xa hoa, hiệu ứng đặc biệt ngoạn mục và trang phục lộng lẫy
|
Tuy nhiên, bộ phim mới được quảng bá dữ dội
Legend of the Ancient Sword,
được coi là phim hành động kỳ ảo đầu tiên của Trung Quốc chuyển thể từ
trò chơi điện tử — trò chơi điện tử này trước đó đã được chuyển thể
thành phim truyền hình Trung Quốc — chỉ lấy được có 8,59 triệu nhân dân
tệ (1,25 triệu đôla Mỹ) ở phòng vé khi mở màn vào ngày 1/10, và thu hút
sự chế nhạo rộng rãi trên mạng ngay hôm sau.
Con số đó càng nhợt nhạt khi so với hai xuất phẩm khác của Trung Quốc:
Hello, Mrs. Money đã thu được hơn 100 triệu nhân dân tệ ở phòng vé hôm 1/10 và sử thi
Shadow của Trương Nghệ Mưu hơn 80 triệu nhân dân tệ.
Legend of the Ancient Sword do Renny Harlin đạo diễn, người đã chỉ đạo bộ phim hài nổi tiếng của Thành Long-Johnny Knoxville,
Skiptrace (2016) và những ‘hit’ năm 1990 bao gồm
Die Hard 2 và
Cliffhanger.
Phim được chuyển thể từ một game nhập vai cùng tên của Trung Quốc và
được Alibaba Pictures bỏ vốn. Ngân sách sản xuất của nó chưa được tiết
lộ.
Theo đuổi những hiệu ứng thị giác hào nhoáng, rõ ràng họ không rút
được bài học từ một loạt các phim kinh phí lớn Trung Quốc thất bại
|
Bộ phim có sự tham gia của nam diễn viên Đài Loan Vương Lực Hoành, nữ
diễn viên Trung Quốc Tống Thiến và Trương Trí Lâm của Hồng Kông. Phim
miêu tả công cuộc tìm thanh kiếm thiêng của một kiếm sĩ (do Vương Lực
Hoành thủ vai) để cứu thế giới.
Như với các xuất phẩm kỳ ảo lớn của Trung Quốc, bộ phim có bối cảnh xa hoa, hiệu ứng đặc biệt ngoạn mục và trang phục lộng lẫy.
Một
mở màn tồi tệ như vậy ở rạp chiếu là một lời nhắc nhở rằng khán giả
Trung Quốc đang ngày càng trở nên sáng suốt hơn, điều mà các nhà đầu tư
Trung Quốc lắm tiền dường như không tính đến. Theo đuổi những hiệu ứng
thị giác hào nhoáng, rõ ràng họ không rút được bài học từ một loạt các
phim kinh phí lớn Trung Quốc thất bại, mà sau đây là một mẫu ví dụ nhỏ.
1. AsuraVới kinh phí 750 triệu nhân dân tệ, bộ phim Trung Quốc đắt đỏ nhất từng được sản xuất,
Asura đã
bị các nhà sản xuất — trong đó có Alibaba Pictures — rút khỏi rạp chiếu
hồi tháng 7 sau một cuối tuần mở màn thảm họa, chỉ kiếm được 49,05
triệu nhân dân tệ. Một xuất phẩm có sự tham gia của 2.500 người từ khắp
nơi trên thế giới, bộ phim được quay chủ yếu ở Thanh Hải, Ninh Hạ và Hà
Bắc và trải qua 15 tháng hậu kỳ ở Mỹ.
Dàn diễn viên toàn sao của
nó bao gồm các siêu sao Hồng Kông Lưu Gia Linh và Lương Gia Huy, và trai
đẹp Trung Quốc Ngô Lỗi, đóng vai chính trong phim. Giống như
Legend of the Ancient Sword,
Asura là
một sử thi kỳ ảo, kể câu chuyện về một người chăn cừu (do Ngô Lỗi đóng)
trong công cuộc cứu Asura — chiều không gian của ham muốn thuần khiết.
2. Lobster CopBộ phim có các ngôi sao Trung Quốc
bao gồm cả diễn viên hài Thẩm Đằng và Vương Thiên Nguyên, người đã
giành giải nam diễn viên chính xuất sắc tại Liên hoan phim quốc tế Tokyo
lần thứ 23 với vai diễn trong phim
The Piano in a Factory. Được trình chiếu vào tháng 6 và tháng 7,
Lobster Cop chỉ kiếm được 68,8 triệu nhân dân tệ, một thành tích ảm đạm trong thị trường phim Trung Quốc mênh mông.
Bộ
phim kể câu chuyện một nhóm cảnh sát viên mở một nhà hàng tôm hùm làm
vỏ bọc để điều tra buôn lậu ma túy. Các nhà bình luận trực tuyến đã nện
bộ phim tơi bời vì cốt truyện và miêu tả nhân vật nghèo nàn. Họ cho biết
chiếu cố cứu vãn duy nhất của nó, sau một danh sách dài những trò hài
khập khiễng, là diễn xuất của Thẩm Đằng, chỉ được phân bổ năm phút trên
màn hình.
Goodness in the Flames of War miêu tả cuộc đấu tranh của một nhóm phụ nữ Trung Quốc trong bối cảnh chiến tranh Trung-Nhật
|
3. Goodness in the Flames of WarRa mắt vào tháng 9,
Goodness in the Flames of War
có dàn diễn viên hạng A của Trung Quốc gồm Chu Đông Vũ và Diêu Thần. Bộ
phim miêu tả cuộc đấu tranh của một nhóm phụ nữ Trung Quốc trong bối
cảnh chiến tranh Trung-Nhật, doanh thu bán vé chưa tới 5 triệu nhân dân
tệ cho đến nay.
Mở màn vào ngày 3 tháng 9, kỷ niệm 73 năm Trung
Quốc đánh bại Nhật Bản vào năm 1945, bộ phim bị nhạo báng trên mạng là
lấy nước mắt, làm sứt mẻ danh tiếng của Chu Đông Vũ, đã trở thành siêu
sao sau khi ra mắt năm 2010 trong phim
Under the Hawthorn Tree, do Trương Nghệ Mưu đạo diễn.
My War là xuất phẩm đầu tiên của Trung Quốc với cốt truyện về sự tham gia của Trung Quốc trong chiến tranh Triều Tiên
|
4. My WarDo đạo diễn Hồng Kông Bành Thuận chỉ
đạo, bộ phim năm 2016 là xuất phẩm đầu tiên của Trung Quốc với cốt
truyện về sự tham gia của Trung Quốc trong chiến tranh Triều Tiên — một
cuộc xung đột trong đó hàng trăm ngàn binh sĩ Trung Quốc bị chết. Ngay
trước khi công chiếu lần đầu, mạng xã hội Trung Quốc đã kêu gọi tẩy chay
sau khi trailer phim được phát hành. Người dùng Internet cho biết bộ
phim lạc quá xa sự thật.
My War kể về tình yêu và tình
bạn giữa một nhóm thanh niên Trung Quốc đã chiến đấu ở Triều Tiên như
một nghĩa vụ yêu nước. Được thực hiện với chi phí hơn 100 triệu nhân dân
tệ, bộ phim chỉ thu được 36 triệu nhân dân tệ ở phòng vé.
Thành tích kém của League of Gods dẫn đến việc các nhà làm phim tự vấn lương tâm
|
5. League of GodsBộ phim kỳ ảo năm 2016 là một
thất bại khác nữa. Thành tích kém của nó dẫn đến việc các nhà làm phim
tự vấn lương tâm. Mặc dù thu được 280 triệu nhân dân tệ ở phòng vé, vẫn
không đủ bù lại 500 triệu nhân dân tệ các nhà sản xuất đã chi cho việc
sản xuất bộ phim.
League of Gods kể câu chuyện Khương Tử
Nha (do Lý Liên Kiệt đóng) giúp Vũ Vương diệt Trụ (Lương Gia Huy), bạo
chúa bị hồ ly, do Phạm Băng Băng thủ vai, mê hoặc. Bộ phim còn có ngôi
sao Trung Quốc Huỳnh Hiểu Minh và vợ anh, siêu mẫu Angelababy. Bất chấp
dàn diễn viên toàn sao, phim đã bị cư dân mạng chế nhạo là một thất bại sử
thi.
Dịch: © Xuân Phong @Quaivatdienanh.com
Nguồn: South China Morning Post