Thành công của anh là những năm tháng trong quá trình làm phim. Sử dụng
hầu hết l diễn viên không chuyên nghiệp, Fujimoto đã quay bộ phim vào
năm 2014 và hoàn thành tất hậu kỳ vào tháng 4 năm 2017.
Trung thực-với-đời-thật về trải nghiệm của người nhập cư ở Nhật Bản,
Passage of Life
là một phim khó bán cho các nhà phát hành phim ở Nhật, có xu hướng
thích những phim Nhật lấy bối cảnh địa điểm nước ngoài chỉ khi nào có
diễn viên ngôi sao trong nước ở trung tâm. May mắn cho Fujimoto, công ty
sản xuất phim, E.x.N., đã tiếp quản việc phân phối.
Sinh năm
1988 tại Osaka, Fujimoto theo học ngành làm phim tại Đại học Nghệ thuật
Thị giác Osaka. Năm 2012, anh đã đạo diễn phim ngắn đầu tiên của mình,
Psychedelic Family,
được phát hành rộng rãi theo mạch liên hoan phim. Sau khi tốt nghiệp,
anh đến Tokyo, ở những nhà hàng trong khu vực Takadanobaba, anh gặp
những người từ Myanmar, anh nói rằng nhiều người trong số họ “là người
tị nạn hoặc xin tị nạn.” Trong phim của anh, người cha cũng xin cư trú
theo diện tị nạn — và bị từ chối.
“Tôi đưa vào trường hợp này vì
đó là gia đình tiêu biểu có vấn đề đó, nhưng tôi chưa bao giờ coi bộ
phim này là một sự trình bày về vấn đề di cư,” Fujimoto nói. “Đó là một
phim gia đình.”
Kaung 7 tuổi, đứa con lớn trong một gia đình Myanmar có hai người con
|
Phim là câu chuyện về Kaung 7 tuổi, đứa con lớn trong một gia đình
Myanmar có hai người con. Nhận mình là người Nhật, cậu phẫn nộ trước
quyết định của mẹ muốn đưa cậu và em trai trở về Yangon ở với bà con.
Cuối cùng cậu bỏ trốn với ý định bắt máy bay quay lại Nhật Bản. Ròng rã
một ngày đêm lang thang trên đường phố, cậu bé có những cuộc phiêu lưu
và cảm thấy rằng nhà mới của mình có lẽ không tệ chút nào.
“Động
lực ban đầu khiến tôi viết kịch bản là suy nghĩ về việc một đứa trẻ sẽ
vượt qua loại vấn đề đó như thế nào,” Fujimoto nói. “Trên hết tôi muốn
miêu tả điều đó, nhưng tôi không biết gì về mối quan hệ gia đình của
Kaung. Tôi cũng cảm thấy rằng vấn đề gia đình là động cơ chính của cậu
bé ấy. Vì vậy, để viết về trước và sau (cuộc phiêu lưu của Kaung), tôi
phải viết về cậu bé và cha mẹ của cậu ta.
Người viết nói với Fujimoto rằng câu chuyện nhắc nhớ đến bộ phim
Moving,
kiệt tác năm 1993 của Shinji Somai về một cô gái bỏ cha mẹ đã ly dị
trốn vào một khu rừng và có một trải nghiệm, trong một đêm, làm cô thay
đổi sâu sắc. Fujimoto nói với người viết, một cách xin lỗi, rằng anh
chưa xem phim đó.
Người mẹ quyết định đưa hai con trai trở về Yangon
|
“Tôi mừng là mình chưa xem trước khi quay phim này,” anh nói kèm một tiếng cười, “Nếu xem chắc tôi đã gặp rắc rối.”
Kịch bản của bộ phim là sự kết hợp giữa những câu chuyện có thật và trải nghiệm riêng của Fujimoto.
“Điều
đó đặc biệt đúng với những cảnh có mấy đứa trẻ,” anh giải thích. “Tôi
để cho Kaung làm những điều tương tự tôi đã làm khi còn bé. Một ví dụ là
cảnh Kaung xé quần áo của mình trong cơn tức giận và thất vọng. Bản
thân tôi thực sự đã làm vậy.
Đạo diễn đã chọn những cảnh dựa trên
thực tế này vì anh không muốn bộ phim “có cảm giác giống như một phim
truyền hình điển hình.”
“Tôi theo chủ nghĩa hiện thực,” anh nói.
“Nếu tôi khuếch đại kịch tính để khiến cho nó trở nên ‘giống như phim’
hơn, thì cuộc gặp gỡ của tôi với những người đằng sau những câu chuyện
có thật sẽ mất hết ý nghĩa.”
Việc theo đuổi chủ nghĩa hiện thực này cũng mở rộng cho máy quay của
anh. Fujimoto đã sử dụng cảnh quay dài cho hành động trên phim có cảm
giác như phim tài liệu hơn.
“Trong quá trình ghi hình, tôi rất ý
thức điều đó, nghĩ xem làm sao để nắm bắt được hiện thực của một cảnh
bằng máy quay,” anh nói.
Tuy nhiên, anh cho phép một ngoại lệ
đáng kể trong việc theo đuổi tính xác thực: Người mẹ và hai con trai của
bà là một gia đình thực sự, nhưng người cha đã do người ngoài đóng bởi
vì người cha thật đã chọn không tham gia.
“May mắn thay, hóa ra
lại hay,” Fujimoto nói. “Trong câu chuyện có khoảng cách giữa người cha
và người mẹ, bạn không thấy nhiều tình yêu giữa hai người họ. Điều đó sẽ
khó truyền đạt hơn với người cha thực sự.”
Ý định của Fujimoto
là làm một bộ phim có ý nghĩa phổ quát, không chỉ là một bộ phim tập
trung vào tình hình cộng đồng người Myanmar ở Nhật Bản.
Ròng rã một ngày đêm lang thang trên đường phố, cậu bé có những cuộc
phiêu lưu và cảm thấy rằng nhà mới của mình có lẽ không tệ chút nào
|
“Mục tiêu của cả êkíp chúng tôi, nhà sản xuất và tất cả mọi người, là
như vậy,” anh nói. “Tôi muốn mở rộng câu chuyện theo nhiều hướng khác
nhau, để chỉ ra rằng vấn đề của gia đình này cũng có thể xảy ra với các
gia đình bên ngoài cộng đồng người Myanmar — cộng đồng người Philippins
hoặc Indonesia chẳng hạn.”
Passage of Life được làm
trước khi các vấn đề di cư bắt đầu thống trị các tít báo ở châu Âu và
Bắc Mỹ, nhưng nó vẫn thành công trong việc thể hiện những kiểu rào cản
quan liêu mà người ta phải đối mặt. Các quan chức xuất nhập cảnh truy
lùng người cha, một người thậm chí còn bảo ông từ bỏ việc cố gắng lấy
tình trạng tị nạn và trở về nhà. Fujimoto nói rằng người cha thực sự của
gia đình đó phải đối mặt với hoàn cảnh tương tự. “Ông ấy suy sụp,” anh
nói thêm.
Mặc dù đề tài nặng nề, Fujimoto nói rằng trải nghiệm làm phim “thực sự tích cực”.
Với Passage of Life, Akio Fujimoto (phải) nhận giải Spirit
of Asia Award của The Japan Foundation Asia Center tại Liên hoan phim
Tokyo ln thứ 30 năm 2017
|
“Nếu chỉ vì mình thì tôi sẽ không làm phim này, nhưng nhà sản xuất yêu
cầu tôi đến và quay ở Myanmar — đó là sự khởi đầu,” anh nói. “Thậm chí
tôi không biết Myanmar ở đâu. Tuy nhiên, thông qua bộ phim tôi đã thực
hiện này, bây giờ tôi cảm thấy mình có mối quan hệ mạnh mẽ với một quốc
gia khác.”
Dịch: © Xuân Phong @Quaivatdienanh.com
Nguồn: Japan Times