Tin tức

Năm bài học The Hangover Part II rút ra từ phần tiếp theo của các phim hài khác

08/06/2011

Mặc những bài bình luận cay độc, The Hangover Part II có vẻ sẵn sàng làm ra cả tấn tiền cuối tuần công chiếu – vài trang web trông đợi phim mang về gần 100 triệu USD trước khi bốn ngày cuối tuần kết thúc.

Điều này không bất ngờ lắm – cho dù phim hài phần tiếp theo thì đòi hỏi phải khéo léo hơn mới tạo ra thành công so với bản mới nhất của Spider-Man hay các chuyến phiêu lưu của James Bond, chúng thường được đền đáp ở phòng vé; điều này được nhân lên gấp đôi với phần tiếp của một phim như The Hangover, đã từng thu về gần nửa tỉ USD tại phòng vé toàn cầu.

The Hangover Part II

Nhưng với quá nhiều phim hài phần tiếp theo thất bại làm gương, The Hangover Part II phải cẩn thận tránh đi vào vết xe đổ cho dù có chắc ăn cỡ nào. Thứ kéo người ta đi xem phần tiếp theo không phải lúc nào cũng là chất lượng của chính bộ phim – đó là sự kết hợp giữa việc chọn thời cơ, quảng bá và đôi khi là may mắn đơn thuần giúp cho một bộ phim có thể trở nên thành công hơn phần đầu. Hãy xem xét phim một cách nghiêm khắc về khía cạnh phòng vé, và xem năm phim hài phần tiếp theo trước đó với những sai lầm hay thành công mà Hangover phần mới nhất nên tâm niệm và học hỏi.

  • Austin Powers (1997): 67 triệu USD toàn cầu
    Austin Spy who Shagged Me (1999): 312 triệu USD toàn cầu

Austin Powersphần đầu (trái) và phần sau

Bài học rút ra: Hai năm sau đó là thời điểm hoàn hảo để phát hành phần tiếp theo.

Có lẽ điều quan trọng nhất phải làm khi phát hành phần tiếp của một phim hài là tung phim ra rạp trước khi khán giả quên bẵng đi phim đầu. Phim Austin Powers đầu tiên là định nghĩa về một phim hài thành công lớn bất ngờ, thu về doanh thu phòng vé tầm tầm nhưng ghi điểm với băng đĩa gia đình; thậm chí với khoảng thời gian trì hoãn từ lúc phim ra rạp đến khi trở thành một thành công bất ngờ, New Line vẫn tìm cách cho ra phần tiếp theo hai năm sau đó, phần tiếp theo này đã đạt doanh thu phòng vé gấp bốn lần phim đầu. Hẳn không phải tình cờ mà The Hangover Part II cũng ra rạp hai năm sau phần đầu.

  • The Blues Brothers (1980): 115 triệu USD toàn cầu
    The Blues Brothers 2000 (1999): 14 triệu USD ở phòng vé Mỹ (không phát hành rộng rãi trên toàn cầu)
    Caddyshack (1980): 39 triệu USD tại Mỹ
    Caddyshack II (1988): 11 triệu USD tại Mỹ

Caddyshack II (trái) và The Blues Brothers 2000

Bài học rút ra: chờ phần hai trong tám hay 18 năm đều là quá lâu.

Hiểm họa của việc phát hành phần tiếp theo sau nhiều năm hay thậm chí nhiều thập kỷ sau đó không nhất thiết làm vài người dừng chân - Indiana Jones and the Kingdom of the Crystal Skull đã liều như vậy, Men In Black III sẽ thử thời vận vào hè 2012. Nhưng cho phép quá nhiều thời gian trôi qua giữa phim đầu và phần tiếp theo chỉ tạo thời gian cho hoài niệm phai mờ, vì thậm chí có nhiều người tuyên bố Caddyshack là phim yêu thích mọi thời đại của họ lại đánh giá các phần tiếp theo còn khắc nghiệt hơn. Dĩ nhiên việc cả hai phần tiếp theo này đều rất hợp pháp chẳng giúp ích gì, nhưng chúng lẽ ra đã được cho cơ hội nếu mọi người đừng có cảm giác chúng đang hủy hoại tuổi thơ của họ. Đó là lời cảnh báo trước cho Ghostbuster 3 – hay Hangover III: The New Class, nếu đó là chiều hướng.

  • Legally Blonde (2001): 141 triệu USD toàn cầu
    Legally Blonde 2 (2003): 124 triệu USD toàn cầu

Legally Blonde (trái) và Legally Blonde 2

Bài học rút ra: đừng làm to tát quá.

Legally Blonde là một trong những câu chuyện thành công nhất đối với một phim hài thành công bất ngờ trước khi The Hangover xuất hiện, phim khoe khoang về màn diễn xuất một-bước-thành-sao của Reese Witherspoon và kịch bản vui nhộn có lý biến một bộ phim nhỏ ngớ ngẩn về một cô gái trong hội phụ nữ thành thành công vang dội. Họ canh thời gian chuẩn để ra phần tiếp theo, phát hành gần đúng hai năm sau đó, nhưng đã bỏ đi khá nhiều nét quyến rũ rời rạc bằng cách làm mọi chuyện to tát lên. Đặt câu chuyện vào bối cảnh chính trị, làm trang phục của Elle Woods lố bịch hơn và nâng cấp Luke Wilson từ đối tượng tình cảm say mê lên ông chồng bị bao vây, sợi chỉ quyến rũ mong manh của phim đầu đã đứt hoàn toàn. The Hangover Part II đã học tốt bài học này – dù họ chuyển sang một địa điểm lớn hơn, “hoang dại” hơn ở Bangkok, các ván cược và tình huống hầu như y đúc với những gì các chàng trai đã phá tung ở Vegas.

  • Bruce Almighty (2003): 484 triệu USD toàn cầu
    Evan Almighty (2007): 173 triệu USD toàn cầu

Bruce Almighty (trái) và Evan Almighty

Bài học rút ra: đừng bỏ đi nhân vật chính rồi mong là chẳng ai quan tâm đến điều đó.

Đây là một ví dụ khác của vấn đề phần tiếp theo “quá to tát”, khi hầu bao khổng lồ nổi tiếng và hiệu ứng đặc biệt ngớ ngẩn trong Evan Almighty “giúp” phim này không chỉ là một thất bại, mà còn là một thảm họa tài chính. Nhưng vấn đề lớn nhất ở đây thực sự có vẻ là do họ đã đưa Steve Carrell vào thay cho Jim Carrey và mong đợi mọi người thấy thoải mái, bất chấp việc Carrell đã là một nhân vật chính diện hoàn hảo trong phim đầu và không gì hơn được nữa. Điều này cũng như nếu The Hangover Part II không muốn trả lương cho các ngôi sao cũ và dựng nên toàn phim xoay quanh ông Chow – bên cạnh việc nhân vật này đã trở nên khó chịu nhường nào, phim sẽ trở thành một quảng cáo bịp. Thậm chí loạt phim Pirates cũng dành thời gian xây dựng Jack Sparrow thành một nhân vật đàng hoàng trước khi đẩy nhân vật này ra một mình.

  • Harold and Kumar Go To White Castle (2004): 23 triệu USD toàn cầu (cộng thêm 60 triệu USD nữa từ DVD)
    Harold and Kumar Escape From Guantanamo Bay (2008): 43 triệu USD toàn cầu (ít ra cũng xứng để làm thêm một phần tiếp theo nữa)
    American Pie: 235 triệu USD toàn cầu
    American Pie 2: 287 triệu USD toàn cầu

American Pie 2 (trái) và Harold and Kumar Escape From Guantanamo Bay

Bài học rút ra: chỉnh sửa chi tiết vừa đủ để phim có vẻ mới mẻ

Hãy xé xác The Hangover Part II vì không buồn thay đổi chi tiết từ phim đầu và chỉ trình bày cho chúng ta cùng một thứ chúng ta đã xem và cho rằng đó là thứ ta muốn. Buồn thay, lịch sử phòng vé gợi ra rằng đó chính là điều ta muốn. Cả phần tiếp theo Harold & KumarAmerican Pie đều không nhấc bỏ cấu trúc cơ bản từ phim đầu mà lặp lại nhiều màn đùa cợt tương tự, dù đó là những đoạn đối thoại “ong bướm trăng hoa” ngượng ngùng với cha của Jim hay việc Neil Patrick Harris dùng thuốc và siêu năng lực hiển nhiên của anh. Cả hai phần phim tiếp theo này đều thành công bằng cách mang đến những ý tưởng mới và vui nhộn, nhưng không vội vàng phá hỏng công thức đã có, và cả hai đều được hậu tạ ở phòng vé. Có thể chắc rằng những người phía sau The Hangover Part II đã chú ý đến điều này.


Dịch: © Mai Khanh @Quaivatdienanh.com
Nguồn: Cinema Blend