Câu chuyện hai cô gái từ một đoàn kinh kịch Thiệu Hưng những năm
1990 cùng yêu một họa sĩ: Uông Dương (trái) trong vai Thùy Thiều và Giản
hân trong vai Ngân Tâm
|
“Những nhân tố kinh kịch Thiệu Hưng, cũng như đạo cụ từ văn hóa truyền
thống Trung Quốc, như quạt và tranh thủy mặc, tất cả đều đóng góp vào sự
thi vị trong bộ phim này,” đạo diễn phát biểu tại buổi ra mắt ở Bắc
Kinh ngày 4/3. Bà nói thêm rằng bà mong những nhân tố đó sẽ mang lại cho
khán giả cảm giác lãng mạn.
Kinh kịch Thiệu Hưng là một phần
quan trọng xuyên suốt bộ phim, cho thấy loại hình nghệ thuật này và các
nghệ sĩ của nó chật vật để tồn tại ở Trung Quốc hiện đại. Phim trình
diễn 11 trường đoạn kinh kịch Thiệu Hưng, dài 20 phút trong tổng thời
lượng phim, thể hiện vẻ đẹp của kinh kịch, nhưng cũng phục vụ một chức
năng khác: Khi quay những trường đoạn kinh kịch này, các nhà sáng tạo bộ
phim nhận ra họ không cần sử dụng dẫn chuyện vì ý nghĩa sâu sắc và biểu
hiện đã được bao gồm trong đó. Hơn nữa, các trường đoạn đó còn thu hút
hơn so với những màn độc thoại trước đó.
Công Dục Thiện, một họa sĩ sống nội tâm và đa sầu đa cảm, do Trịnh Vân Long thủ vai
|
Bộ phim được chuyển thể từ tiểu thuyết
Ái tình Tây Hồ của nhà
văn Vương Húc Phong, người đoạt Giải thưởng Văn học Mao Thuẫn danh giá
của Trung Quốc. Câu chuyện, cũng khám phá chủ đề “giới tính thứ ba”,
diễn ra tại “Liễu lãng văn oanh”, một trong 10 cảnh quan nổi tiếng của
Tây Hồ ở Hàng Châu, tỉnh Chiết Giang.
Mang một số nét giống với bộ phim kinh điển Trung Quốc trước đó
Bá vương biệt Cơ
(1993) của Trần Khải Ca, cũng kể câu chuyện tình bi thảm của những
người biểu diễn kinh kịch. Nhưng như nhà sản xuất điều hành Đằng Tỉnh
Thụ đã chỉ ra,
Liễu lãng văn oanh được kể qua góc nhìn của một nữ đạo diễn, suy ngẫm tình yêu và cảm lưu luyến của cô.
Nữ
diễn viên Uông Dương vào vai nhân vật chính Thùy Thiều, một nghệ sĩ
biểu diễn kinh kịch trong đoàn. Là người gốc Chiết Giang, từ nhỏ Uông
Dương đã chịu ảnh hưởng kinh kịch Thiệu Hưng. Trong hai tháng, cô đã học
được 11 đoạn kinh kịch Thiệu Hưng kinh điển, dành toàn bộ thời gian cho
việc học và luyện tập, hoàn thành một nhiệm vụ gần như bất khả thi.
Mang một số nét giống với bộ phim kinh điển Trung Quốc trước đó Bá vương biệt Cơ (1993) của Trần Khải Ca, cũng kể câu chuyện tình bi thảm của những người biểu diễn kinh kịch
|
“Tôi phải lòng vai diễn này ngay lập tức. Khi tôi gặp đạo diễn (trong bộ
phim), tôi nói với cô rằng tôi đã đợi 10 năm để đóng vai này. Tôi là
Thùy Thiều. Sự theo đuổi nghệ thuật, đam mê và nỗi ám ảnh của cô ấy y
hệt tôi,” Uông Dương nói.
Nữ diễn viên chính khác, Giản Hân, đóng
vai Ngân Tâm trong phim, là một nghệ sĩ mới. “Nhân vật của vai diễn này
rất khác với tôi. Cô ấy biết mình muốn gì. Cô ấy dũng cảm và rất thực
tế. Quả là thách thức đối với tôi khi thể hiện một vai diễn như vậy,”
Giản Hân nói.
Nhân vật nam chính, Công Dục Thiện, một họa sĩ
sống nội tâm và đa sầu đa cảm, do Trịnh Vân Long thủ vai. Đây là vai
diễn màn ảnh rộng đầu tiên của anh, trước đó anh mới chỉ tham gia diễn
kịch sân khấu và nhạc kịch. “Khi thực hiện bộ phim này, tôi đã 30 tuổi.
Đó là thời điểm tôi muốn thử một thứ gì đó khác,” Trịnh Vân Long nói.
Anh đã thắng giải Nam diễn viên mới xuất sắc nhất cho màn thể hiện của
mình trong
Liễu lãng văn oanh tại Liên hoan phim người Mỹ gốc Trung 2021 ở Los Angeles.
Nữ diễn viên Uông Dương đã học 11 đoạn kinh kịch Thiệu Hưng kinh
điển trong hai tháng, hoàn thành một nhiệm vụ gần như bất khả thi
|
Liễu lãng văn oanh đã nhận được nhiều lời khen ngợi sau khi
trình chiếu tại nhiều liên hoan phim và sự kiện khác nhau, đồng thời là
tác phẩm tranh giải Kim Tước tại Liên hoan phim quốc tế Thượng Hải 2021.
Phim được khởi chiếu ở Trung Quốc từ ngày 5/3.
Dịch: © Ngô Bình @Quaivatdienanh.com
Nguồn: China.org.cn