Vào một đêm mùa thu năm 1992, mẹ của Lý Đông Mai qua đời sau khi sinh đứa con gái thứ năm.
Khi Đông Mai 12 tuổi đi học về, em thấy mẹ nằm im trên chiếu trong gian chính, cơ thể, tay và móng tay bê bết máu. Em lau rửa cho thân thể lạnh như
băng của mẹ và thay quần áo.
Trong 27 năm kể từ đó, Lý Đông Mai cảm thấy niềm tin vào cuộc đời sụp
đổ. Khi cô sống với sợ hãi và lo lắng, nỗi đau mất mát theo cô như một
cái bóng.
Cho đến năm 2019, Lý Đông Mai đã đạo diễn bộ phim
Mama. Nhìn lại bảy ngày cuối cùng trong cuộc đời của mẹ, cô đã dùng bộ phim để nói với bản thân 12 tuổi của mình: “Đừng sợ.”
Tháng 10 năm ngoái,
Mama
đã thắng giải thưởng Fei Mu phim hay nhất tại Liên hoan phim quốc tế
Pingyao, được tổ chức ở miền bắc Trung Quốc. Sau đó vào tháng 2 năm nay,
Lý Đông Mai trở thành đạo diễn Trung Quốc đầu tiên thắng được Giải
thưởng ra mắt quốc tế Ingmar Bergman tại Liên hoan phim Gothenburg ở
Thụy Điển. Gọi bộ phim là “điện ảnh thuần túy”, tuyên bố của ban giám
khảo cho biết: “Khán giả chìm vào một trải nghiệm nhập vai, gợi cảm và
thiền định — hết mức mà nghệ thuật điện ảnh có thể hy vọng.”
Đối
với Lý Đông Mai, bộ phim là cách để tưởng nhớ và vĩnh biệt mẹ cô, cũng
là sự an ủi và hòa giải với chính mình. Cô gái từng không chịu lớn lên
cuối cùng đã bắt đầu trưởng thành.
Cảnh phim tái hiện lần cuối cùng Lý Đông Mai nhìn thấy mẹ mình còn
sống là vào một ngày chủ nhật trong bữa ăn mì mướp tại nhà bà ngoại ở
trấn Phúc Điền, huyện Vũ Sơn
|
Mẹ không còn nữaMột buổi tối ở huyện Vu Sơn, vùng nông
thôn gần thành phố Trùng Khánh. Tiếng côn trùng và tiếng chim chóc tràn
ngập bầu không khí u ám, tối tăm.
Bốn người đàn ông khiêng một
chiếc cáng, cẩn thận đi xuống núi. Cáng lắc lư và kêu cót két. Hầu như không nhìn thấy người nằm bên
dưới lớp vải trắng, chỉ có hai bàn chân thò ra
ngoài.
Người trên cáng vừa sinh cô con gái thứ năm. Dây rốn
đã đứt, nhưng nhau thai không ra. Bà đỡ nói bà không thể làm gì được.
Bốn người hàng xóm đã được gấp rút gọi tới để đưa người mẹ mới sinh con đó tới bệnh viện
huyện.
Tuyến đường đưa họ băng qua những khu rừng rậm bên sườn
đồi và vượt qua những con đường ngập nước, ngoằn ngoèo. Ông bà nội đi
sau, tay cầm đèn pin trông như đom đóm nhảy múa trong bóng đêm.
Những khoảnh khắc cuối cùng về mẹ của nhân vật chính Xiaoxian trong phim. Mẹ của Lý Đông Mai qua đời cũng y như thế
|
Sau hơn hai giờ, cuối cùng họ cũng đến bệnh viện. Người mẹ không thể cứu
được. Mắt đã nhắm lại, bà nằm trên cáng. Mấy người đàn ông ngồi bệt,
ngồi xổm và đứng xung quanh, lặng lẽ hút thuốc nhìn bà. Cuối cùng thì họ
khiêng bà trở về theo đường cũ.
Trong
Mama, đây là những khoảnh khắc cuối cùng về mẹ của nhân vật chính Xiaoxian. Mẹ của Lý Đông Mai qua đời cũng y như thế.
Lần
cuối cùng Lý Đông Mai nhìn thấy mẹ mình còn sống là vào một ngày chủ
nhật trong bữa ăn mì mướp tại nhà bà ngoại ở trấn Phúc Điền, huyện Vũ
Sơn. Trong khi ăn, mẹ nhắc cô học hành chăm chỉ. Sau bữa tối, như
thường lệ, mẹ tiễn cô quay trở lại trường học, Lý Đông Mai ở nội trú
suốt tuần.
Ông bà ngoại của Lý Đông Mai sống gần bệnh viện. Mẹ cô
đã định sinh con ở đó, nhưng một người họ hàng nói sinh con ở nhà ngoại
thì xui xẻo lắm, vì vậy, hai ngày trước khi lâm bồn, mẹ của Đông Mai
trở về ngôi làng nơi bà và gia đình chồng sống.
Bà ngoại 89 tuổi của Lý Đông Mai xuất hiện trong phim với tư cách là
một người hàng xóm. Bằng cách này, Lý Đông Mai hy vọng sẽ cho bà ngoại
cơ hội gặp lại khuôn mặt người con gái đã khuất
|
Vào ngày mẹ Lý Đông Mai sinh con, Li Li, em gái cô, lúc đó 8 tuổi,
đang ngủ ở nhà ông bà nội kế bên. Mới sáng sớm đã nghe tiếng bà nội
khóc. Đã xảy ra chuyện chẳng lành.
Rất nhiều người đến, và cô bé
Li Li thậm chí không thể nhìn thấy mẹ vì quá đông. Một lúc sau, Lý Đông
Mai về, đẫm nước mắt. Em gái 4 tuổi của cả hai hết khóc một lúc rồi lại
chơi. Em gái thứ tư, chưa tròn 1 tuổi và đang ở nhà người khác, cũng
được đưa về.
Cha họ về tới nhà vào ngày hôm sau. Ông đã nhận được
điện tín khi đang làm việc trên một công trường xây dựng ở Thần Nông
Giá, thuộc tỉnh Hồ Bắc lân cận, và đã khóc trên đường về nhà. Ông bắt xe
khách đến một thị trấn trên sông Dương Tử, sau đó đi thuyền ngược dòng
đến Vũ Sơn rồi lên một chiếc xe tải chở than về trấn. Từ đó, ông đi bộ
hai tiếng đồng hồ mới về đến nhà.
Ba cô con gái lớn quây bên ông,
ôm lấy cha và khóc. Khi ông chạy lên đồi, quan tài vợ ông đang được hạ
huyệt. Không thể nhìn mặt bà lần cuối, ông nằm trên nấm mồ khóc rồi được
người ta dìu về nhà.
Một bức ảnh gia đình Lý Đông Mai (đứng cuối), em gái thứ ba (hàng
thứ hai, bìa trái), và các em họ. Ảnh này được chụp không lâu khi mẹ cô
qua đời
|
Về đến nhà, ông mới biết sau khi sinh, vợ ông đã hỏi là trai hay gái.
Khi bà nghe nói đứa trẻ mới sinh lại là con gái — không phải đứa con
trai bà mong đợi — bà đã tức giận đến mức bắt đầu tự đấm mình. Kết quả
là, nhau thai không ra. Sau khi được đưa đến bệnh viện huyện, bà đã chết
trên bàn mổ ở tuổi 36.
29 năm sau, vào một đêm trời trong, cha
của Lý Đông Mai ngồi trong nhà mình ở trung tâm thành phố Trùng Khánh.
Gió lạnh thổi qua, người đàn ông 70 tuổi rơm rớm nước mắt và miêu tả cái
chết của vợ mình là một thảm kịch do “y tế lạc hậu” và sống ở “vùng sâu
vùng xa”.
“Bác sĩ nói bà ấy đến quá muộn; bà ấy lẽ ra đã
được cứu nếu nhau thai được cắt để thoát máu ra ngoài, hoặc có xe đưa bà
đến đó (sớm hơn),” ông nói.
Ký ứcLý Đông Mai biết
rất ít về quá khứ của mẹ mình, nhưng cô nhớ bà ngoại nói mẹ cô lớn
lên trong nghèo khó. Khi mẹ cô chưa tròn 1 tuổi, bà ngoại đặt em bé
trong nôi và thỉnh thoảng cho con ăn chút cơm trong căng tin nơi bà
ngoại làm đầu bếp.
Trong ký ức của Lý Đông Mai, mẹ cô luôn bận rộn với việc sinh con.
Mỗi lần mang thai, bà lại bắt đầu băn khoăn không biết lần này là trai
hay gái
|
Mẹ của Lý Đông Mai là con cả trong gia đình bốn người con và có ba em
trai. Sau khi tốt nghiệp trung học cơ sở, bà dạy ở trường mẫu giáo làng
vài năm. 19 tuổi, một người mai mối giới thiệu bà với người chồng hơn
năm tuổi. Mặc dù chỉ đi học có hai ba năm, nhưng ông rất thông minh và
biết đọc biết viết. Cả hai rất hợp nhau và thường xuyên đến nhà nhau ăn
uống, đỡ đần công việc và trò chuyện. Ba năm sau, họ kết hôn.
Lý
Đông Mai sinh vào mùa đông năm 1979. Đó là một ca sinh tự nhiên, và cô
trông giống hệt mẹ mình: khuôn mặt giống nhau, giọng nói giống nhau và
thậm chí là cả đôi chân cũng giống. Cô bé khá được cưng chiều vì là con
đầu lòng. Ký ức của cô về mẹ có phần mờ nhạt — tóc ngắn, ít nói và bận
rộn với công việc đồng áng, cho lợn ăn, nấu nướng và lo việc gia đình.
Đôi
khi bố cô về nhà ăn tối cùng với một nhóm người. Những lần như vậy là
những dịp hiếm hoi mẹ cô trở nên rối, và bà sẽ gọi các con gái giúp nấu
nướng. Tuy nhiên, bố cô không có ở nhà thì thường xuyên hơn. Ông từng
làm kế toán cho một hồ chứa và một nhà máy chè, quản lý một mỏ than và
trưởng thôn.
Không giống người cha có tinh thần tự do, mẹ cô
không mấy khi cười. Ngoại lệ hiếm hoi là vào một mùa đông khi bố cô ở
nhà và cả gia đình vui vẻ ăn cùng nhau — lần đó mẹ cô cười rạng rỡ.
Lý Đông Mai từng hỏi mẹ: “Tại sao mẹ phải có con trai? Có chuyện gì
không ổn với bọn con?” Cô không nhớ mẹ cô có trả lời hay không
|
Có hơn 1.000 người sống trong làng vào thời điểm đó, và hầu hết các gia
đình đều có ít nhất một bé trai. Lý Đông Mai nghe đồn có gia đình, khi
thấy đứa trẻ mới sinh là con gái, sẽ dìm đứa bé trong xô nước — kết quả
của văn hóa chuộng con trai và chính sách một con.
Cha và ông nội
của Lý Đông Mai đều là con trai duy nhất trong gia đình và họ muốn có
con trai để nối dõi tông đường — điều mà theo quan niệm truyền thống,
chỉ đàn ông mới có thể làm được. Dân làng cứ lời ra tiếng vào rằng gia đình Lý
Đông Mai không có con trai nên cha mẹ cô sẽ không có ai chăm sóc khi họ
về già. Mẹ cô thậm chí đã cãi nhau với mọi người vì chuyện này.
Trong
ký ức của Lý Đông Mai, mẹ cô luôn bận rộn với việc sinh con. Mỗi lần
mang thai, bà lại bắt đầu băn khoăn không biết lần này là trai hay gái.
Khi Lý Đông Mai được hơn một tuổi, mẹ cô lại mang thai. Nghĩ rằng đó lại
là con gái, bà đã phá bỏ đứa bé, để rồi phát hiện ra đó là bé trai.
Quyết
tâm sinh con trai, mẹ Lý Đông Mai đã mang thai thêm nhiều lần nữa. Em
gái Li Li cũng suýt bị bỏ nhưng vẫn sống sót. Để tránh bị cán bộ kế
hoạch hóa gia đình phát hiện, gia đình đôi khi đưa Li Li đến nhà người
khác trốn vài ngày. Ba cô em gái khác đều có trải nghiệm tương tự.
Ngay từ khi còn nhỏ, Lý Đông Mai đã cảm thấy mình khác biệt so với mọi người
|
Tuy nhiên, mẹ vẫn quan tâm các con gái. Đôi khi các em làm bà tức giận,
bà sẽ giơ cao cái môi và dọa đánh chúng, nhưng không bao giờ đánh. Bố và
ông bà nội cũng rất tốt với mấy chị em.
Nhưng trong tiềm thức,
Lý Đông Mai cảm thấy “mọi chuyện sẽ tốt hơn nếu tôi là con trai.” Gánh
nặng hơn những đứa trẻ khác, cô cảm thấy mình bị cướp mất sự vô tư.
Cô
từng hỏi mẹ: “Tại sao mẹ phải có con trai? Có chuyện gì không ổn với
bọn con?” Lý Đông Mai không nhớ mẹ cô có trả lời hay không.
Sau mất mátSau khi mẹ cô qua đời, Lý Đông Mai nói với cha: “Con sẽ hiếu thảo với cha, như một đứa con trai.”
Nhưng
cha cô đã biến mất. Năm sau ông đi làm ăn xa, ở tỉnh Quảng Đông, miền
nam Trung Quốc. Lúc đầu, ông viết thư, nhưng cuối cùng không thấy nữa,
và nhiều người nói ông đã chết.
Ở trường tiểu học, cô luôn đứng đầu lớp. Điểm số của cô bắt đầu giảm vào năm cha cô mất tích
|
Bảy năm trôi qua ông mới về nhà. Ông giải thích với các con gái rằng ông
ra đi vì nợ nần và muốn kiếm tiền trang trải cho việc học của chúng.
Không
có bố và mẹ ở bên, hai cô em gái út bị gửi đến nhà người khác. Ba đứa
lớn sống với ông bà nội, thường xuyên quấy khóc về đêm.
Li Li
thấy chị gái của mình đã thay đổi. Từng là một cô bé tinh nghịch và cứng
đầu, nhưng sau khi mẹ qua đời, Lý Đông Mai rất dễ nổi nóng. Mỗi khi Lý
Đông Mai cười, Li Li và em gái cô cảm thấy như thể mặt trời đang tỏa
sáng. Nhưng khi cô có tâm trạng tồi tệ, chúng phải hết sức dè chừng.
Lý
Đông Mai nhớ lại cảm giác như thể cô bị một trận cuồng phong cuốn vào
góc tường. “Cảm giác an toàn của bạn sụp đổ ngay lập tức,” cô nói. “Bạn
sợ mọi người có thể rời bỏ bạn bất cứ lúc nào — bạn sợ sẽ mất đi thứ gì,
bởi vì bạn đã gặp kiểu mất sạch đột ngột đó.”
Ông bà ngoại của Lý Đông Mai sống gần bệnh viện. Mẹ cô đã định sinh
con ở đó, nhưng một người họ hàng nói sinh con ở nhà ngoại thì xui xẻo
lắm, vì vậy, hai ngày trước khi lâm bồn, mẹ của Đông Mai trở về ngôi
làng nơi bà và gia đình chồng sống
|
Nhiều năm sau khi mẹ cô qua đời, Lý Đông Mai thậm chí không dám nghĩ về
chuyện đã xảy ra. Mỗi khi lên đường đi thăm mộ mẹ, cô cảm thấy đầu ong
ong và nỗi đau buồn dâng lên trong cô. Cô đặc biệt ghen tị với những đứa
trẻ còn mẹ. Ở trường trung học cơ sở, một trong những người bạn cùng
lớp của cô có mẹ nằm liệt giường nhiều năm. Cô bé luôn trông buồn bã,
nhưng Lý Đông Mai nói với bạn, “Bạn thật may mắn! Bạn vẫn có thể nói
chuyện với mẹ và nhìn thấy bà, và thậm chí bà vẫn có thể nói chuyện với
bạn.”
Bà ngoại đã an ủi cô. Bà là một người phụ nữ nhỏ thó, thất
học, mồ côi mẹ khi chưa tròn ba tuổi. Nhiều thập kỷ sau, bà lại chứng
kiến con gái mình chết. Nhưng bà vẫn kiên cường sống.
Vài năm
trước, Lý Đông Mai đưa một số bạn bè về nhà để quay phim bà mình. Khi
tiễn cháu, máy quay đã bắt được biểu cảm của bà: bà mếu máo và nước mắt
tuôn rơi. Nhưng bà nhanh chóng lấy tay bịt miệng và bình tĩnh nói lời
tạm biệt. Cảnh tượng khiến Lý Đông Mai vô cùng xúc động. Cô nhận ra rằng
chính sự kiên cường của bà ngoại đã cho cô sức mạnh.
Bà ngoại là một người phụ nữ nhỏ thó, thất học, mồ côi mẹ khi chưa
tròn ba tuổi. Nhiều thập kỷ sau, bà lại chứng kiến con gái mình chết.
Nhưng bà vẫn kiên cường sống. Chính sự kiên cường của bà ngoại đã cho Lý
Đông Mai sức mạnh
|
Có một cảnh trong phim
Mama, người bà ngồi xuống và cố nhấc cái
sọt lớn đầy rau lang. Sau nhiều lần cố gắng, cuối cùng bà quỳ xuống và
nhấc chiếc sọt lên bằng tất cả sức lực của mình. Lý Đông Mai nhớ về bà
ngoại như thế đó — dù có thế nào bà cũng không bao giờ bỏ cuộc.
Bà
ngoại 89 tuổi của Lý Đông Mai xuất hiện trong phim với tư cách là một
người hàng xóm. Khuôn mặt đầy nếp nhăn, bà phe phẩy cái quạt bằng lá cọ
và đến gần “con gái” mình. Hai người họ ngồi cạnh nhìn nhau. Bằng cách
này, Lý Đông Mai hy vọng sẽ cho bà ngoại cơ hội gặp lại khuôn mặt người
con gái đã khuất.
Bà ngoại cô qua đời khi phim đóng máy.
Tìm kiếmNhiều năm sống trong khao khát khiến Lý Đông Mai phải tìm kiếm một lối thoát.
Ở
trường tiểu học, cô luôn đứng đầu lớp. Điểm số của cô bắt đầu giảm vào
năm cha cô mất tích, và cô phải học lại một năm trung học cơ sở trước
khi vượt qua kỳ kiểm tra để học ngành giáo dục mầm non. Sau tốt nghiệp,
cô trở lại thị trấn để dạy Văn, được sự động viên của các thầy cô.
29 năm sau, vào một đêm trời trong, cha của Lý Đông Mai 70 tuổi rơm
rớm nước mắt miêu tả cái chết của vợ mình là một thảm kịch do “y tế lạc
hậu” và sống ở “vùng sâu vùng xa”
|
Sau đó, cô tham gia khóa học nghề về văn học Anh và Mỹ, quay trở lại
giảng dạy, rồi theo đuổi bằng cử nhân. Cuối cùng, cô mở một số trường
mẫu giáo. Ở tuổi 30, cô đã kiếm được một triệu nhân dân tệ đầu tiên
(155.000 USD). Cô mua túi xách và quần áo hàng hiệu, nhưng vẫn có điều
gì đó không ổn.
“Tôi không tìm kiếm sự xác nhận bên ngoài, hay sở
hữu đồ đạc đẹp đẽ… mà là sự hoàn thiện bản thân,” Lý Đông Mai giải
thích, bởi vì “có quá nhiều nỗi đau bên trong tôi và tôi có quá nhiều
câu hỏi về cuộc sống.”
Ngay từ khi còn nhỏ, Lý Đông Mai đã cảm
thấy mình khác biệt so với mọi người. Cô không quan tâm những chuyện
giống bạn bè cùng lớp, thay vào đó thích nghe những câu chuyện tội ác
hoặc chiến tranh từ ông cô và một người hàng xóm lớn tuổi. Lúc khoảng 11
tuổi, cô đọc cuốn tiểu thuyết thế kỷ 19
Anna Karenina của Tolstoy, đó là cuốn sách mà nhân vật chính Xiaoxian của cô đọc trên giường trong bộ phim
Mama. Đó là khoảng thời gian hạnh phúc cuối cùng mà Lý Đông Mai có thể nhớ được trước khi mẹ cô qua đời.
Ở
tuổi 31, cô quyết định theo học ngành điện ảnh dù chưa có kinh nghiệm
trong lĩnh vực này và chỉ biết tên của một số ít đạo diễn. Ai cũng nghĩ
ước mơ quá xa vời nhưng cô quyết tâm thực hiện không ngại ngần.
Cha và ông nội của Lý Đông Mai đều là con trai duy nhất trong gia đình và họ muốn có con trai để nối dõi tông đường
|
Năm 2011, Lý Đông Mai bay đến Australia. Không lâu sau khi đến đó, cô
xem một bộ phim của Iran có một cô gái thấy không hiểu nổi tại sao gia
đình mình lại muốn có con trai đến vậy. Câu chuyện đó đánh trúng tâm lý
của cô — cô nhận ra mình không phải là người duy nhất trên thế giới cảm
thấy khó hiểu như vậy. Cô phát hiện phim ảnh có sức mạnh kết nối mọi
người và giúp cô bớt cảm thấy cô đơn.
Sau một năm học điện ảnh
căn bản, cô được nhận vào trường Cao đẳng Nghệ thuật Victoria tại Đại
học Melbourne. Hầu hết bạn cùng lớp của cô vẫn còn ở tuổi thiếu niên và
lớn lên cùng phim ảnh, trong khi cô bị sốc khi lần đầu tiên khi bước vào
trường quay màn hình xanh.
Cô đã tìm ra ngách cho mình trong
công việc viết kịch bản. Khi giáo sư hỏi tại sao cô lại theo học ngành
điện ảnh, Lý Đông Mai nói cô muốn kiếm thật nhiều tiền để thành lập quỹ
chăm sóc sức khỏe sinh sản cho phụ nữ nông thôn Trung Quốc. Bằng cách
đó, cô hy vọng sẽ giúp được những phụ nữ như mẹ cô đã qua đời, Lý Đông
Mai tin rằng, vì mẹ cô đã không đến bệnh viện để kiểm tra sức khỏe sớm
hơn.
Năm 2013, Lý Đông Mai trở về quê hương cùng với hai sinh viên để thực hiện bộ phim tài liệu có tựa đề
When the Time Stops.
Họ đã phỏng vấn ba phụ nữ kinh nghiệm xung quanh việc sinh sản: một phụ
nữ thai mới 17 tuổi mang thai bảy tháng thì thai bị chết lưu; một người
có con gái chết vài ngày sau khi sinh vì một tai nạn; và một phụ nữ
khác đã ba lần phá thai vì thai con gái.
The Corn is Flower, bộ phim ngắn tốt nghiệp đem về cho Lý Đông Mai giải thưởng đạo diễn xuất sắc nhất và quay phim xuất sắc nhất của trường
|
Sau khi quay phim, Lý Đông Mai mới biết ra là hiện nay hầu hết phụ nữ
nông thôn ở Trung Quốc đều đến bệnh viện để khám thai và sinh con. Thảm
kịch xảy ra với mẹ cô giờ gần như đã trở thành dĩ vãng. Ý tưởng thành
lập quỹ tan biến.
Kể từ đó, Lý Đông Mai đã làm viêc trong một số
dự án phim chính kịch, phim ly kỳ và phim ngắn. Một chủ đề nhất quán là
khám phá về sự sống và cái chết — cái chết của chính mẹ cô ẩn hiện rất
rõ trong nền tác phẩm của cô.
Lần đầu tiên cô được công nhận là đạo diễn vào năm 2015 khi quay bộ phim ngắn tốt nghiệp
The Corn is Flower.
Bộ phim kể câu chuyện một ông già nằm liệt giường trong một ngôi
làng. Phẫn nộ với gánh nặng về ông, các con ông quyết định loại bỏ ông
bằng cách dội nước xuống cổ họng và giữ đầu ông ngửa ra sau. Tác phẩm đã
đem về cho Lý Đông Mai giải thưởng đạo diễn xuất sắc nhất và quay phim
xuất sắc nhất của trường.
Sau khi tốt nghiệp Đại học Melbourne,
Lý Đông Mai theo học tại Học viện Điện ảnh Bắc Kinh thêm sáu tháng.
Trong vài năm sau đó, cô đã làm việc không ngừng nghỉ — viết bốn kịch
bản với tổng số gần 100.000 từ tiếng Trung.
Lý Đông Mai trên trường quay Mama [Ảnh: Lý Đông Mai]
|
Một chủ đề mà cô không bao giờ dám động đến là cái chết của mẹ mình. Năm
2018, bước qua tuổi 40, cuối cùng cô cũng tìm được sức mạnh: “Sau bao
nhiêu năm trốn tránh, đã đến lúc phải đối mặt.”
Ghi hìnhLý Đông Mai mất nửa năm viết kịch bản
Mama,
cô ở ẩn trong một tứ hợp viện yên tĩnh của một người bạn. Cô cảm thấy
như thể mình đang liên tục di chuyển giữa việc viết câu chuyện của chính
mình và viết về cuộc sống của một cô gái trẻ trong trí tưởng tượng của
cô.
Không lâu trước khi phim khởi quay, số tiền mà các nhà đầu tư
hứa hẹn vẫn chưa đến. Đầu tư mạo hiểm là một lựa chọn, nhưng cô không
muốn chờ đợi. Lúc đó nhiều người bảo cô rằng cô sẽ không thể làm được.
Cuối
cùng, em gái áp út của cô đã kết hợp đồng bảo hiểm lấy 150.000 nhân dân
tệ làm vốn khởi nghiệp. Phim bắt đầu quay vào tháng 8/2019 và kéo dài
một tháng. Đoàn phim gồm khoảng 40 người, trong đó Lý Đông Mai đảm nhận
thêm vai trò nhà sản xuất, gọi vốn thêm trong khi quay. Các diễn viên
đều là dân làng sống gần đó.
Bốn diễn viên chính trong Mama. Tất cả đều nghiệp dư, đến từ các làng lân cận [Ảnh: Lý Đông Mai]
|
Lý Đông Mai là người theo chủ nghĩa tối giản. Đối với cô, càng ít chuyển
cảnh càng tốt và không nên di chuyển máy ảnh trừ khi thực sự cần thiết.
Những người khác phải chật vật để hiểu quan niệm thẩm mỹ của cô. Người
biên tập đầu tiên đã bỏ cuộc vì kiệt sức; người thứ hai muốn bắt đầu
lại, cảm thấy các cảnh mọi người ăn, ngủ và đi bộ quá dài.
Theo
cách Lý Đông Mai nhìn nhận, nếu “ăn” chỉ kéo dài vài giây trên màn ảnh,
thì điểm nhấn chỉ là hành động. Tuy nhiên, nếu có đủ thời gian, khán giả
bắt đầu cảm thấy “Tôi ở ngay đó với họ, cùng lúc và trong cùng một
không gian,” cô nói. Một phong cách tường thuật nhập vai như thế này
vượt ra ngoài ngôn ngữ và logic.
Sau bản cắt đầu tiên, Lý Đông
Mai mời các em và một số bạn bè cùng xem. “Họ nghĩ phim thực sự khác
biệt,” cô nói. “Họ không chắc thực ra là khác biệt gì.” Những người khác
trong ngành chỉ trích phong cách của cô là sáo rỗng và thúc giục cô cắt
thời lượng phim từ 134 xuống 90 phút.
Nhưng Lý Đông Mai không dao động: “Tôi chỉ quay được mỗi cách này.”
Gặp gỡ phiên bản trẻ của mìnhCha cô vẫn chưa xem bộ phim.
Lý Đông Mai trên phim trường Mama [Ảnh: Lý Đông Mai]
|
Sau khi từ Quảng Đông trở về, ông làm việc trong mỏ than của Futian cho
đến khi nghỉ hưu. Ông đã tái hôn và không dành nhiều thời gian cho các
con gái.
Nhiều năm qua, Lý Đông Mai đã cố gắng hết sức làm con
gái ngoan, đưa bố và mẹ kế của cô đi nghỉ ở Thành Đô gần đó, Thâm Quyến
và thậm chí là Australia. Mỗi lần cha cô đổ bệnh, cô đều đi cùng ông đến
bệnh viện và chăm sóc ông. Cô cũng để ý lời ăn tiếng nói khi ở bên ông
để tránh làm ông tức giận.
Hai cha con không bao giờ nói về mẹ cô, tránh chủ đề này sợ làm phiền người kia, và cũng vì sợ làm buồn lòng chính mình.
Nhưng
trước khi phim bắt đầu quay, cha cô đã vặn hỏi: “Tại sao con phải làm
bộ phim này khi có rất nhiều chủ đề khác mà con có thể quay?”
Lý
Đông Mai trả lời: “Nói đến nỗi đau người ta có thái độ khác nhau. Hầu
hết mọi người đều quay lưng lại, nhưng con muốn đối mặt trực tiếp với
nó.”
Lý Đông Mai nhận giải thưởng của cô từ Liên hoan phim Gothenburg [Ảnh: Lý Đông Mai]
|
Cô cảm thấy giờ đây mình đã mạnh mẽ hơn. Không còn trốn chạy quá khứ, cô
kiên định với lý tưởng của mình và vượt qua nhiều khó khăn trong quá
trình quay phim. Quan trọng hơn, cô bày tỏ tri ân dành cho mẹ. “Giờ đây,
mọi người không chỉ nhìn thấy mẹ tôi mà còn thấy nhiều người khác giống
như bà.”
Phản hồi tích cực đầu tiên dành cho bộ phim đến từ
Marco Mueller, cựu giám đốc nghệ thuật của Liên hoan phim Venice và đồng
sáng lập Liên hoan phim quốc tế Pingyao. Ông nghĩ rất nhiều về
Mama, gọi bộ phim là “chủ nghĩa hiện thực mới”. Sau đó,
Mama
được chọn chiếu tại Liên hoan phim Venice và Liên hoan phim quốc tế
Busan Hàn Quốc; đã giành được giải thưởng tại Pingyao và Liên hoan phim
Gothenburg.
Vào ngày thực hiện bài viết này, tin
Mama
thắng giải thưởng tại Gothenburg vừa được công bố. Lý Đông Mai mở trang
mạng xã hội WeChat của cô cho thấy cô đăng lại tin tức với hàng trăm
lượt thích. Gương mặt cô thoáng nét ngây thơ trẻ con: “Trước đây, tôi
chưa bao giờ có nhiều lượt thích như vậy — tôi không thể tin vào mắt
mình. Trời ơi.”
Cảnh từ Mama với Xiaoxian và em gái soi đèn cho người mẹ đã khuất
|
Khen ngợi và được công nhận khiến cô hạnh phúc, nhưng sự hài lòng lớn
hơn đến từ bên trong. Lý Đông Mai nói: “Cô bé 12 tuổi đang đứng lau xác
mẹ, cho mẹ được sạch sẽ, chưa bao giờ được người khác nhìn thấy hay an
ủi. Bây giờ tôi có cách này để nói với cô bé ấy: Tôi thấy em, tôi ở
đây, tôi ở đây với em.”
Dịch: © Ngô Bình @Quaivatdienanh.com
Nguồn: Sixth Tone