Tin tức

Nghịch lý kiểm duyệt phim ở Trung Quốc: Cấm nội dung, không cấm tiếp cận

17/03/2017

Cơ quan kiểm duyệt Trung Quốc cắt 17 phút từ phim Wolverine mới nhất nhưng bất cứ ai, kể cả trẻ con, có thể thấy đây vẫn là một phim bạo lực – một ví dụ về sự không rõ ràng tạo ra vấn đề cho bậc cha mẹ và các nhà làm phim.

“Không cắt đoạn nào” là lời quảng cáo trêu chọc của Logan ở Hồng Kông, phim mới nhất (và có thể là cuối cùng) của Hugh Jackman trong vai chiến binh dị nhân Wolverine. Hơn là việc nhắc đến móng vuốt dấu ấn của người hùng bất đắc dĩ này, cụm từ cũng ám chỉ sự thật là khán giả Hồng Kông (trên 18 tuổi, vì đây là phim ở hạng mục III) có thể xem toàn bộ 140 phút không bị kiểm duyệt của phim.

Hugh Jackman trong Logan

Logan có thể được phát hành ở Trung Quốc cùng ngày với các nước khác, bao gồm nước Mỹ, nhưng khán giả ở đây chỉ có thể xem bản cắt 123 phút của phim. Cảnh của những cái đầu bị đánh nát hay thoáng chớp da thịt lộ bị cắt bỏ để có thể phát hành khắp cả nước cho mọi người xem.

Logan đến với khuyến cáo phụ huynh là “học sinh tiểu học và trẻ mẫu giáo nên xem phim với cha mẹ” – theo điều luật mới quản lý ngành phim ảnh của Trung Quốc – nhưng câu hỏi vẫn là trẻ con có nên được đưa tới xem một phiên bản kiểm duyệt của phim này không.

Kể cả với 17 phút bị cắt, Logan vẫn có một không khí hằn học và một viễn cảnh thế giới thương vong; có tin Jackman đồng ý được trả cátxê ít hơn để anh và đạo diễn James Mangold có thể giữ được tính u tối của phân loại R, còn Mangold miêu tả bộ phim là “không dành cho trẻ con, vậy thôi.”

Hugh Jackman và bạn diễn Dafne Keen

Có lẽ chuyện không đơn giản thế ở Trung Quốc, khi Logan bộc lộ một khó khăn trong hệ thống kiểm duyệt phim của đất nước này. Phần lớn bị phản pháo vì đặt những cấm đoán nghiêm ngặt lên những thứ được chiếu cho người xem, cách tiếp cận cũng bị phê bình vì vô ý cho phép trẻ chưa tới tuổi xem.

Trung Quốc không có hệ thống phân loại phim. Trong khi Hồng Kông và Đài Loan hạn chế tiếp cận phim dựa theo tuổi, một khi cơ quan kiểm duyệt của Trung Quốc cho phép phim phát hành, chúng có thể được trình chiếu không bị hạn chế.

Nên thông thường ta thấy phụ huynh đưa trẻ em tới những phim dành cho người lớn. Qua năm tháng, tác giả bài viết này đã thấy những điều bạn sẽ không bao giờ thấy ở các nước khác: từ những đứa trẻ mất kiên nhẫn khóc lóc rồi chạy khắp lối đi trong một buổi chiếu phim giật gân trả thù cưỡng hiếp của Hy Lạp The Enemy Within (2013) trong một rạp ngoại ô ở Liên hoan phim quốc tế Bắc Kinh, tới các cậu bé cổ vũ Thành Long và bạn diễn xử lý toán phản diện người Nhật châm biếm – nhiều khi rất bạo lực – trong phim Thế chiến II gần đây Railroad Tigers.

Jackie Chan trong Railroad Tigers

Và rồi có Hacksaw Ridge. Với phân loại R ở Mỹ – một phân loại tương đương với Hạng mục III ở Hồng Kông – phim chính kịch chiến tranh năm 2016 của Mel Gibson đến với bao máu me: những người lính bị thiêu sống, chặt đầu hoặc xé xác, cùng nhiều cảnh miêu tả đáng sợ khác đầy bạo lực chết chóc.

Kinh ngạc thay, cơ quan kiểm duyệt lại nhẹ tay với phim này, và bộ phim được chiếu toàn bộ khi ra mắt ở Trung Quốc. Người viết không thể biết khán giả trẻ có xem phim khi được chiếu hai tháng ở Đại lục không, nhưng có khả năng các thiếu niên đã đóng góp vào doanh thu 426,5 triệu nhân dân tệ (480 triệu đôla Hồng Kông) của phim trong kỳ nghỉ học.

Cách hệ thống kiểm duyệt xử lý Logan và Hacksaw Ridge là ví dụ mới nhất về sự không rõ ràng này.

Tháng 1 năm 2013, một phiên bản có sửa đổi của Skyfall được phát hành ở Trung Quốc; cảnh một sát thủ Pháp giết một bảo vệ người Trung Quốc bị cắt bỏ, cũng như những lời thoại về mại dâm ở Macau và hồi tưởng của một nhân vật về việc bị cơ quan tình báo Trung Quốc tra tấn.

Andrew Garfield trong Hacksaw Ridge

Ba tháng sau, Django Unchained của Quentin Tarantino bị rút khỏi các rạp Trung Quốc vào sáng ngày phát hành, mặc cho các nhà phát hành đã nhận được lời duyệt của cơ quan có thẩm quyền sau khi đưa vào một số sửa đổi (bằng cách làm tối màu máu đổ). Sau khi cắt đi ba phút phim – bao gồm các cảnh nhân vật chính bị tra tấn dưới bàn tay kẻ thù, và cuộc trả thù máu me của anh – bộ phim cũng được phát hành, dù được đón nhận lạnh nhạt.

Hệ thống kiểm duyệt hiện giờ không chỉ tạo vấn đề cho phụ huynh quan tâm; nó cũng bị chê trách vì tạo ra sự khó hiểu cho các nhà làm phim. Năm 2012, Xie Fei phê phán cơ quan kiểm duyệt vì đưa ra “luật từ người” thay vì luật pháp trong một lá thư mở trên tài khoản Weibo của mình; một số đồng nghiệp trẻ hơn của ông, như Trương Ngọc An và Giả Chương Kha, cũng đã nói trong những năm qua về sự khó khăn khi sống với những giới hạn mờ mịt và thay đổi của chính quyền trong kiểm duyệt phim của họ.

Năm năm sau và các vấn đề vẫn tồn tại: có tin Sony bỏ kế hoạch phát hành Ghostbuster tái khởi động năm ngoái vì khó khăn trong việc nương theo sự ác cảm của kiểm duyệt Trung Quốc với các tác phẩm văn hóa “quảng bá mê tín dị đoan”. Trong khi đó, các lời đồn nói rằng chính quyền hướng dẫn giới truyền thông giảm tin tức về phim hoạt hình Have a Nice Day của Liu Jian vì việc mô tả không cảm thông xã hội Trung Quốc của bộ phim – dù phim đang tranh một trong các giải cao quý ở Liên hoan phim Berlin.

Kristen Wiig “quảng bá mê tín dị đoan” trong phần tái khởi động Ghostbusters năm ngoái

Dù vậy, là một làn gió độc hại chả mang lợi cho ai – và các rạp phim Hồng Kông và các liên hoan phim có thể có lợi thế khi cho người yêu phim Trung Quốc xem những gì họ không thể xem ở nhà, dù là một nhân vật Marvel điên máu hay một lời bình luận bất bình về đời sống từ một nhà làm phim độc lập.

Dịch: © Phương Hà @Quaivatdienanh.com
Nguồn: South China Morning Post