Phim do Kiyotaka Oshiyama đạo diễn và chuyển thể, anh cũng thiết kế nhân
vật và tự mình vẽ hơn một nửa các khung hình hoạt hình chính. Sự tận
tâm đó đã được đền đáp xứng đáng trong dự án phim ngắn nhưng hấp dẫn
này.
Hai người bạn gắn bó với nhau vì tình yêu chung dành cho nghệ thuật,
nhưng khi bi kịch ập đến, một trong hai người có cơ hội hỏi “nếu như”
trong tác phẩm Look Back của Kiyotaka Oshiyama
|
Look Back mở đầu với cảnh học sinh tiểu học Ayumu Fujino (do
Yuumi Kawai lồng tiếng) nhận sự khen ngợi dành cho bộ truyện tranh hài
hước của mình, được xuất bản trên tờ báo học sinh hàng tuần của trường.
Fujino giả vờ khiêm tốn, nhưng rõ ràng cô bé rất tự hào về bản thân. Tất
cả đã thay đổi khi cô bé nhìn thấy bộ truyện tranh do Kyomoto (Mizuki
Yoshida) viết, một học sinh mắc chứng sợ giao tiếp xã hội không thể đến
trường học trực tiếp.
Bị choáng ngợp (và có phần ghen tị) với
tài năng của Kyomoto, Fujino quyết định nỗ lực gấp đôi và theo đuổi cuộc
sống nghệ thuật toàn thời gian — đôi khi khiến bạn bè và gia đình cô bé
phải phiền lòng.
Cuối cùng, hai họa sĩ được đưa đến với nhau và
hóa ra Kyomoto là fan lớn của những trò đùa và nhân vật dễ thương của
Fujino cũng như Fujino hâm mộ những hình minh họa phức tạp của Kyomoto.
Hai người quyết định hợp tác và cùng nhau sáng tác một bộ manga, với mục tiêu trở thành họa sĩ chuyên nghiệp khi vẫn còn đi học
|
Hai người quyết định hợp tác và cùng nhau sáng tác một bộ manga, với mục
tiêu trở thành họa sĩ chuyên nghiệp khi vẫn còn đi học. Hợp tác này
không chỉ thành công, được đưa lên trang của một tạp chí manga lớn mà
Fujino còn giúp Kyomoto thoát khỏi vỏ bọc của mình và bước vào thế giới
rộng lớn hơn. Tuy nhiên, không phải là không có xung đột, đặc biệt là
khi Kyomoto quyết định đi học trường nghệ thuật, đe dọa tương lai của bộ
manga và tình bạn giữa hai người.
Cho đến thời điểm đó,
Look Back kể
chuyện hay nhưng câu chuyện từ cạnh tranh thành tình bạn và niềm vui và
nỗi thất vọng khi làm việc với người khác thì không đặc biệt độc đáo.
Nhưng khi bi kịch xảy ra,
Look Back lại có thêm một lớp hoàn toàn khác, một giả định sâu sắc dưới dạng kịch bản du hành thời gian theo phong cách
Sliding Doors.
Đây
là một câu chuyện cảm động, cũng rất thú vị khi xem nhờ cách sử dụng
hoạt hình uyển chuyển, mềm mại của đạo diễn Oshiyama. Những cảnh đầu đưa
bộ truyện tranh tiểu học của Fujino vào cuộc sống hoạt hình, cho chúng
ta trực tiếp đi vào bên trong trí tưởng tượng của cô.
Hợp tác này không chỉ thành công, được đưa lên trang của một tạp chí
manga lớn mà Fujino còn giúp Kyomoto thoát khỏi vỏ bọc của mình và bước
vào thế giới rộng lớn hơn
|
Trong những cảnh khác, chúng ta biết được nhiều hơn về cảm xúc của các
nhân vật thông qua những chuyển động tinh tế hơn là lời thoại — đặc biệt
phù hợp với một bộ phim về những điều không nói ra. Khi bật thành lời,
lòng kiêu hãnh của Fujino thường khiến cô nói ngược lại với những gì cô
đang nghĩ, một kỹ thuật viết kịch bản mang lại cảm giác nhân vật đau đớn
thực sự.
Dù chỉ dài chưa đến một tiếng đồng hồ, dù phát hành giới hạn ở Nhật Bản,
Look Back đã thu về hơn một tỉ yen kể từ giữa tháng 7, cùng sự khen ngợi nồng nhiệt của giới phê bình.
Trang tin Nhật Bản
Mantan Web đã phỏng vấn Oshiyama về thành công của
Look Back,
và vì bộ phim xoay quanh hai nữ sinh trẻ theo đuổi ước mơ trở thành họa
sĩ truyện tranh, nên cuộc phỏng vấn Oshiyama cũng xoay quanh suy nghĩ
của anh về các họa sĩ hoạt hình — già và trẻ — và thái độ cạnh tranh cần
có để trở thành một họa sĩ thành công.
“Tôi cố tình để lại những đường nét trông giống người vẽ,” Oshiyama
nói. “Những đường nét chứa đựng cảm xúc của nghệ sĩ, ý chí muốn vẽ nên
một thứ gì đó. ... Đây có thể là lần cuối cùng chúng tôi có thể làm điều
này”
|
Anh cũng chia sẻ vấn đề gây chia rẽ về lập trình AI để tạo ra tác phẩm
nghệ thuật và hoạt hình và ý nghĩa của điều này đối với những người làm
việc trong ngành hoạt hình ngày nay. “Đây có lẽ là lần cuối chúng ta còn
có thể làm vậy được,” đạo diễn phim hoạt hình anime
Look Back về sự trỗi dậy của AI.
“Tôi
cố tình để lại những đường nét trông giống người vẽ,” Oshiyama nói.
“Những đường nét chứa đựng cảm xúc của nghệ sĩ, ý chí muốn vẽ nên một
thứ gì đó. Nếu bạn can lại và làm trông giống máy móc, thông tin trong
các nét vẽ sẽ bị mất. Tôi đã cố gắng hiển thị các đường nét trực tiếp
trên màn hình. [...] Vì việc tạo ra những hình ảnh đẹp bằng AI ngày càng
dễ dàng hơn, tôi nghĩ những đường nét do con người vẽ vẫn có chỗ đứng.
Ngay cả khi AI bắt chước con người và tái tạo các bản phác thảo thô, thì
đó cũng chỉ là một thiết kế. Nó sẽ là đồ giả. Các đường nét có ý nghĩa
vì chúng được con người vẽ ra. Đây có thể là lần cuối cùng chúng tôi có
thể làm điều này, nhưng điều đó có giá trị. Nên mới gắn với sự khen ngợi
dành cho những người sáng tạo.”
Cảnh biểu tượng nhìn từ phía sau Ayumu Fujino
|
Đầu cuộc phỏng vấn, Oshiyama đã nói về quá trình suy nghĩ khi miêu tả
các nhân vật của Fujimoto trong phim hoạt hình, chẳng hạn cảnh biểu
tượng nhìn từ phía sau Ayumu Fujino — một cảnh quay có trong đoạn giới
thiệu hình ảnh đầu tiên của bộ phim. Tuy nhiên, những cử chỉ nhỏ nhưng
thực tế như Fujino ngọ nguậy khi vẽ manga của cô ấy được tạo ra để làm
cho các nhân vật có cảm giác sống động.
“Tôi theo đuổi một mức
độ hiện thực vốn không thường đạt được trong hoạt hình,” Oshiyama nói.
“Tôi đã cố gắng khác biệt hóa và thể hiện sự mới lạ bằng cách cố tình
thể hiện những thứ thường bị bỏ qua trong hoạt hình. Một ví dụ là cảnh
quay dài ở đầu phim. Gãi bụng, bắt chéo khuỷu tay, duỗi người. Trong
hoạt hình, những cử động này có vẻ là những chi tiết không cần thiết
không ảnh hưởng đến câu chuyện, còn tôi cố gắng miêu tả chi tiết cuộc
sống thường ngày.”
Đạo diễn Kiyotaka Oshiyama (phải) cùng Mizuki Yoshida (Kyomoto) và Yuumi Kawai (Fujino) tại sự kiện ra mắt Look Back
|
Oshiyama tiếp tục mạch suy nghĩ này bằng cách bình luận về cảnh Fujino
nhảy dưới mưa: “Tôi cố gắng thể hiện bản sắc hoạt hình trong một số ít
hành động trong phim này. Fujino, cho đến thời điểm đó chưa từng bộc lộ
cảm xúc trong lòng, giờ đây để cảm xúc bùng nổ cùng cơ thể, bất kể người
khác nghĩ gì. Đây là một màn trình diễn rất nghệ sĩ; cô ấy cảm thấy xấu
hổ trước mặt người khác và không thể cởi mở bộc lộ cảm xúc. Có lẽ tôi
cũng khá tự ti và ý thức được cách người khác nhìn mình.”
Dịch: © Yên Khuê - Ngô Bình @Quaivatdienanh.com
Nguồn: Japan Times và Comic Book Resources