Cùng nhớ lại hai phim dã sử chiến tranh mà các đạo diễn Hồng Kông làm ở Trung Quốc.
Dàn diễn viên sáng giá, Lưu Đức Hoa đối đầu với Maggie Q và Hồng Kim Bảo dẫn chuyện, giúp
Three Kingdoms: Resurrection of the Dragon /
Tam quốc chí: Rồng tái sinh thành công. Những cảnh võ thuật thắp sáng
God of War /
Đãng khấu phong vân, một số có sự tham gia của Hồng Kim Bảo.
Sau
năm 2000, các đạo diễn Hồng Kông đã từ bỏ nỗ lực làm nên tên tuổi ở
Hollywood và đổ xô đến Trung Quốc Đại lục để tận dụng các quy tắc hợp
tác làm phim còn lỏng lẻo.
Lưu Đức Hoa trong một cảnh phim hợp tác sản xuất giữa Hồng Kông và Trung Quốc Tam quốc chí: Rồng tái sinh.
Phim sử thi chiến tranh năm 2008 này do Lý Nhân Cảng đạo diễn và có
Maggie Q cùng sự góp mặt của Hồng Kim Bảo, kể lại câu chuyện từ tiểu
thuyết kinh điển Tam quốc diễn nghĩa của Trung Quốc
|
Các bộ phim sử thi quy mô lớn chiếm ưu thế vì chi phí sản xuất tương đối
thấp, nhiều thắng cảnh đẹp và nguồn cung ứng diễn viên quần chúng dồi
dào.
Hai phim
Red Cliff /
Xích bích của Ngô Vũ Sâm và
The Warlords /
Thống lĩnh
của Trần Khả Tân là đỉnh cao của thể loại này, nhưng còn nhiều phim
khác nữa. Cùng nhớ lại hai phim dã sử chiến tranh khác mà các đạo diễn
Hồng Kông làm ở Trung Quốc.
Three Kingdoms: Resurrection of the Dragon / Tam quốc chí: Rồng tái sinh (2008)Tiểu thuyết 100 chương hồi
Tam quốc diễn nghĩa thế kỷ 14 đã được khai thác nhiều lần cho các bản chuyển thể điện ảnh và truyền hình.
Hồng Kim Bảo (trái) trong vai La Bình An và Lưu Đức Hoa trong vai Triệu Tử Long
|
Vì thế đạo diễn Hồng Kông Lý Nhân Cảng phải được ghi nhận vì đã cố gắng
làm điều khác biệt trong bản chuyển thể năm 2008 này từ một trong những
câu chuyện trong tiểu thuyết.
Để làm mới câu chuyện, đạo diễn Lý
quyết định tập trung vào dũng tướng Triệu Tử Long (Lưu Đức Hoa), nhân
vật chưa bao giờ là trung tâm trong các phiên bản màn ảnh trước đây của
bộ tiểu thuyết. Hơn nữa, ông đã tạo ra một nhân vật mới, La Bình An —
một kiểu John Falstaff của Trung Quốc, do Hồng Kim Bảo đóng — làm người
kể chuyện.
“Triệu Tử Long vẫn là bất bại cho đến trận Phụng Minh Sơn, vào cuối đời,” Lý Nhân Cảng nói với
South China Morning Post
năm 2008. “Khi bị vây hãm trên chiến trường, ông nhìn lại cuộc đời và
những chiến tích của mình. Cuộc đời ông phản ánh rõ ràng cho câu nói
trong sách: có lên ắt có xuống.”
Cảnh hành động và võ thuật trong phim được Hồng Kim Bảo, diễn viên
Hồng Kông kỳ cựu Nguyên Đức và một đội ngũ trợ lý khổng lồ dàn dựng
|
Câu chuyện lấy bối cảnh thời Tam Quốc (220 đến 280 sau Công nguyên), một
giai đoạn đẫm máu trong lịch sử Trung Hoa cổ khi ba nước, Ngụy, Thục
Hán và Ngô, tiến hành chiến tranh. Câu chuyện bắt đầu khi Triệu Tử Long
(Lưu Đức Hoa) và La Bình An (Hồng Kim Bảo) kết bằng hữu và tòng quân
nước Thục.
Triệu Tử Long thăng tiến trở thành dũng tướng, trong
khi La Bình An ghen tị đứng ngoài. Đoạn kết phim thấy Triệu tướng quân
bị vị vua mà mình phò tá đặt vào thế trận khó khăn và bị bạn đồng liêu
phản bội vì đố kỵ.
Lý Nhân Cảng, nổi tiếng với vai trò đạo diễn phim
Black Mask
của Lý Liên Kiệt, chưa từng làm phim sử thi bao giờ, nhưng đã làm xứng
tay cho nhân vật khó này. Cân bằng tốt giữa các cảnh cá nhân và các đại
cảnh chiến đấu, vì vậy dễ dàng quan tâm đến nhân vật và số phận của họ.
Màn nhập vai xuất sắc của diễn viên có tuổi Lưu Đức Hoa, đã mang đến
cảm xúc và sự tôn nghiêm cho vị anh hùng hảo hán chịu nhiều xúc xiểm
|
Phần lớn nhờ vào màn nhập vai xuất sắc của diễn viên có tuổi Lưu Đức
Hoa, đã mang đến cảm xúc và sự tôn nghiêm cho vị anh hùng hảo hán chịu
nhiều xúc xiểm này.
“Đây là câu chuyện rất nổi tiếng, tôi lấy làm
lo lắng,” Lưu Đức Hoa nói trong một cuộc phỏng vấn. “Có ba góc nhìn về
Triệu Tử Long: am hiểu chuyên môn của sử gia, cách người bình thường như
chúng ta nhớ đến ngài và nhân vật của ông trong một trò chơi điện tử
phổ biến. Tôi không thể thỏa mãn tất cả, vì vậy tôi chỉ cố gắng trung
thành với kịch bản.”
Lý Nhân Cảng nói từ nhỏ ông đã thuộc làu câu chuyện này, khi nghe cha kể chuyện trích từ
Tam quốc diễn nghĩa.
Lý Nhân Cảng trong lần phỏng vấn với South China Morning Post năm 2009
|
Theo
South China Morning Post, đạo diễn Lý từng viết một tác phẩm phân tích văn học về cuốn tiểu thuyết này. “Nếu tôi chỉ có thể làm một phim trong đời,
Tam Quốc sẽ là phim mà tôi khao khát làm,” vị đạo diễn nói.
Cảnh
hành động và võ thuật trong phim được Hồng Kim Bảo, diễn viên Hồng Kông
kỳ cựu Nguyên Đức và một đội ngũ trợ lý khổng lồ dàn dựng. Các trận
chiến mang phong cách hiện đại, cắt cảnh nhanh và nhiều góc quay, nhưng
Hồng Kim Bảo đảm bảo khán giả luôn nhìn thấy các động tác võ thuật cá
nhân. Hiệu ứng đặc biệt được sử dụng trong hành động, nhưng không chiếm
ưu thế.
Maggie Q chứng tỏ là sự bổ sung thú vị cho dàn diễn
viên, thủ vai kẻ thù của Triệu Tử Long, nữ tướng Tào Anh. Maggie Q diễn
xuất như một phiên bản Lâm Thanh Hà ngày nay, tạo dáng ấn tượng, trông
rất tuyệt và diễn viên đóng thế thể hiện hầu hết các pha đánh nhau.
Maggie Q diễn xuất như một phiên bản Lâm Thanh Hà ngày nay
|
Nữ diễn viên chứng tỏ cô không phải là “bình hoa” di động. Cô gây ấn
tượng sâu sắc trong vai nữ tướng, một vai diễn khá tinh tế; mặc dù dữ
dội, Tào Anh luôn đòi hỏi chiến đấu công bằng.
“Tôi đến dự án này
như một người ngoài cuộc, không thực sự hiểu lịch sử, không nói được
ngôn ngữ và không có bất kỳ kinh nghiệm nào,” Maggie Q nói trong một
phỏng vấn. “Vì vậy, tôi phải gác lại ‘Maggie’ một thời gian và thực sự
tin mình là nữ tướng này. Đây có lẽ là phim gay go nhất nhất mà tôi đã
từng đóng cho đến nay.”
Huyền thoại võ thuật Địch Long, đóng một vai thứ chính, dễ dàng tái hiện các vai anh hùng ông từng đóng thời trẻ.
Maggie Q trong một cảnh phim Tam quốc chí: Rồng tái sinh
|
God of War / Đãng khấu phong vân (2017)Trần Gia Thượng thường nói những bộ phim trinh thám ly kỳ của mình là phim chiến tranh trá hình, và trong
First Option năm 1996, ông đã miêu tả các hành động của đơn vị cảnh sát đặc nhiệm như của quân đội.
Từ
nhỏ đạo diễn Trần đã đam mê các cảnh chiến đấu — ông từng kể với phóng
viên khi còn bé ông thích dàn dựng các trận chiến bằng đồ chơi mô hình
lính Airfix.
Trần Gia Thượng, một trong những đạo diễn đa tài
nhất thập niên 1990, đã thực hiện các phim kỳ ảo cổ trang ở mức trung
bình, chẳng hạn
The Four /
Tứ đại danh bổ trong những năm 2000. Nhưng ông không có cơ hội làm phim sử thi chiến tranh hoành tráng cho đến
Đãng khấu phong vân năm 2017.
Trần Gia Thượng (giữa) chỉ đạo Triệu Văn Trác (trái) và Hồng Thiên Minh (phải) trên trường quay Đãng khấu phong vân
|
Xuất phẩm hợp tác sản xuất có quy mô lớn giữa Hồng Kông và Trung Quốc
này dựa trên câu chuyện cũ mòn về một vị tướng bảo vệ bờ biển Chiết
Giang trước cướp biển Nhật Bản vào thế kỷ 16.
“Sau hơn một thập kỷ không mấy nổi bật trong lĩnh vực sáng tạo, đạo diễn Hồng Kông Trần Gia Thượng trở lại với
Đãng khấu phong vân,
một trong những phim hay nhất trong sự nghiệp của ông,” Derek Elley —
chuyên gia điện ảnh châu Á cũng là một chuyên gia phim sử thi Hollywood —
viết trên sino-cinema.com.
“Tính chân thực gai góc và thoại tốt, thay vì do hiệu ứng hình ảnh và kỳ ảo,
Đãng khấu phong vân cho thấy đạo diễn Trần vẫn đầy sức sáng tạo,” Derek Elley nói thêm.
Hồng Kim Bảo trong vai một vị tướng thất bại
|
Các cảnh chiến đấu, do Tần Bằng Phi và đạo diễn hành động dày dạn kinh
nghiệm Kenji Tanigaki dàn dựng, được thể hiện xuất sắc. Nhưng các đoạn
xen giữa lịch sử kéo dài làm chậm nhịp phim.
“Thời lượng hai giờ chín phút,
Đãng khấu phong vân
của đạo diễn Trần là một bộ phim hành động cổ trang đáng ngưỡng mộ
nhưng đôi khi mất đi sức hấp dẫn bởi những cảnh không cần thiết,” biên
tập viên điện ảnh của
South China Morning Post, Edmund Lee, viết trong một bài bình luận năm 2017.
Đãng khấu phong vân hưởng lợi nhờ Triệu Văn Trác trong vai Thích Kế Quang, vị tướng biến quân lính nhà Minh thành một lực lượng chiến đấu mạnh mẽ.
Triệu Văn Trác trong vai tướng Thích Kế Quang
|
Triệu Văn Trác được ca ngợi là Lý Liên Kiệt mới vào những năm 1990, thay thế Lý Liên Kiệt trong hai phim
Once Upon a Time in China /
Hoàng Phi Hồng và có màn trình diễn đáng kinh ngạc trong phim võ thuật bị đánh giá thấp
The Blade /
Tuyệt đao của Từ Khắc.
Nhưng
sự nghiệp điện ảnh của Triệu Văn Trác không cất cánh lúc đó, rồi anh đã
làm nên tên tuổi trong phim bộ truyền hình võ thuật.
Trong phim
này, ở tuổi 45, Triệu Văn Trác một lần nữa bước vào hào quang, cho thấy
anh vẫn có thể sử dụng kiếm tốt, và nắm đấm còn tốt hơn.
Yasuaki Kurata trong vai samurai Nhật Bản là thủ lĩnh băng hải tặc
|
Màn tỷ thí bằng giáo cổ điển của Triệu Văn Trác với Hồng Kim Bảo, trong
vai thứ chính là một tướng thất bại ở phần đầu phim, là một trong những
điểm sáng. Nhưng đỉnh cao là trận cuối giữa anh và diễn viên gốc Nhật
Yasuaki Kurata. Họ bắt đầu bằng kiếm, sau đó chuyển sang dao găm và đấu
tay không.
Như hầu hết các phim sử thi chiến tranh được sản xuất ở Trung Quốc Đại lục,
Đãng khấu phong vân mang thông điệp chủ nghĩa dân tộc, thúc đẩy chủ đề đoàn kết toàn dân trước khó khăn.
Các cảnh chiến đấu, do Tần Bằng Phi và đạo diễn hành động dày dạn kinh nghiệm Kenji Tanigaki dàn dựng, được thể hiện xuất sắc
|
Tuy nhiên,
Đãng khấu phong vân đặc biệt ở chỗ nó có một số
người Trung Quốc phản bội trong băng hải tặc, cũng như biến thủ lĩnh hải
tặc người Nhật của Kurata — một tướng quân giả làm hải tặc — trở thành
con người có danh dự.
Dịch: © Minh Phát @Quaivatdienanh.com
Nguồn: South China Morning Post