Các khán giả, được chuẩn bị sẵn một cặp kính tương tự, bắt chước hành
động của anh. Điều tiếp sau đó là bộ sưu tập nửa tỉnh nửa mê sẽ cho bạn len
lỏi qua một hang động, lướt qua không trung, và chuyển vùng xung quanh
đống đổ nát — tất cả được thâu tóm trong một lần quay duy nhất, không bị
gián đoạn kéo dài suốt quá trình kết thúc của bộ phim. Đó là một giờ
đầy đặn. Nó khiến bạn khó thở. Bạn sẽ muốn nhiều hơn nữa.
Là người xem phim, chúng ta đã luôn có điều kiện để mong đợi từ phim 3D
là một kiểu cảnh tượng. Một gói hành động, có lẽ, hoặc một màn trình
diễn gây sốc của chủ nghĩa hiện thực. Tuy nhiên, Tất Cống, dân bản xứ 29
tuổi từ Kaili, Trung Quốc, đã viết kịch bản và đạo diễn
Long Day’s Journey,
dự tính kích thích não nhiều hơn là kích thích 3D. Ký ức, như Tất Cống đã
giải thích trong phần hỏi đáp sau khi bộ phim ra mắt tại Liên hoan phim
New York, là những câu chuyện ba chiều của một trải nghiệm trong quá
khứ. Với bộ phim 3D dài, Tất Cống đã tìm cách bắt chước quá trình này,
tạo cảm hứng cho khán giả trong một trạng thái mơ hồ hoàn toàn.
Tất Cống ra mắt lần đầu tiên vào năm 2016 với
Kaili Blues
thơ mộng, trong đó có một đoạn quay không cắt mê hoặc (dài 40 phút).
Với một mức độ tỉ mỉ cực nhọc và nắm bắt tâm trạng thượng thừa,
Long Day’s Journey
tiếp tục tiến sâu vào lãnh địa mới, cân nhắc các câu hỏi về thời gian,
không gian và sự thật được nhúng vào trong quá trình làm phim phức tạp
đến mức gợi nhớ Vương Gia Vệ và Andrei Tarkovsky. Với tác phẩm thứ hai
đáng gờm này từ Tất Cống, cảm giác như thể một bậc thầy xây dựng thế
giới tổng thể mới thực sự đã được sinh ra.
Giống như phim đầu tiên của Tất Cống, phần lớn
Long Day’s Journey
diễn ra trong và xung quanh Kaili, nơi La Hoành Vũ lớn lên nhưng rời đi ở độ thanh xuân; chúng ta bắt đầu khi La tuổi trung niên, tóc muối
tiêu rủ xuống, trở lại thị trấn bởi cái chết của cha mình. Máy
quay lang thang trên những con phố ẩm ướt của Kaili cùng tiếng nói của
La trôi chảy đều đặn, mang đến những hồi tưởng về một quá khứ bí ẩn bao
gồm cái chết của người bạn anh, Wildcat, dưới bàn tay của bọn côn đồ.
Ghé thăm nhà hàng của gia đình, La Hoành Vũ lấy chiếc đồng hồ màu xanh
lá cây bị hỏng trên tường xuống — anh được nghe kể là cha mình thường
ngồi trước mặt chiếc đồng hồ này nhiều giờ liền — để tìm một bức ảnh bị
rách giấu bên trong.
Thế là bắt đầu một bí ẩn đen tối mơ hồ mà
chúng ta chỉ có thể lỏng lẻo đi theo, một bí ẩn xoay quanh tình yêu xa
xăm thuở nào của La với cô gái có vẻ đẹp nguy hiểm Vạn Ỷ Văn (Thang Duy)
là người mà, mặc chiếc váy màu xanh lá cây giống như chiếc đồng
hồ bị hỏng, cũng tương đồng cảm xúc tạm bợ và bị loại bỏ khỏi thời gian.
(Cũng có một cuốn sách màu xanh lá cây của câu chuyện dân gian kỳ diệu
trong đống đồ Vạn Ỷ Văn để lại cho La Hoành Vũ.) La gặp Vạn trên một
chuyến tàu bị dừng lại do lở đất, và mối quan hệ của họ diễn ra với một
loạt các cuộc gặp gỡ trong tầng hầm bị rò rỉ năm 2000. Với phong cách
‘noir’, La Hoành Vũ và Vạn Ỷ Văn thường được quay hoặc từ phía sau, qua kính hoặc phản chiếu trong gương và các hồ nước. Gắn liền với giọng
nói buồn bã của La, những ký ức cách điệu về mối tình lãng mạn di
chuyển trên màn hình như những mảnh kính quyến rũ, mặc dù chúng ta không
bao giờ có thể kết hợp chúng lại với nhau để tạo nên câu chuyện rõ ràng.
Đây là một thế giới bấp bênh mà La sống, nơi thời gian bị vỡ vụn và
không gian biến động và mọi thứ nhăm nhe sụp đổ bất cứ lúc nào. Địa hình
của Kaili dường như không ngừng thay đổi; đài phát thanh và truyền hình
lặp đi lặp lại cảnh báo về các cơn bão sắp xảy ra và lở đất nguy hiểm,
chẳng hạn như vụ đã tạo ra cuộc gặp gỡ của La và Vạn ngay từ đầu. Năm
2000 có ý nghĩa tương tự: thời điểm chuyển giao của thế kỷ là khoảng
thời gian, như có lần La đã nói với Vạn, mà nhiều người tiên đoán tận
thế. Tuy nhiên, ngày tận thế không bao giờ đến, La nhắc Vạn một cách
trấn an — mặc dù đồng hồ bị hỏng, mưa có bao giờ thôi rơi, và những câu
chuyện về những cuốn sách màu xanh tuyệt vời gợi ý rằng cặp đôi này đã
bị lỗi nhịp thời gian.
Bộ phim có đầy các chi tiết nhỏ như thế
này, những thứ được giới thiệu, biến mất, và sau đó xuất hiện lại dưới
nhiều dạng: tóc nhuộm đỏ, táo, nước, bay, bóng bàn, chỉ nêu một vài thứ.
Những manh mối đó không dẫn đến bất cứ nơi nào chính xác, mà phục vụ
với vai trò họa tiết để kết hợp bộ phim như một tác phẩm nghệ thuật
lập dị kèm theo. Khi một tiếng đồng hồ 3D cuối cùng của bộ phim đến,
chúng ta được dịch chuyển nhưng không bị lạc lối; các biểu tượng quen
thuộc gắn kết chúng ta trong thế giới của Tất Cống giống như các yếu tố
từ cuộc sống thực của chúng ta xuất hiện trong một giấc mơ.
Đưa vào chuyến đi cuối cùng, giàu trí tưởng tượng đó rõ ràng là rủi ro. Nhìn chung,
Long Day’s Journey
có một sự mê hoặc, đôi khi có hiệu quả tối đa, và kết thúc với một cú
quay kéo dài một giờ không vội vã, chứng tỏ Tất Cang đã sẵn sàng như thế
nào. Nhưng khi máy quay đưa La Hoành Vũ qua đêm mơ hồ, gặp gỡ mọi người và
những nơi từ quá khứ của mình (và cả của chính chúng ta) trên đường đi,
chúng ta rơi vào một thế giới ảm đạm, mà ngay từ đầu, có thể cảm thấy xa
lạ và bất ổn — nhưng, cuối cùng, ta không muốn rời đi.
Dịch: © Ngô Bình @Quaivatdienanh.com
Nguồn: The Daily Beast