New York chưa bị một gã kẹo dẻo khổng lồ tàn phá. Chưa từng có nỗ lực
đánh cắp từ Pháo đài Knox hay phòng chứa tiền ở Bellagio. Không có chó
cũng không có trẻ sơ sinh biết nói và cũng chưa phải lo lắng về thảm họa
thây ma sống sớm xảy ra.
Điện ảnh luôn xuất sắc trong việc đưa người ta thoát khỏi hiện thực, với
những cốt chuyện không tưởng thách đố những kỳ vọng hợp lý và những
định luật khoa học.
Tuy nhiên, có lúc điều bạn thấy trên màn bạc
là một tấm gương phản ánh cuộc sống hiện đại nhiều năm sau đó. Công
nghệ, chính trị và cả những khía cạnh trần tục của sự tồn tại hàng ngày
trong thế giới phim ảnh có thể mang tính dự báo kỳ lạ.
Mười trong số nhiều phim đã nắm bắt chính xác những dự đoán tương lai bao gồm:
1. Americathon (1979)
Khủng hoảng nợ và nguy cơ Mỹ bị tụt hạng tín nhiệm đã được nhìn thấy
trước từ năm 1979 trong bộ phim hài thường bị xem thường này, có một dàn
diễn viên đồng đều gồm John Ritter, Harvey Korman, Meat Loaf, Tommy
Lasorda, Jay Leno và Elvis Costello.
Americathon là một
trong những phim được ưa chuộng đã không được phát hành lại từ ngày có
băng VHS. Lạ thay, bộ phim có phần ngớ ngẩn này - về một chương trình
quyên góp từ thiện đặc biệt trên truyền hình được tổ chức nhằm giải cứu
quốc gia bị phá sản - lại cực kỳ chính xác với rất nhiều điểm thắt nút
lạ thường (so với thời đó).
Trong số đó có:
* Ý tưởng nước Mỹ bên bờ vực phá sản, với đồng tiền bị mất giá không thể khắc phục được và nợ nần chí tử.
* Sự suy giảm sản xuất dầu của Mỹ.
*
Trung Quốc trở thành một sức mạnh kinh tế toàn cầu nhờ chuyển hướng
kinh tế thị trường sau sự tan rã của Liên Xô thời kỳ hậu chiến tranh
lạnh.
* Một công ty nhỏ bé, không ai biết tới, Nike (mã chứng khoán:
NKE), lại trở thành một tập đoàn đa quốc gia. Một sự cường điệu trên
phim, có lẽ, nhưng vẫn là một dự đoán táo bạo về việc công ty này có thể
trở nên lớn đến mức nào.
2. Frankenstein (1931)
Các nhà khoa học chưa tìm ra suối hồi xuân hay làm cho người chết sống lại vốn là trường hợp quái vật của Frankenstein.
Quái
vật điện ảnh năm 1931 này (giống bản gốc trong tiểu thuyết năm 1818) là
một tác phẩm chắp vá các phần cơ thể lại với nhau. Trong thời hiện đại
hơn, cấy ghép bộ phận đã trở nên phổ biến.
Đưa việc cấy ghép bộ
phận tiến xa thêm, các nhà khoa học đang ở điểm chuyển tiếp của việc kéo
dài cuộc sống con người bằng cách tạo ra các bộ phận cơ thể nhân tạo.
3. Forbidden Planet (1956)
Những phim như
Forbidden Planet năm 1956 này từ lâu đã dồi dào
tưởng tượng với tầm nhìn về rôbô. Một hình dung kém thân thiện hơn đã
xuất hiện sau đó, khi những phim như
Westworld năm 1973 và
Blade Runner năm 1982 cho thấy những con người bằng chất dẻo này có thể hết sức xấu xa.
Rôbô trong
Forbidden Planet thân thiện hơn - rôbô Robbie, cũng được thể hiện trong phim truyền hình
Lost in Space - đã dần dần đi vào cuộc sống thật nhiều năm nay.
Ở
Nhật, người ta có thể mua Wakamaru, một rôbô có kích cỡ bằng người thật
có thể sử dụng làm người phụ giúp, người trông nhà, hoặc để làm bạn với
trẻ em.
Chúng ta còn có Roomba, một anh chàng tí hon biết quét và hút bụi sàn nhà và "cắt cỏ tự động".
4. 2001: A Space Odyssey (1968)
Nhiều điều được hứa hẹn trong tác phẩm hợp tác giữa Arthur C. Clarke và
Stanley Kubrick năm 1968 này đều không đạt. Chẳng những hãng hàng không
Pan Am không còn tồn tại; mà dù nó có còn tồn tại đi nữa chúng ta cũng
sẽ không nhảy lên tàu vũ trụ của hãng này ở sân bay.
Mặc dù phim
đã thất bại trong việc là một dự đoán đáng tin cậy về cuộc sống đời
thường ở tương lai, phim đã ghi điểm đậm bằng một trong những tạo tác
tuyệt vời nhất của nó. Siêu máy tính HAL 9000 có khả năng tri giác và
mặc dù vậy (hay là bởi vì vậy) tính cách và trí thông minh của cỗ máy
này trở nên điên loạn.
Nhiều năm sau đó, có lẽ chúng ta vẫn chưa
có siêu máy tính có tri giác, nhưng chúng ta đang tiến gần tới điều được
tiên đoán qua miêu tả về HAL. Có lẽ không có gì đáng ngạc nhiên, nên
biết phim đã thuê Marvin Minsky, giám đốc đồng sáng lập của MIT
Artificial Intelligence Laboratory, làm tư vấn.
Siêu máy tính
Deep Blue của IBM đã hạ vô địch cờ vua thế giới Garry Kasparov năm 1996.
Đầu năm này, máy tính Watson của IBM cũng khuất phục những thí sinh
trong các tập đặc biệt của trò chơi truyền hình Jeopardy. Các nhà nghiên
cứu Nhật Bản đã tạo ra các rôbô làm việc nhà như giặt quần áo, pha thức
uống. Máy tính có thể chưa biết tự suy nghĩ, nhưng chúng rất giỏi giả
vờ như vậy.
5. Real Life (1979)
Đây là chứng thực cho năng lực dự đoán của diễn viên và nghệ sĩ hài Albert Brooks rằng bộ phim
Real Life
năm 1979 của ông, một phim đồng dạng với phim tài liệu về một gia đình
rối loạn chức năng, dù có những điều vô lý thì phim vẫn chưa thấm tháp
gì khi so với bãi lầy chương trình truyền hình thực tế tràn lên sóng
nhiều năm sau đó.
Bộ phim của Brooks là, phần lớn nội dung, sự nhái lại loạt phim truyền hình đột phá hồi năm 1973 của kênh PBS
An American Family
trong đó gia đình nhà Loud sống ở California cho phép họ gần như chỉ
trừ lúc ngủ thì mỗi giây phút sống đều lên phim suốt cả năm. Bộ phim gần
như tài liệu này đã đưa đến kết quả gây tranh cãi lẫn một tỷ suất người
xem kinh khủng. Phim đã khai sinh ra các chương trình truyền hình thực
tế thời nay.
6. Star Trek: The Motion Picture (1979)
Loạt phim khoa học viễn tưởng
Star Trek - trong vô số phiên bản
truyền hình và màn bạc - thực hiện một sứ mệnh tư duy trước về việc
chúng ta sẽ sống, sẽ làm việc, và chết như thế nào ở tương lai.
Để
thu hẹp những điềm báo trước này, chúng ta sẽ tập trung vào việc phim
đã nhìn thấy trước sự lên ngôi của điện thoại thông minh (smartphone) và
máy tính bảng chính xác như thế nào. Từ phiên bản đầu tiên của loạt
phim này, khi máy tính cá nhân và điện thoại di động chỉ là chuyện hoang
đường, chúng ta đã có "tricorder", một thiết bị truyền thông và máy vi
tính cầm tay.
Tới lúc
Thế hệ kế tiếp (
The Next Generation)
lên tàu không gian U.S.S. Enterprise, Picard và phi hành đoàn của ông
đã sử dụng PADD, tức là Personal Access Display Device (Thiết bị hiển
thị truy cập cá nhân), một siêu máy tính bảng đã dự báo, có lẽ thế, cơn
nghiện iPad của Apple (mã chứng khoán: AAPL) hiện nay, BlackBerry
PlayBook của Research in Motion (mã chứng khoán: RIMM) và những thứ cùng
loại.
Một phim khoa học giả tưởng kinh điển khác năm 2005,
The Hitchhiker's Guide to the Galaxy
- mặc dù trước đó nó là phim truyền hình, tiểu thuyết và chương trình
phát thanh - cũng thấy trước sự tiến hóa/cuộc cách mạng trong lĩnh vực
máy tính cá nhân khi tác giả Douglas Adams và những nhà làm phim tiếp
sau đã đưa ra một bách khoa toàn thư liên ngân hà vừa trong lòng bàn tay
bạn.
7. Back to the Future Part II (1989)
Phần thứ hai trong bộ ba phim đưa người hùng của chúng ta, Marty McFly,
đến năm 2015, và điều đặc biệt thú vị là đời sống thường nhật quá sức
đơn điệu.
Tàu không gian có lẽ vẫn chưa thay thế ván trượt, chúng
ta cũng chưa cấy chip thẻ tín dụng vào ngón cái và bọn trẻ mới lớn đua
đòi thời trang cũng chưa mặc quần túi lộn ra ngoài.
Nhưng bộ phim
có dự đoán rằng, một ngày nào đó, Miami sẽ có đội bóng chày riêng - và
một Giải thế giới. Và một dự đoán táo bạo vào lúc đó, giờ đã thấy trên
các bảng quảng cáo rồi, rằng Việt Nam trở thành một điểm đến của du
lịch.
Thậm chí còn hơn cả sấm truyền, tay nghiện video game Marty
bị sốc khi phát hiện ra cần điều khiển đã được xếp xó trong các tiệm
bán đồ cổ. Trong tương lai, các trò chơi sử dụng hoặc điều khiển vô
tuyến (một khẩu súng tương tự hệ thống Wii xuất hiện sau đó hàng mấy
thập kỷ) hoặc cử động cơ thể (chẳng hạn Kinect của Microsoft).
Nếu
anh chàng Marty mà đăng ký bằng sáng chế ý tưởng lúc anh ta quay về
những năm 1980, thì anh ta đã thành Phù thủy tin học rồi.
8. Total Recall (1990)
Nhân vật Quaid của Arnold Schwarzenegger băng qua hệ thống an ninh sân bay trong phim hành động giả tưởng năm 1990
Total Recall,
ý định bạo động của anh ta lập tức bị phát hiện. Một hình ảnh chụp cắt
lớp cho thấy anh ta mang súng trong khu vực phòng chờ lên tàu con thoi
liên hành tinh.
Suốt cảnh đó, chúng ta cũng thấy nguyên cả gia
đình "bộ xương" lên tàu - chồng, vợ, các con, và một em chó - diễu hành
qua chốt kiểm tra an ninh.
Chúng ta có thể suy ra rằng một số
nhân viên Ban kiểm tra an ninh vận chuyển (Transportation Security
Administration - TSA) đã nắm bắt hình ảnh này, chuyển từ an ninh trên
phim thành hàng đoàn hành khách hàng không đi qua thiết bị chụp cắt lớp
toàn thân.
9. Face-Off (1997)
Giả thuyết kỳ cục nhưng có tính giải trí của bộ phim
Face-Off -
do John Travolta và Nicolas Cage đóng chính dưới sự chỉ đạo của đạo
diễn huyền thoại Hồng Kông Ngô Vũ Sâm - đó là một cảnh sát và một tội
phạm hoán đổi nhân dạng, lừa hết mọi người xung quanh, qua một cuộc phẫu
thuật hoán đổi khuôn mặt hai người họ.
Tháng 3/2010, một nhóm
bác sĩ người Tây Ban Nha đã thực hiện thành công việc cấy ghép toàn bộ
khuôn mặt cho một bệnh nhân bị thương trong một vụ nổ súng. Các bác sĩ
phẫn thuật Pháp tiếp nối thành công đó vào cuối năm với một ca ghép mặt
kể cả chức năng mi mắt và tuyến lệ. Cả hai nỗ lực này là nhờ có những
nghiên cứu ghép mặt tiên phong do Cleveland Clinic tiến hành.
Hồi
tháng 3 năm nay, một nhóm bác sĩ phẫu thuật tại Brigham and Women's
Hospital ở Boston đã thực hiện thành công ca ghép toàn bộ khuôn mặt kéo
dài 17 tiếng đồng hồ (bệnh nhân thậm chí còn lấy lại được khứu giác).
Bệnh viện này trước đây đã thực hiện ghép mặt một phần vào năm 2009.
10. Minority Report (2002)
Bộ phim do Tom Cruise đóng chính này nói về cảnh sát trong một tương lai
gần sử dụng thuật tiên tri để tiên đoán tội phạm - và theo đó mà ngăn
chặn - chứng tỏ sự nhận thức trước rất liên quan đến công nghệ mới.
Giao
diện máy vi tính điều khiển bằng điệu bộ - trong đó hình ảnh ba chiều
và dữ liệu đưa vào vị trí bằng cử động cánh tay - không hề khác gì "môi
trường vận hành không gian" mà các kỹ sư ở Oblong Industries, Los
Angeles, đang hoàn thiện. Còn có một dự án có vẻ bí ẩn tên gọi là
Project Natal của Microsoft (mã chứng khoán: MSFT), mã sử dụng cho giao
diện điều khiển bằng điệu bộ của Kinect.
Trong phim, xe có thể tự
điều khiển. Trong thế giới thực, một tính năng mới thêm vào cho phép xe
tự biết đỗ. Đáng kinh ngạc hơn là thử nghiệm công nghệ mũi nhọn của
Google (mã chứng khoán: GOOG) cung cấp những chiếc xe hoàn toàn tự động,
tự lái được.
Chúng ta có thể không chỉ đột biến "tiền tội
phạm" hình dung những tính năng sẽ có, mà phần mềm Blue Crime
Reduction Utilizing Statistical History (tạm dịch: Giảm tội phạm bằng
tận dụng lịch sử thống kê) của IBM đã được triển khai tại các sở cảnh
sát khắp nước Mỹ làm công cụ phân tích dự đoán tội phạm rồi..
Dịch: © Yên Khuê @Quaivatdienanh.com
Nguồn: Main Street
Hãy chia sẻ ý kiến của bạn về bài viết này trên
Facebook của chúng tôi