Tin tức

Năm kiểu phim về động vật

15/06/2012

Động vật luôn là những ngôi sao điện ảnh, và ở rạp lúc nào cũng sẽ có phim về động vật.

Vào ngày 18/5 tại một vài rạp chiếu phim ở bờ Tây nước Mỹ, bộ phim Darling Companion cảm động của Diane Keaton về một chú chó và phim tài liệu Chimpanzee sẽ chừa chỗ trong danh sách của rạp cho một phim nữa về động vật, phim tài liệu dàn dựng (nhân vật có thật đóng vai chính mình – ND) Otter 501.

Cảnh trong phim Darling Companion

Trong khi phần còn lại của thế giới phát sốt với các người hùng của Marvel trong The Avengers / Siêu anh hùng báo thù, thì lĩnh vực phim tài liệu về đời sống hoang dã phát triển nhanh chóng đã cho ra đời bộ phim dạng kể chuyện đa phương tiện thuộc thể loại mà có thể bạn chưa bao giờ nghe nói đến. Về loài hải ly. Và trong vài tuần nữa, các loài linh trưởng, chó và chồn của mùa xuân này sẽ di cư ra kệ đĩa DVD, được các sinh vật mùa hè trong phim Madagascar 3, Ice Age: Continental DriftPiranha 3DD thay thế. Nói cách khác, ở rạp lúc nào cũng sẽ có phim về động vật.

Áp phích phim Otter 501

Động vật luôn là những ngôi sao điện ảnh: anh em nhà Lumière đã trình chiếu những phim ngắn về ngựa và mèo nhiều năm trước khi có phim điện ảnh dài đầu tiên. Nhưng vài năm qua qua đã chứng kiến cơn lũ (hay một con thuyền lớn nhỉ?) các phim về động vật. Chẳng hạn, phim tài liệu về đời sống hoang dã là câu chuyện thành công mới nhất của ngành công nghiệp điện ảnh. Ví dụ, hãng Disneynature mới thành lập năm 2008 đã phát hành bốn trong số mười phim tài liệu doanh thu cao hàng đầu mọi thời đại.

Niềm say mê xem các loài động vật dường như vô hạn: sự phổ biến của các đoạn phim thú cưng trên Youtube, các kênh truyền hình cáp như Animal Planet và National Geographic, những bộ phim tài liệu hấp dẫn như March of the PenguinsProject Nim, và 101 phim Hollywood về động vật biết nói được phát hành năm 2011 chắc chắn chứng thực chuyện đó.

Ảnh trên: cảnh trong phim March of the Penguins
Ảnh dưới: cảnh trong phim Project Nim

Nhưng trong khi nhiều loài động vật trên truyền thông quy mô nhỏ như truyền hình và các đoạn phim trên Internet chỉ đơn giản được ghi hình lại và giới thiệu khi chúng tồn tại, yêu cầu cốt truyện của các phim điện ảnh – câu chuyện có thắt nút–mở nút và cao trào thời lượng 90-120 phút – buộc các phim về động vật gắn liền với con người để chúng ta có thể đồng cảm với chúng như những nhân vật, hay ít nhất như một đạo cụ kể chuyện.

Vì vậy. phần lớn phim động vật thực sự liên quan đến con người theo một trong năm cách sau:

Dạng 1: Động vật là con người, nhưng với vẻ ngoài dễ thương hơn

Ví dụ gần đây: các phim Alvin and the Chipmunks: Chipwrecked, Happy Feet 2, Puss in Boots

Lý giải: Hoạt hình đặc trưng và nhắm đến trẻ em, phim về những động vật lém lỉnh luôn được yêu thích. Mặc dù chúng có thể giữ lại một số thói quen của giống loài, nhưng các nhân vật về cơ bản là người trong hình dạng động vật – có lẽ vì sư tử và ngựa vằn có xu hướng làm thành món đồ dễ thương hơn so với những con búp bê gây bối rối về mặt giải phẫu. (Để xem động vật trong hình dạng người – ví dụ: con người bị đối xử như thú cưng – hãy xem nửa đầu phim Fantastic Planet)

Những chú mèo giận dữ trong phim Puss in Boots thích sữa và ghét nhau giống như bất kỳ con mèo nào ngoài đời thật yêu bản thân, nhưng chúng cũng đội mũ, chạy hai chân, đấu kiếm tay đôi, tán tỉnh phụ nữ và thi đấu nhảy flamenco.

Dạng 2: Động vật hoang dã cũng là người

Ví dụ gần đây: Chimpanzee, To the Arctic

Lý giải: Những phim tài liệu về đời sống hoang dã đáng lẽ là ngoại lệ của học thuyết động vật mang hình người, nhưng các nhà làm phim dường như định kể những câu chuyện quen thuộc về mối quan hệ cha mẹ-con cái. Nhiều loài chim và động vật có vú chắc chắn bỏ nhiều công để bảo vệ con non, nhưng việc chú trọng vào gia đình của những phim này có thể là kết quả của các phim tài liệu dài nói về thiên nhiên hình thành môi trường sống bùng nổ trong việc lên chương trình gia đình.

Cảnh quay đẹp đẽ trích từ phim Chimpanzee không chỉ cho thấy việc động vật sử dụng các công cụ, mà còn cả đạo đức bảo thủ tinh vi. Người tiền sử câm của Tim Allen hú hét, tức con tinh tinh đực tên Freddy, và sự miêu tả những hòn đá là “búa”, “thiết bị nặng”, và “công cụ quyền lực” cho thấy một cách không cần thiết và không khoa học rằng việc sử dụng công cụ là hành vi chỉ có ở con đực.

Dạng 3: Con người (đa phần) là tốt đẹp

Ví dụ mới đây: Darling Companion, Big Miracle, We Bought a Zoo

Lý giải: Con người về cơ bản là sinh vật tốt đôi khi cần những lời nhắc nhớ về bản chất tốt đẹp hơn của họ từ những sinh vật vô tội, không được giúp đỡ. (Trẻ em không thể làm hết phần khó). Trong các phim này, động vật là phép thử đạo đức con người: Những nhân vật thích động vật thì tốt bụng và đáng tin, trong khi các nhân vật không thích động vật thì bị nghi ngờ về tư cách đạo đức. (Rất ít nhân vật trung lập.) Một nhân vật luôn cưỡng lại việc yêu thương chó/cá heo/lừa, nhưng tất nhiên cuối cùng thì họ là người yêu những con vật đó nhất.

Cảnh trong phim We Bought a Zoo

Trong phim We Bought a Zoo, anh chàng mới góa vợ và tân binh trông nom động vật Matt Damon bị con người và loài vật chê trách vì không thể hiện sự tôn trọng những kẻ được bảo trợ mới của anh ta. Khi Damon tình cờ nghênh ngang đi vào khu vực của loài nhím, chúng đáp trả bằng tiếng rít và những lời hăm dọa, gửi thông điệp rộng rãi đến người quản thú mới rằng anh cần lưu tâm hơn đến lãnh thổ của chúng. (Damon có vẻ không đồng ý.)

Dạng 4: Con người (đa phần) đều xấu xa

Ví dụ mới đây: War Horse, Rise of the Planet of the Apes

Lý giải: Về mặt triết học, dạng phim loại này không thể hòa hợp với dạng trước, những phim hoài nghi về con người ở thể loại này minh họa thực tế rằng con người gây hại cho các loài vật, ngay cả với những ý định tốt đẹp nhất. Có rất ít phim kiểu này, vì những phim đó đưa ra những niềm tin cơ bản cho rằng loài người là những sinh vật hủy diệt vô tâm tàn phá đời sống của các loài động vật, phần còn lại của vương quốc loài vật sẽ phát triển mạnh khi không có sự hiện diện của chúng ta, ngay cả động vật cũng có quyền tiêu diệt chúng ta, một loài đối địch nguy hiểm.

Cảnh trong phim Rise of the Planet of the Apes [Ảnh: Rotten Tomatoes]

Thậm chí trước cả khi con tinh tinh Caesar (Andy Serkis thể hiện) bị cầm tù và đem ra thí nghiệm một cách độc ác, bộ phim Rise of the Planet of the Apes / Sự nổi dậy của loài khỉ cho thấy con người là những sinh vật vô lương tâm. Nhân vật nhà khoa học của James Franco quá bận quan tâm đến bản thân đến nỗi không thể giúp người cha già yếu (John Lithgow đóng) dùng nĩa đúng cách, và người hàng xóm la hét của họ hoàn toàn không có sự cảm thông với nhân vật rõ ràng không tỉnh táo về tinh thần của Lithgow. Chẳng thế mà Caesar khao khát mái ấm ở nơi khác.

Dạng 5: Loài vật xấu xa và muốn giết bạn (nên tốt hơn hết là giết chúng trước)

Ví dụ gần đây: The Grey, Shark Night 3D

Lý giải: Trong thể loại này, động vật là hiện thân của Thần Chết. Cái chết có thể là sự trừng phạt thích đáng cho một nhân vật, minh họa sự mong manh của số mạng con người trước các thế lực hung tàn của tự nhiên, hay cho thấy sự ngẫu nhiên lạnh lùng của sự xui rủi. Nhưng dù lý do là gì đi nữa thì kết thúc (bởi cú cắn của loài vật) là không thể tránh khỏi. Khi một nhân vật chết vì bị loài vật tấn công, thì guồng máy của thiên nhiên đã khởi động. Khi một người sống sót – bởi vì, hãy đối diện với việc này đi, những kịch bản đó có thường có những anh chàng gan dạ - chúng ta có thể thở phào nhẹ nhõm, được an ủi bởi ảo tưởng rằng chúng ta có thể chiến đấu tiếp.

Cái chết đôi khi lại dành cho con người như nhân vật của
Liam Nesson trong
The Grey [Ảnh: Rotten Tomatoes]

Trong phim The Grey, Liam Neeson, một thợ săn sói, cố gắng chạy thoát khỏi bầy sói sau khi máy bay rơi để ông bị kẹt ở vùng hoang dã Alaska. Tuy nhiên, trong cảnh cuối phim, bầy sói đã bắt được ông, và khiến ông chiến đấu đế chết vinh quang. Vì Neeson là nhân vật chính, bầy sói thận trọng cho phép ông xem qua những bức ảnh trong ví một lần cuối với tiếng nhạc nhẹ nhàng, buồn bã trước khi xé xác ông. Cái chết, không phải cho loài sói.

Dịch: © Minh Châu @Quaivatdienanh.com
Nguồn: Movieline


Hãy chia sẻ ý kiến của bạn về bài viết này trên Facebook của chúng tôi